Giải VBT Ngữ Văn 7 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Câu 1 (trang 3 VBT): Câu 2, trang 4 SGK
Trả lời:
- Nhóm 1: Tục ngữ về các hiện tượng thiên nhiên
Bao gồm các câu (1), (2), (3), (4)
- Nhóm 2: Tục ngữ về kinh nghiệm lao động sản xuất
Bao gồm các câu (5), (6), (7), (8)
Câu 2 (trang 3 VBT): Câu 3, trang 4 SGK
Trả lời:
a, Câu 1:
- Nghĩa của câu tục ngữ: tháng năm âm lịch đêm ngắn ngày dài, tháng mười âm lịch ngày ngắn đêm dài.
- Cơ sở thực tiễn*: Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động quanh mặt trời tạo ra sự chênh lệch ngày đêm giữa các mùa và hai bán cầu.
- Hoàn cảnh áp dụng: khi nói về thiên nhiên trong đời sống hằng ngày.
- Giá trị kinh nghiệm: sự chênh lệch về thời gian ngày và đêm.
b, Câu 2:
- Nghĩa của câu tục ngữ: trời nhiều sao thì nắng, trời ít sao thì mưa.
- Cơ sở thực tiễn: nhìn thấy nhiều sao nghĩa là trời ít mây, do đó xác suất có mưa thấp và ngược lại.
- Hoàn cảnh áp dụng: trong thực tế đời sống.
- Giá trị kinh nghiệm: dự đoán thời tiết.
c, Câu 3:
- Nghĩa của câu tục ngữ: trời có những đám mây, vệt sáng màu mỡ gà nghĩa là sắp có gió bão lớn.
- Cơ sở thực tiễn: trước mỗi trận mưa bão lớn thường xuất hiện những đám mây màu mỡ gà.
- Hoàn cảnh áp dụng: trong thực tế đời sống.
- Giá trị kinh nghiệm: dự đoán thời tiết để bảo vệ của cải, tài sản.
d, Câu 4:
- Nghĩa của câu tục ngữ: có những đàn kiến bò vào tháng bảy nghĩa là sắp có bão lụt.
- Cơ sở thực tiễn: trước cơn bão, những côn trùng như kiến thường di cư đến nơi an toàn.
- Hoàn cảnh áp dụng: trong thực tế đời sống.
- Giá trị kinh nghiệm: dự đoán thời tiết.
e, Câu 5:
- Nghĩa của câu tục ngữ: khẳng định giá trị to lớn của đất đai.
- Cơ sở thực tiễn: đất đai dùng để canh tác có thể mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho con người, tạo ra của cải vật chất.
- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.
- Giá trị kinh nghiệm: giúp con người biết quý trọng, bảo vệ đất đai.
g, Câu 6:
- Nghĩa của câu tục ngữ: thứ nhất là đào ao nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
- Cơ sở thực tiễn: đào ao nuôi cá dễ dàng hơn, thời vụ ngắn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, sau đó mới đến làm vườn và làm ruộng.
- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.
- Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động chọn lựa hình thức canh tác, làm ăn.
h, Câu 7:
- Nghĩa của câu tục ngữ: quan trọng nhất là nguồn nước, thứ nhì là phân bón, thứ ba là sự chăm chỉ, thứ tư là hạt giống.
- Cơ sở thực tiễn: dựa trên quá trình trồng trọt, sản xuất để rút ra đâu là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác.
- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.
- Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động biết chú trọng vào những yếu tố tiên quyết để mang một vụ mùa bội thu.
i, Câu 8:
- Nghĩa của câu tục ngữ: trồng trọt phải chọn mùa vụ, thời tiết thích hợp là quan trọng nhất, sau đó là cày bừa kĩ để đất tốt.
- Cơ sở thực tiễn: dựa trên quá trình trồng trọt, sản xuất để rút ra đâu là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác.
- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.
- Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động nhận biết được những nguyên tắc vàng trong canh tác, trồng trọt.
Câu 3 (trang 5 VBT): Câu 4, trang 5 SGK
Trả lời:
- Ngắn gọn:
Tấc đất tấc vàng
Nhất thì, nhì thục
- Thường có vần, nhất là vần lưng: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền,…
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung: Nhất nước/ nhì phân/ tam cần/ tứ giống,…
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: Tấc đất tấc vàng; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ,…
Câu 4 (trang 5 VBT): Bài luyện tập, trang 5 SGK
Trả lời:
- Tục ngữ nói về hiện tượng mưa nắng: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- Tục ngữ nói về hiện tượng bão lụt: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
Câu 5 (trang 6 VBT): Chọn phân tích một câu tục ngữ nói về hiện tượng thiên nhiên hoặc lao động sản xuất mà em thích.
Trả lời:
- Câu tục ngữ em chọn: Tấc đất tấc vàng.
- Phân tích:
→Đúc kết kinh nghiệm quý báu về giá trị to lớn mà đất đai mang lại cho con người, dạy cho con người biết quý trọng, bảo vệ đất đai.
→Câu tục ngữ sử dụng lối nói hàm súc, cô đọng nhưng giàu hình ảnh, ví đất với vàng, thứ hiện kim quý báu bậc nhất.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:
- Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)
- Tìm hiểu chung về văn nghị luận
- Tục ngữ về con người và xã hội
- Rút gọn câu
- Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Câu đặc biệt
- Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
- Sự giàu đẹp của tiếng việt
- Thêm trạng ngữ cho câu
- Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
- Thêm trạng ngữ cho câu
- Cách làm văn lập luận chứng minh
- Luyện tập lập luận chứng minh
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh
- Ý nghĩa của văn chương
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
- Ôn tập văn nghị luận
- Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Sống chết mặc bay
- Cách làm bài văn lập luận giải thích
- Luyện tập lập luận giải thích
- Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
- Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề
- Ca Huế trên sông Hương
- Liệt kê
- Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
- Quan Âm Thị Kính
- Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
- Văn bản đề nghị
- Ôn tập phần văn
- Dấu gạch ngang
- Văn bản báo cáo
- Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2
- Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
- Ôn tập về phần tập làm văn
- Ôn tập phần Tiếng Việt kì 2
- Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2
- Hoạt động ngữ văn
- Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (Lớp 7)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều