Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Một số tổ chức quốc tế và khu vực

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ: Trình bày được một số tổ chức quốc tế và khu vực: Liên hợp quốc (UN) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

- Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số tranh ảnh/video về video về một số tổ chức quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế kể tên một số loại đất ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp trò chơi theo hình thức cặp đôi. GV viết lên bảng tên một số tổ chức bằng tiếng Anh, yêu cầu các cặp đôi thảo luận và nêu tên tiếng Việt hoặc tên viết tắt của tổ chức đó.

+ World Trade Organization

+ Asia-Pacific Economic Cooperation

+ Association of South East Asian Nations

+ United Nations

+International Monetary Fund

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

+ World Trade Organization: Tổ chức Thương mại Thế giới
+ Asia-Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

+ Association of South East Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

+ United Nations: Liên Hợp quốc

+ International Monetary Fund: Quỹ Tiền tệ Quốc tế

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:

Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoa đã thúc đẩy các nền kinh tế kết nối lại để cùng nhau tìm giải pháp cho những vấn đề chung, Từ đó dẫn đến sự hình thành và phát triển các tổ chức khu vực và quốc tế với những mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Vậy, có những tổ chức tiêu biểu nào của quốc tế và khu vực Những tổ chức này có đặc điểm như thế nào?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 5: Một số tổ chức quốc tế và khu vực.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Tìm hiểu một số tổ chức khu vực và quốc tế.

a. Mục tiêu

- Kiến thức:

+ Trình bày được quá trình hình thành, mục đích và một số hoạt động chính của một số tổ chức quốc tế và khu vực.

+ Phân tích (đánh giá, nhận xét) những ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. (thông qua Việt Nam gia nhập WTO, là thành viên của APEC, các dòng đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng, sự hỗ trợ của các tổ chức ngân hàng trên thế giới…).

- Kĩ năng: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.

b. Nội dung: HS đọc thông tin và nêu những hiểu biết của bản thân về các tổ chức.

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm yêu cầu các nhóm đọc nội dung SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm theo các nội dung:

Nhóm 1

Tổ chức Quốc tế và khu vực

Năm thành lập, số thành viên

Mục đích

Hoạt động chính

Liên Hợp Quốc (UN)

     

Nhóm 2

Tổ chức Quốc tế và khu vực

Năm thành lập, số thành viên

Mục đích

Hoạt động chính

Quỹ tiến tệ Quốc tế (IMF)

     

Nhóm 3

Tổ chức Quốc tế và khu vực

Năm thành lập, số thành viên

Mục đích

Hoạt động chính

Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)

     

Nhóm 4

Tổ chức Quốc tế và khu vực

Năm thành lập, số thành viên

Mục đích

Hoạt động chính

Diến đàn Hợp tác kinh tế châu Á-TBD (APEC)

     

- Bước 2: HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn bè để hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút. GV quan sát và hỗ trợ HS.

- Bước 3: HS các nhóm báo cáo kết quả.

+ GV cho các nhóm bốc thăm lựa chọn nội dung trình bày.

+ GV gọi ngẫu nhiên học sinh lên trình bày nội dung vừa bốc thăm.

+ HS trao đổi và bổ sung từng nội dung.

- Bước 4: GV chuẩn kiến thức.

- Bước 5: GV đặt thêm câu hỏi để mở rộng thêm vấn đề cho học sinh” Liệt kê những cơ hội Việt Nam đạt được khi tham gia tổ chức WTO” theo kĩ thuật trình bày 1 phút.

- Bước 6: HS làm việc cá nhân trong thời gian 2 phút.

- Bước 7: GV rút thăm ngẫu nhiên cá nhân trình bày, gọi ngẫu nhiên HS khác nhận xét. GV ghi nhanh các lợi ích lên bảng.

- Bước 8: GV chuẩn kiến thức cho học sinh. 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học