Giáo án Hóa học 11 Cánh diều Bài 17: Phenol
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo của một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol.
- Nêu được tính chất vật lí của phenol.
- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol: phản ứng thế H ở nhóm -OH, phản ứng thế ở vòng thơm.
- Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả) thí nghiệm của phenol với sodium hydroxide, sodium carbonate, với nước bromine, với HNO3 trong dung dịch H2SO4 đặc; mô tả được hiện tượng các thí nghiệm; giải thích được tính chất hoá học của phenol.
- Trình bày được ứng dụng của phenol và phương pháp điều chế phenol (từ cumene và từ nhựa than đá).
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát video thí nghiệm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về tính chất của phenol.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được phenol có ở đâu, phenol có tác hại gì với đời sống.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Trình bày được:
- Khái niệm phenol, tên gọi, phân loại phenol.
- Công thức cấu tạo và công thức phân tử phenol đơn giản nhất. Từ đó biết được khi nhắc đến phenol thì là chất nào.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm tìm ra tính chất của phenol.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tại sao cần thận trọng khi tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu khi bị bỏng phenol và hoá chất khác.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về nội dung bài học.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh, video về thí nghiệm hoá học tính chất của phenol.
- Hình ảnh lọ đựng hoá chất phenol.
- Phiếu bài tập số 1, số 2....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra đầu giờ, kiểm tra bài cũ lồng vào trong tiết học.
1. Hoạt động 1: Khởi động (Thời gian: 07 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b) Nội dung:
Phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho các hợp chất: CH3 – CH2 – OH (A), C6H5 – CH2 – OH (B), C6H5 – OH (C)
Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
1) Chất nào thuộc loại alcohol?
2) Hợp chất (C) có những đặc điểm nào khác so với hợp chất (A) và (B)?
3) Dự đoán tính chất hóa học của (C) có khác (A) và (B) hay không?
c) Sản phẩm: HS làm việc nhóm và đưa ra kết quả cho phiếu học tập số 1.
1. Chất A thuộc loại alcohol.
2. Chất C có nhóm – OH gắn trực tiếp vào vòng benzene.
3. Khác nhau.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS, thảo luận nhóm nhỏ theo bàn hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận tìm câu trả lời.
GV theo dõi đôn đốc HS.
- Báo cáo, thảo luận:
Đại diện HS trả lời.
-Kết luận, nhận định:
Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, GV không nhận xét tính đúng sai mà từ đó dẫn dắt HS vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Thời gian: 30 phút)
* Tìm hiểu định nghĩa, phân loại, tính chất vật lí (Thời gian: 5 phút)
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo của một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol.
- Nêu được tính chất vật lí của phenol.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Nội dung: Tìm hiểu định nghĩa, phân loại, tính chất vật lí
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Nêu khái niệm phenol
2. Nêu cách phân loại phenol? Lấy ví dụ minh hoạ, gọi tên chúng.
3. Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của phenol đơn giản nhất.
4. Nêu tính chất vật lí của phenol đơn giản nhất. Có lưu ý gì khi tiếp xúc với phenol?
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện: GV cho HS hoạt động cá nhân.
Hoạt động của GV - HS |
Nội dung |
Giao nhiệm vụ học tập: - GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 2 - HS nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ - HS hoàn thiện PHT. - GV theo dõi, đôn đốc HS. Báo cáo, thảo luận - Hoạt động chung: GV mời 1 số cá nhân trình bày kết quả, các cá nhân khác bổ sung (nếu cần). Dự kiến 1 số khó khăn vướng mắc của HS. HS có thể gặp khó khăn khi gọi tên phenol (C6H5OH) với loại hợp chất phenol. Kết luận, nhận định GV tổng kết chốt kiến thức GV lưu ý học sinh: + Phenol là tên loại hợp chất, đồng thời là tên riêng của hợp chất C6H5OH. + Phân biệt – OH ancol và – OH phenol. + GV lưu ý độc tính phenol và cách bảo quản phenol.
|
I. … 1. Khái niệm - Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hay nhiều nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene. - Chú ý: Phenol đơn giản nhất là C6H5OH có tên là phenol. 2. Phân loại - Những phenol trong phân tử chứa một nhóm –OH thuộc monophenol. - Những phenol trong phân tử chứa nhiều nhóm –OH thuộc loại polyphenol. Chú ý: Trong những trường hợp sau này, nếu không nói gì thêm, thì coi “phenol” là chất cụ thể C6H5OH. II. Tính chất vật lí - Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn, không màu, nóng chảy ở 43 oC. - Phenol có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn các aryl halide có phân tử khối tương đương do tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử. - Phenol ít tan trong nước lạnh (dù tạo được liên kết hydrogen với nước), tan vô hạn ở 66 oC và tan tốt trong các dung môi hữu cơ. - Phenol có dễ bị chảy rữa, rất độc và dễ gây bỏng khi tiếp xúc với da do đó cần tuyệt đối cẩn thận khi làm thí nghiệm với phenol. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)