Giáo án bài Độc Tiểu Thanh kí - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Độc Tiểu Thanh kí Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết, vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, truyện thơ Nôm, thể loại thơ Đường luật để đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du.

- Hiểu được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại: Quan tâm đến thân phận những người làm ra giá trị văn hóa tinh thần bị đối xử bất công.

- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, độc thoại nội tâm và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đọc Tiểu Thanh kí.

- Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS trân trọng tình cảm Nguyễn Du, cảm thương, xót xa cho số phận của nàng Tiểu Thanh và biết yêu mến, nâng niu, trân trọng, bảo vệ cái đẹp trong cuộc đời.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu tranh ảnh về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Ngoài tác phẩm của thời đại Truyện Kiều, em còn biết được những bài thơ, truyện thơ nào đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du từng tâm sự: “Trải qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Một trong “những điều trông thấy” khiến trái tim ông thổn thức không nguôi chính là số phận khổ đau của những người phụ nữ trong xã hội cũ, đặc biệt là những người phụ nữ tài săc mà bạc mệnh. Ông từng cất tiếng kêu thương “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Ông đã khóc thương cho nàng Kiều, cảm thương cho cô Cầm mà “nước mắt thấm áo”, một mình khóc nàng Tiểu Thanh khi đọc tập truyện viết về nàng,... Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu vài nét về cuộc đời nàng Tiểu Thanh?

+ Có thể hiểu nhan đề bài thơ theo các nghĩa nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS đọc bài, giọng đọng: chậm, buồn, sâu lắng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu thể loại và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

+ Chỉ ra bố cục của bài thơ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

1. Vài nét về nàng Tiểu Thanh

- Là người Giang Tô, Trung Quốc.

- Là cô gái thông minh, tài sắc, giỏi văn chương nhưng bạc mệnh.

- Năm 16 tuổi, lấy lẽ một người họ Phùng, bị vợ cả ghen, bắt ra ở một mình trên núi Cô Sơn (Hàng Châu - Trung Quốc), lâm bệnh, mất năm 18 tuổi.

- Khi nàng mất, người vợ cả đốt hết thơ, từ, chỉ còn sót lại một số bài thơ, từ do nàng viết trên hai tờ giấy gói tặng mấy vật trang sức cho một cô gái (phần dư)

2. Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí

- Nhan đề theo hai nghĩa:

+ Đọc tập thơ của Tiểu Thanh.

+ Đọc Tiểu Thanh truyện.

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc.

- Bố cục: 4 phần (Đề - thực - luận - kết)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học