Giáo án Địa Lí 11 Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Sau bài học, HS cần:

1: Kiến thức:

- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.

- Trình bày tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ tới sự phát triển kinh tế

2. Kĩ năng:

- Nhận xét bản đồ sự phân bố các nước, vùng lãnh thỗ trên thế giới theo mức thu nhập bình quân đầu người.

- Phân tích bảng số liệu các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội theo từng nhóm nước.

3. Thái độ:

- Tích cực học tập, bồi dưỡng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thu hẹp khoảng cách.

- Trách nhiệm của bản thân để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

   + Năng lực giải quyết vấn đề

   + Năng lực giao tiếp

   + Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

   + Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

   + Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ, bảng số liệu)

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

- Đàm thọai gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện:

- Bản đồ các nước trên thế giới

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3.Hoạt động khởi động: (3p)

Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? Các nước trên có tự nhiên, xã hội, kinh tế giống nhau không? Trình độ phát triển của các nước giống nhau không?

Để tìm hiểu rõ hơn sự tương phản cũng như các đặc trưng của công cuộc cách mạng khoa học, công nghệ diễn ra như thế nào, chũng ta sẽ tìm hiểu trong bài 1 “ sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội xã hội giữa các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại”.

4. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân chia hình thành các nhóm nước

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở.

- Thời gian: 7 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1:

GV: Đọc SGK và hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi sau:

- Hiện nay trên thế giới có bao nhiêu nhóm nước? đó là gì?

- Các nhóm nước đó có đặc trưng gì về GDP bình quân đầu người, nợ nước ngoài, chỉ số HDI?

Bước 2:

- Đại diện HS trả lời

- Hs khác bổ sung

Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức.

Quan sát hình 2.1, nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người? xác định các nước có GDP/ng cao và thấp? được xếp vào nhóm nước nào

TL:

GDP bình quân đầu người có sự khác nhau giữa các nước:

   + Nước có GDP/người cao: Bắc Mĩ EU, Nga, Úc... => phát triển

   + Nước có GDP/người thấp: Châu phi, Châu Á, Mĩ la tinh... => đang phát triển

1. Sự phân chia thành các nhóm nước

- 2 nhóm nước: phát triển, đang phát triển

- Đặc trưng

   + Phát triển:

GDP/ng cao

Đầu tư nước ngoài lớn

Chỉ số HDI cao

   + Đang phát triển

GDP/ng thấp

Nợ nước ngoài nhiều

HDI thấp

- Ngoài ra, NICs: Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Braxin...

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương phản về trình độ phá triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước.

- Hình thức: Hoạt động nhóm

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.

- Thời gian:12 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm. Dựa vào SGk

Nhóm 1 : Nhận xét GDP/ người, tỉ trọng GDP/ng của 2 nhóm nước

Nhóm 2: Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực của 2 nhóm nước

Nhóm 3: Nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình giữa 2 nhóm nước.

Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong SGK, thảo luận và hoàn thành bảng

Bước 3: Hs các nhóm thảo luận và đại diện HS lên trả lời

Bước 4: GV giúp HS chuẩn kiến thức.

2. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội các nhóm nước

Các nhóm nước có sự chênh lệch lớn về các chỉ số kinh tế xã hội

Tiêu chí Phát triển Đang phát triển
GDP/ng Cao thấp hơn TB thế giới, thấp hơn các nước phát triển rất nhiều lần
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế Khu vực I thấp (2%) Khu vực II, III cao Khu vực I cao (25%)
Khu vực II, III thấp (<50%)
Tuổi thọ trung bình cao (76 tuổi) thấp (65 tuổi)
HDI cao thấp

Hoạt động 3: Tìm hiểu Cuộc cách mạng khoa học công nghệ

- Hình thức: Hoạt động cá nhân

- Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình

- Thời gian:15 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1:

- GV: Tính đến hiện nay, thế giới đã trải qua bao nhiêu cuộc cách mạng KHKT? Cuộc cách mạng lần thứ 3 diễn ra vào thời gian nào? Có đặc trưng gì? Đạt được thành tựu gì? ảnh hưởng gì đến kinh tế thế giới?

Bước 3: Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung

Bước 4: GV chuẩn kiến thức.

Kinh tế tri thức là gì?

Là ngành kinh tế sử dụng tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. Lấy công nghệ cao là lực lượng sản xuất tiên phong, sử dụng lao động tri thức

3. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

- Thời gian: Cuối TK XX – đầu XXI

- Đặc trưng: xuất hiện và phát triển nhanh công nghệ cao

- Thành tựu: nhiều ngành, 4 ngành trụ cột

   + Sinh học: công nghệ gen, giống mới không có trong tự nhiên, công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào, chuẩn đoán bệnh...

   + Vật liệu: vật liệu siêu dẫn, linh kiện điện tử, Vật liệu linh kiện quang học, quang điện tử, công nghệ nano...

   + Năng lượng: dầu mỏ, hạt nhân, tái tạo (mặt trời, sóng, thủy triều...)

   + CNTT: internet, mạng. vệ tinh, điện thoại, máy tính, dữ liệu...

- Ảnh hưởng:

   + Xuất hiện nhiều ngành mới, trong lĩnh vực dịch vụ

   + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

   + Xuất hiện kinh tế tri thức

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

Chọn phương án đúng

Câu 1: Sự phân chia thành các nhóm nước nói lên tình trạng chủ yếu gì:

A. Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc, tôn giáo

B. Sự khác nhau về chế độ chính trị - xã hội

C. Hậu quả kéo dài của chiến tranh

D. Sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của nhóm nước phát triển

A. Tổng sản phẩm trong nước GDP lớn

B. Có vai trò chi phối các tổ chức kinh tế thế giới

C. Chỉ số phát triển con người cao

D. Co cấu kinh tế chủ yếu là nông-công nghiệp

Câu 3: Ảnh hưởng có ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại?

A. Xuất hiện nhiều ngành mới, hiện đại nhất là các ngành công nghiệp, dịch vụ

B. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

C. Xuất hiện nền kinh tế tri thức

D. Tăng cường hợp tác quốc tế

2. Tổng kết ( 3 phút)

- GV gọi một HS trình bày tóm tắt những kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Giao bài tập: ( 1 phút)

Trả lời các câu hỏi cuối bài trong Sgk vào vở. Đọc trước bài mới: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 mới, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học