Giáo án bài Sông Đáy - Cánh diều

Với giáo án bài Sông Đáy Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Một số thông tin về tác giả Nguyễn Quang Thiều và tác phẩm sông Đáy.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức trong thơ trữ tình: Ngôn từ, cách tổ chức câu thơ, cách xây dựng hình ảnh thơ, tứ thơ…

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực riêng:

+ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản thơ ca.

+ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết đoạn văn cảm nhận về một câu thơ, đoạn thơ, hình ảnh hoặc mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ

3. Về phẩm chất:

- Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Sống hiếu thuận với mẹ cha.

- Trân trọng cái đẹp, thấu hiểu nỗi niềm và cảm xúc giao cảm với cuộc đời của thi sĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh liên quan đến văn bản

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem, nghe bài hát Khúc hát sông quê, Ca sĩ - Anh Thơ, Đạo diễn - Phạm Đông Hồng.

https://youtu.be/oGTLjHtPjHU

- HS theo dõi và cho biết: cảm nhận chung của em?

- HS chia sẻ cảm xúc gợi ra từ bài hát đó.

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Mỗi nhà thơ đích thực đều kỳ vọng tạo lập một vùng đất, một địa danh, một không gian văn hóa xác tín chân thi của mình, từ đó mà tỏa vọng đến một không gian rộng lớn hơn, sâu sắc hơn trong thế giới và vẻ đẹp của thi ca. Có nhà thơ “địa danh” là phong cách, giọng điệu, là dòng chảy ngôn ngữ, hệ thống thi ảnh,…; lại có nhà thơ có cả giọng điệu và tiếng nói từ thẳm sâu tâm hồn, sự giăng níu về một vùng đất máu thịt, tạo dựng nên không gian thi cảm riêng, và lớn hơn, không gian văn hóa của thơ mình. Trên góc nhìn này, Nguyễn Quang Thiều có một sông Đáy.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS thực hiện tìm hiểu vài nét khái quát về tác giả Nguyễn Quang Thiều và bài thơ Sông Đáy:

+ Những thông tin về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (năm sinh, quê quán, chức vụ, phong cách thơ.

+ Giới thiệu vài nét về bài Sông Đáy (đặc điểm địa lí, xuất xứ, nội dung, thể thơ).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ, thảo luận.

- GV quan sát, động viên

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.

- Các hs chia sẻ, lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

*Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức

- GV mở rộng:

Ông quan niệm văn học:

+ Thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: Có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.

+ Điều quan trọng nhất của thơ là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng.

+ Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó.

- Nguyễn Quang Thiều còn gợi cảm hứng lớn cho các đạo diễn, diễn viên và giới kịch nghệ. Trong đó, nổi bật có tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim Chuyện làng Nhô phát sóng phổ biến trên VTV những năm 1998.

- Những đánh giá về nhà thơ:

+ Nhà thơ Nguyễn Duy: Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong làng thơ đương đại Việt Nam.

+ Nhà thơ Inrasara: Nhà thơ vừa xuất hiện đã tìm thấy giọng thơ riêng, là điều hiếm. Hiếm hơn nữa, khi giọng thơ đó có sức lan toả khá rộng. Với thế hệ đi sau ở miền Bắc, thơ Nguyễn Quang Thiều làm nên sự thể ấy.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Sinh 1951

- Quê: Thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Là nhà thơ hiện đại tiêu biểu của làng văn học Việt Nam -> ngoài ra còn viết văn, viết báo, tiểu thuyết, soạn kịch…

- Hiện là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn

b. Phong cách thơ

- Đến với thơ khá muộn, khi ông 25 tuổi

- Phong cách thơ: viết về các đề tài gần gũi, kết hợp giữa truyền thống + hiện đại làm nên cái mới rất riêng của nhà thơ hiện đại, đậm màu sắc tượng trưng, siêu thực.

2. Tác phẩm

- Vị trí địa lí: Là dòng sông chảy qua các tỉnh thành khu vực miền Bắc: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định, trong đó có Hà Nội, quê hương tác giả -> một mạch chủ đề lớn xuyên suốt trong sáng tác của ông.

- Một số hình ảnh về dòng sông Đáy

- Xuất xứ: Rút trong tập thơ Sự mất ngủ của lửa (1992) -> Tập thơ đã được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993.

- ND: Kể về tâm trạng của một đứa con trở về quê hương và gặp lại con sông Đáy, nơi tạo nên ký ức tuổi thơ và những hình ảnh đẹp của người mẹ. Những nỗi buồn da diết đó được thể hiện qua từng hình ảnh thơ khi tác giả nhớ về

- Thể: Thơ tự do -> việc dùng từ ngữ, dấu chấm câu trong bài thoải mái -> tác giả thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình, từ đó, thể hiện được tình cảm da diết, sâu nặng của mình dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên, con người nơi đây và cho người mẹ của mình.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cuc: 4 đoạn (sgk đã chia)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học