Giáo án Hóa học 11 Cánh diều Bài 19: Carboxylic aci

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức:

Trình bày được:

- Nắm được các khái niệm, định nghĩa, phân loại và gọi tên của carboxylic acid.

- Hiểu được mối liên quan giữa cấu trúc của nhóm carboxyl và liên kết hidrogen ở carboxylic acid với tính chất vật lý chung của chúng.

- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của acid, từ đó hiểu được các tính chất hóa học cơ bản của acid trên cơ sở acetic acid.

- Nắm được phương pháp điều chế, ứng dụng của carboxylic acid.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh mô hình phân tử acetic acid để tìm hiểu cấu tạo carboxylic acid.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về carboxylic acid.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích liên kết hydrogen giữa các phân tử carboxylic acid và nước, sự dịch chuyển electron trong nhóm carboxyl.

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

Trình bày được:

- Khái niệm, định nghĩa, phân loại và gọi tên của carboxylic acid.

- Giải thích sự ảnh hưởng của đặc điểm cấu tạo tới tính chất vật lí và so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của carboxylic acid với alcohol và phenol có cùng số C

- Tính chất hoá học của carboxylic acid.

- Điều chế carboxylic acid.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm tính chất hoá học của carboxylic acid.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hiểu được phương pháp lên men giấm điều chế acetic acid, tẩy cặn trong ấm đun nước từ dung dịch acetic acid 2- 5 %.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về tính chất vật lí, tính chất hoá học của carboxylic acid.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về sản xuất xà phòng từ các acid béo.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, bình cầu đáy tròn, ống sinh hàn, bộ dụng cụ đo khả năng dẫn điện.

- Hóa chất: CH3COOH, NaOH, ZnO, CaCO3, Mg, C2H5OH, giấy quỳ tím, nước cất.

- Phiếu học tập theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập và phát cho HS ở cuối buổi học trước).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 

Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra đầu giờ, kiểm tra bài cũ lồng vào trong tiết học.

1. Hoạt động 1: Khởi động 

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: 

Trong thực đơn của con người thì trái cây chiếm một phần khá quan trọng, thường ngày chúng ta ăn cam, bưởi, nho, uống nước chanh ta thấy có vị chua đặc trưng của mỗi loại trái cây. Vậy tại sao chúng lại có vị chua đặt trưng như thế? Đó là do mỗi trái cây có acid hữu cơ hay còn gọi là carboxylic acid mà mỗi loại acid lại có một vị riêng. Carboxylic acid là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 19: Carboxylic acid.

c) Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 

Hoạt động 1: KHÁI NIỆM VÀ DANH PHÁP

Mục tiêu: Nêu được định nghĩa, cách phân loại, danh pháp của carboxylic acid.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập: Dựa vào SGK và mô hình phân tử acetic acid. GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành phiếu bài tập sau: 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Điền các thông tin vào chỗ trống

- Carboxylic acid là những ..........mà phân tử có nhóm ..................liên kết trực tiếp............

- Carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở có CTPT chung là:............

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm.

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận

GV lưu ý: nguyên tử carbon này có thể của gốc hidrocarbon hoặc của nhóm COOH khác.

VD: C2H5-COOH, HOOC-COOH

*Tìm hiểu về danh pháp

GV cho hs nghiên cứu bảng 19.1 và so sánh với tên của các alkane có cùng số nguyên tử cacbon để suy ra nguyên tắc gọi tên.

- Với tên thông thường GV giới thiệu tên thông thường thường liên quan đến nguồn gốc tìm ra acid đó:

H-COOH (formic acid) theo nguồn gốc tìm ra nọc của kiến lửa

CH3COOH (acetic acid): có trong giấm ăn

- Tên thay thế: GV yêu cầu HS nhắc lại cách gọi tên thay thế của aldehyde no, đơn chức, mạch hở. Cách chọn mạch chính và cách đánh số mạch chính.

BTVN: GV yêu cầu HS gọi tên thay thế các carboxylic acid có cùng công thức C5H10O2

 

Kết luận, nhận định: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.

I. KHÁI NIỆM VÀ DANH PHÁP

1. Khái niệm: Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc với nguyên tử hydrogen.

* VD: H-COOH ; CH3-COOH...

- Nhóm -COOH là nhóm chức của carboxylic acid.

- Acid no, đơn, mạch hở: CnH2n+1COOH (n ≥ 0) Hoặc CmH2mO  (m ≥ 1)

2. Danh pháp

* Tên thông thường : Liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng.

H-COOH (formic acid); CH3COOH (acetic acid); C2H5COOH propionic acid);

CH­2=CH-COOH (acrylic acid); HOOC-COOH (oxalic acid); C6H5COOH (benzoic acid)...

* Tên thay thế :

Tên carboxylic acid = Tên hydrocarbon (bỏ e) oic acid

VD: H-COOH: methanoic acid

CH3COOH: ethanoic acid

GV lưu ý: Cách chọn mạch carbon chính và cách đánh số nguyên tử C ở mạch chính, bắt đầu từ nguyên tử C của nhóm chức -COOH là nguyên tử C số 1.

Ví dụ: C4H3C3H(CH3)C2H2C1OOH        

                 3-methylbutanoic acid

C3H2=C2CH3C1OOH: 2-methylpropenoic acid

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học