Giáo án bài Củng cố, mở rộng trang 28 Tập 2 - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Củng cố, mở rộng trang 28 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I.MỤC TIÊU
1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt
- Ôn tập nội dung kiến thức Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Chí khí anh hùng.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ văn học: Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật của các văn bản đọc.
- Vận dụng các kiến thức đã học về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều để thực hành đọc văn bản Chí khí anh hùng.
3. Về phẩm chất
- Biết đồng cảm, yêu thương; biết trân trọng vẻ đẹp thủy chung trong tình yêu.
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản đã học trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Củng cố, mở rộng
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung các văn bản đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem lại các văn bản đã học trong Bài 6 và vận dụng kiến thức về tác gia Nguyễn Du để hoàn thành bài tập.
1. Hãy giới thiệu vị trí, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong Truyện Kiều do bạn tự chọn.
2. Trong Kim Vân Kiều truyện, sự kiện Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả ở Hồi thứ tư. Hãy tìm đọc hồi truyện này và chỉ ra một số điểm khác biệt giữa Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân trong cách miêu tả sự kiện trao duyên.
3. Các văn bản đọc ở Bài 6 (Tác gia Nguyễn Du, Trao duyên - trích Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí) đã giúp bạn hiểu gì về những giá trị đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Du?
4. Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thúy Kiều đánh đàn. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bình luận về tiếng đàn của Thúy Kiều trong một lần được Nguyễn Du miêu tả.
5. Viết bài văn ngắn giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Sử dụng bài viết để lập dàn ý cho bài nói (Giới thiệu một bài thơ chữ Hán theo lựa chọn cá nhân).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội dung
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.
Câu 1.
Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giam Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn
Nội dung: Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
Nghệ thuật: Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình được coi là đặc sắc nhất trong Truyện Kiều, phép điệp cấu trúc.
Câu 2.
Nguyễn Du chỉ dùng hơn 20 câu thơ để miêu tả diễn biến tâm trạng trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân hết sức đặc sắc. Thanh Tâm Tài Nhân sử dụng riêng 1 hồi để miêu tả lại cảnh ấy.
Câu 3.
Những giá trị nghệ thuật trong di sản văn học của Nguyễn Du, đặc biệt là tác phẩm Đoạn trường tân thanh (mà chúng ta quen gọi là Truyện Kiều) của ông là kết quả tài năng xuất chúng của cá nhân Đại thi hào, nhưng cũng là kết tinh của tiến trình mấy nghìn năm phát triển của văn hóa, văn học dân tộc kết hợp với những thành tựu của văn hóa khu vực Đông Á và Đông - Nam Á...
Đặc biệt, Truyện Kiều bất hủ thể hiện một cách sinh động cao cả, lòng thương yêu con người tha thiết, ca ngợi vẻ đẹp thể chất và tâm hồn con người, khát vọng giải phóng họ khỏi sự áp bức, bất công, vươn tới tự do, bình đẳng, hạnh phúc.
Khát vọng tự do, công lý, khát vọng chính nghĩa đều là những chủ đề lớn của văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX được thể hiện một cách mãnh liệt trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, đặc biệt qua hai nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều. Những khát vọng đó cũng là khát vọng của bao đời, được thể hiện một cách mãnh liệt trong văn học dân gian và trong văn học viết dân tộc, được thể hiện một cách tài hoa trong tác phẩm của Đại thi hào.
Câu 4:
Đoạn văn tham khảo:
Tiếng đàn là một ngôn ngữ đặc biệt biểu hiện trực tiếp tâm trạng nạn nhân của Kiều. Cảm hứng bi kịch thích hợp với tiếng đàn nên Từ Hải không được nghe đàn lần nào mặc dù Từ là tri âm tri kỷ. Sống với Từ Hải phần nạn nhân trong tâm hồn Kiều coi như bị tiêu vong nên khúc “Bạc mệnh” kia không còn lý do tồn tại. Từ Hải chết, con người nạn nhân trong Kiều sống lại dữ dội nên tiếng đàn cũng ùa trở về với một sắc thái bi thảm chưa từng thấy. Tiếng đàn là ngôn ngữ không biết nói dối. Tiếng đàn không hề có chức năng che dấu tâm trạng mà có chức năng giải tỏa tâm trạng, nó có một phép mầu nhiệm khiến cho ngay cả khi nó cất lên tiếng “ca vui đầm ấm dung hòa” mà một kẻ như Hồ Tôn Hiến cũng thấu hiểu được tâm trạng đó là “muôn oán nghìn sầu”, buồn thấm thía. Khi nó xuất hiện trước Kim Trọng, tính chất nạn nhân của nó bộc lộ theo một kiểu khác, không phải để nguyền rủa để tố cáo, để lên án, nên cái anh chàng Kim Trọng mới có lúc bị lừa:
Xưa sao sầu thảm nay sao vui vầy?
Anh ta bị Nguyễn Du “tiêm” thứ thuốc mê lý tưởng hóa vào để lừa đấy thôi, lúc ấy mà anh ta còn nghe thấy tiếng nói nạn nhân nữa thì đoạn đoàn viên như thế là hỏng bét! Và có lẽ sự lạc quan của Kim Trọng cũng là một cách “chiêu tuyết” cho Kiều chăng? Ngày xưa, anh ta là tri âm của Kiều, chính Kiều cũng công nhận (“Đã cam tệ với tri âm bấy chầy”), nhưng bây giờ đoàn viên thì anh ta không còn là tri âm nữa. Bởi vì đôi tai của con người kiểu Kim Trọng vốn là như thế, nó quá tinh đến nỗi nghe được những âm vang từ một cõi siêu hình mà tai trần không nghe thấy được, nhưng nó lại cố điếc đến nỗi không nghe thấy những âm vang từ cuộc đời “quằn quại vũng lầy” mà ai cũng thấy văng vẳng bên tai. Vì vậy, khi con người nạn nhân của Kiều đã nhiễm những kinh nghiệm thực tiễn thì nó mất đi một tri âm tự nguyện là Kim Trọng và thêm vào những kẻ tri âm bất đắc dĩ là Hoạn Thư và Hồ Tôn Hiến.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)