Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Đơn chất nitrogen

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen.

- Giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết.

- Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen. Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.

- Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitrogen khí và lỏng trong sản xuất và trong hoạt động nghiên cứu.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của đơn chất nitrogen.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về tính chất hóa học của đơn chất nitrogen; các ứng dụng của đơn chất nitrogen trong sản xuất và trong hoạt động nghiên cứu; quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường và trở nên hoạt động ở nhiệt độ cao.

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Phát biểu được: Trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen; cấu tạo và tính chất vật lý của đơn chất nitrogen.

- Trình bày được tính chất hoá học của đơn chất nitrogen; quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.

- Ứng dụng của đơn chất nitrogen.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát hình vẽ để tìm hiểu thành phần thể tích của không khí, quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa. Quan sát thí nghiệm mô phỏng để tìm hiểu tính chất vật lí của khí nitrogen (không duy trì sự cháy và sự sống).

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được đơn chất nitrogen trơ ở nhiệt độ thường và trở nên hoạt động ở nhiệt độ cao; dự đoán được tính chất hóa học của đơn chất nitrogen.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí; quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh, về trạng thái tự nhiên, ứng dụng của đơn chất nitrogen.

- Thí nghiệm mô phỏng tính chất không duy trì sự cháy, không duy trì sự sống của đơn chất nitrogen.

- Mô phỏng quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.

- Phiếu bài tập số 1, số 2....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ đầu giờ, kiểm tra kiến thức cũ lồng vào trong bài học.

1. Hoạt động 1: Khởi động thông qua trò chơi “Mảnh ghép bí mật”

a) Mục tiêu: Thông qua câu thơ ở mỗi mảnh ghép để tìm chất “Em là ai ?”

b) Nội dung:

Hãy đoán xem đây là chất gì?

- Mảnh ghép số 1: Em là ...

Tên thật Azot anh ngờ làm chi

- Mảnh ghép số 2: Không màu cũng chẳng vị gì

Sự cháy, sống chẳng duy trì trong em

- Mảnh ghép số 3: Nhà em ở chu kì 2

Có 5e ở bên ngoài bao che

- Mảnh ghép số 4: Mùa đông cho tới mùa hè

Nhớ ô thứ 7 hãy về thăm em

c) Sản phẩm: HS dựa vào nội dung và hình ảnh, đưa ra dự đoán của bản thân.

d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS.

Thông qua chất tìm được, giáo viên dẫn dắt HS vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên

Mục tiêu: Biết được thành phần không khí, trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập:

- Trong tự nhiên nguyên tố nitrogen tồn tại dưới những dạng nào ?

- Quan sát hình 3.1 cho biết trong không khí, khí nào chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất?

- Ngoài đơn chất nitrogen thì nguyên tố nitrogen còn tồn tại dưới dạng hợp chất nào ? Lấy ví dụ

Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi

Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận.


Trong tự nhiên nitrogen tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất:

- Dạng đơn chất: nitrogen chiềm 78% thể tích không khí.

- Dạng hợp chất: khoáng vật (diêm tiêu,...), protein, nucleic acid,...



…………………………………………………

Hoạt động 2: Tính chất vật lí

Mục tiêu:

- Nêu được tính chất vật lý của đơn chất nitrogen.

- Rèn năng lực quan sát thí nghiệm hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HĐ nhóm:Cho học sinh quan sát thí nghiệm mô phỏng: đặt ngọn nến trong bình chứa khí N2, cho con châu chấu vào bình chứa khí N2 . Yêu cầu học sinh cho biết N2 có duy trì sự cháy và sự hô hấp không hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- N2 là thành phần chính của không khí, cho biết trạng thái, màu sắc, mùi vị của N2.

- Tính tỉ khối của nitrogen so với không khí để biết nó nhẹ hay nặng hơn không khí.


Phiếu học tập số 1

1/ Nêu tính chất vật lí của nitrogen

- Trạng thái:............................................

- Màu sắc: ...............................................

- Mùi vị: .................................................

- dN2/kk=? ...............................................

- Tính tan: .............................................

- Nhiệt độ hóa lỏng..........hóa rắn..............

2/ Trình bày cách thu khí N2 trong PTN và giải thích.

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm.

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.

Kết luận, nhận định: GV giải thích

2. Tính chất vật lí:

- Trạng thái: là chất khí.

- Màu sắc: không màu.

- Mùi vị: không mùi, không vị.

- Tỉ khối so với không khí: dN2/kk=2829

   Hơi nhẹ hơn không khí.

- Tính tan: tan rất ít trong nước Trong PTN: thu khí bằng phương pháp đẩy nước.

- Hóa lỏng: -196oC; hóa rắn: -210oC.

- Không duy trì sự cháy và sự hô hấp.

 

 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học