Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính; giá trị dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe con người.

- Hình thành thói quen ăn uống khoa học.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1. Phẩm chất

- Nhân ái: Yêu quý, quan tâm đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

- Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân; ý thức rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và tỏng cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học; thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề về dinh dưỡng hợp lí, đề xuất được giải pháp cho bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

2.3 Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được chức năng của từng nhóm thực phẩm chủ yếu đối với cơ thể con người, chế độ dinh dưỡng hợp lí và các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

- Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được thuật ngữ về các nhóm thực phẩm, thuật ngữ mô tả món ăn để trình bày về bữa ăn thường ngày của gia đình và chế độ dinh dưỡng hợp lí.

- Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm người khác nhau; nhận xét, đánh giá bữa ăn dinh dưỡng, hợp lí.

- Sử dụng công nghệ: Sử dụng các món ăn từ thực phẩm giàu dinh dưỡng để phối hợp thành bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Tranh, ảnh thực phẩm trong từng nhóm, các món ăn thường ngày tỏng gia đình, trẻ em với nhiều thể trạng khác nhau.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 9: Thực phẩm và dinh dưỡng (tiết 1)

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (7 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Làm thế nào để có được cơ thể cân đối, khoẻ mạnh? Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm (33 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất dưỡng và chất xơ.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhóm thực phẩm giàu chất đạm

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nhóm thực phẩm giàu chất béo

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về nhóm thực phẩm giàu vitamin

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi nhóm để hoàn thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 I. Một số nhóm thực phẩm chính

Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp con người phát triển cân đối và khỏe mạnh.

1. Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường và chất xơ.

- Ý nghĩa đối với cơ thể:

+ Chất tinh bột, chất đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

+ Chất xơ hỗ trợ cho tiêu hóa.

- Những thực phẩm chính: ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa, mật ong, trái cây chín, rau xanh. (Hình 4.1a)

2. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm

- Ý nghĩa đối với cơ thể:

+ Là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thể

+ Giúp cơ thể phát triển tốt.

- Những thực phẩm chính: thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, một số loại hạt: hạt điều, hạt lạc, hạt vừng (Hình 4.1b)

3. Nhóm thực phẩm giàu chất béo

- Ý nghĩa đối với cơ thể:

+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể.

+ Tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể

+ Giúp chuyển hóa một số loại vitamin.

- Những thực phẩm chính: Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ (Hình 4.1c)

4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin

- Ý nghĩa đối với cơ thể:

+ Tăng cường hệ miễn dịch.

+ Chuyển hóa các chất giúp cơ thể khỏe mạnh.

- Những thực phẩm chính: có trong hầu hết các thực phẩm (Hình 4.1d, Bảng 4.1):

5. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng

- Ý nghĩa đối với cơ thể:

+ Giúp cho sự phát triển của xương.

+ Giúp cho hoạt động cảu cơ bắp

+ Giúp cấu tạo hồng cầu

- Những thực phẩm chính: đều có trong thực phẩm (Hình 4.1e, Bảng 4.2)

* Giao bài về nhà (3 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học