Sách bài tập Toán 7 Ôn tập cuối năm (phần Đại số - phần Hình học)
Bài 1 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Giả sử x = a / m, y = b / m (a, b, m ∈ Z, m > 0) và x < y. Hãy chứng tỏ rằng nếu chọn thì ta có x < z < y.
Lời giải:
Vì x < y nên mà m > 0 nên a < b. Ta có
Chọn số . Do 2a < 2a + 1 và m > 0 nên hay x < z. (1)
Do a < b và a; b ∈ Z nên a + 1 ≤ b suy ra 2a + 2 ≤ 2b.
Ta có 2a + 1 < 2a + 2 ≤ 2b nên 2a + 1 < 2b, do đó hay z < y. (2)
Từ (1) và (2) suy ra: x < z < y.
Nhận xét trên cho thấy: trên trục số, giữa hai điểm hữu hạn bất kì, tồn tại một điểm hữu tỉ, do đó tồn tại vô số điểm hữu tỉ.
Bài 2 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tính
Lời giải:
Bài 3 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tìm x biết rằng:
Lời giải:
Bài 4 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 2: So sánh
a) và -47
b) √37 - √14 và 6 - √15.
Lời giải:
Bài 5 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có chu vi bằng 24cm và các cạnh a, b, c tỉ lệ với 3, 4, 5
a) Tính các cạnh của tam giác ΔABC;
b) Tam giác ABC có phải là tam giác vuông không? Vì sao?
Lời giải:
a) Do các cạnh a, b, c tỉ lệ với 3;4;5 nên:
Mà chu vi tam giác ABC bằng 24 cm nên a+ b +c = 24
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy độ dài ba cạnh của tam giác ABC là 6cm,8cm và 10cm.
b) ΔABC là tam giác vuông vì a2 + b2 = 36 + 64 = 100 = c2.
Bài 6 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ hãy vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O(0;0) và A(1;2). Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số nào?
Lời giải:
Trước hết hãy xác định các điểm O và A. O chính là gốc tọa độ. A là điểm có hoành độ là 1 và tung độ là 2. Xem hình 111.
+)Vì đường thẳng OA đi qua gốc tọa độ O nên OA là đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)
+) Vì đồ thị đi qua A(1; 2) nên thay x = 1; y = 2 vào ta được:
2 = a.1 ⇔ a = 2
+) Vậy đường thẳng OA là đồ thị của hàm số y = 2x.
Bài 7 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức y = -1,5x.
a) Vẽ đồ thị của hàm số trên;
b) Bằng đồ thị hãy tìm các giá trị f(-2), f(1), f(2) (và kiểm tra lại bằng cách tính).
Lời giải:
a) Vẽ hệ trục tọa độ Oxy
Với x= 2 ta được y = -3; điểm A(2; -3) thuộc đồ thị hàm số y = -1,5x.
Vậy đường thẳng OA là đồ thị của hàm số đã cho.
b)
+) Dựa vào đồ thị ta có:
f(-2) = 3; f(1) = -1,5 và f(2)= -3
+) Kiểm tra lại bằng phép tính:
f(-2) = - 1,5. (-2)= 3.
f(1) = -1,5.1 = -1,5
f(2) = -1,5. 2 = - 3.
Bài 8 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Hãy sưu tầm một biểu đồ hình quạt (trong sách, báo hoặc tại một cuộc triển lãm) rồi nêu ý nghĩa của biểu đồ đó.
Lời giải:
Học sinh tự tìm.
Bài 9 trang 101 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Hai vòi nước cùng chảy lần lượt vào hai bể. Bể thứ hai có sẵn 50 lít nước. Bể thứ nhất chưa có nước. Mỗi phút vòi thứ nhất chảy vào bể 1 được 20 lít, vòi thứ hai chảy vào bể 2 được 30 lít.
a) Viết biểu thức đại số mô tả số nước trong mỗi bể sau thời gian x phút.
b) Tính lượng nước có trong mỗi bể sau x = 1, 2, 3, 10 phút rồi điền kết quả vào bảng sau:
1 | 2 | 3 | 10 | |
Bể 1 | ||||
Bể 2 | ||||
Cả hai bể |
Lời giải:
a)
+) Sau x phút, bể 1 có 20.x ( lít nước)
+)Vì bể thứ hai đã có sẵn 50 lít nước nên sau x phút thì bể thứ 2 có 50 + 30x (lít nước).
b)
1 | 2 | 3 | 10 | 2 | |
Bể 1 | 20 | 40 | 60 | 200 | 20x |
Bể 2 | 80 | 110 | 140 | 350 | 30x + 50 |
Cả hai bể | 100 | 150 | 200 | 550 | 50x + 50 |
Bài 10 trang 101 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Đánh dấu x vào ô mà em chọn là nghiệm của đa thức
1) 2x – 5
2,5 | 0 | -2,5 |
2) 2x2 – 50
-5 | -12,5 | 5 | 12,5 |
3) 13x – 26
-2 | 2 | 13 | -13 |
4) -x2 + x + 2
-1 | 1 | -2 | 2 |
Lời giải:
Bài 1 trang 101 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho hình 107 trong đó ∠B = 40o, ∠D = 130o, AB // DE. Tính ∠BCD.
Lời giải:
Kẻ CK // AB. Do CK // AB, DE // AB nên CK // DE.
AB // CK ⇒ ∠BCK = ∠B = 40° (so le trong)
CK // DE ⇒ ∠DCK + ∠CDE = 180° ( hai góc trong cùng phía bù nhau )
⇒ ∠DCK = 180° - ∠CDE = 180° - 130° = 50°.
Do đó: ∠BCD = ∠BCK + ∠DCK = 40° + 50° = 90°.
Bài 2 trang 101 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho góc vuông xOy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy. Gọi D, E theo thứ tự là trung điểm của OA, OB. Đường vuông góc với OA tại D và đường vuông góc với OB tại E cắt nhau ở C. Chứng minh rằng:
a) CE = OD; b) CE ⊥ CD;
c) CA = CB; d) CA // DE;
e) Ba điểm A, B, C thẳng hàng.
Lời giải:
a) +) Vì CE // OD (cùng vuông góc với OB) ⇒ ∠C1 = ∠O1 (so le trong)
+) Xét ΔOCE và ΔCOD có:
OC chung
∠C1 = ∠O1 ( chứng minh trên )
∠OEC = ∠ODC = 90º
Suy ra: ΔOCE = ΔCOD (cạnh huyền – góc nhọn) ⇒ CE = OD.
b) CD // OE (cùng vuông góc OA) ⇒ ∠(BEC) = ∠(ECD) (so le trong)
Ta lại có ∠(BEC) = 90o nên ∠(ECD) = 90o.
Vậy CE ⊥ CD.
c) CD là đường trung trực của OA ⇒ CO = CA (tính chất đường trung trực) (1) .
CE là đường trung trực của OB ⇒ CO = CB (tính chất đường trung trực) (2).
Từ (1) và (2) suy ra: CA = CB.
d) (h.114) Ta có CE = OD (câu a))
mà OD = DA (do D là trung điểm OA) nên CE = DA.
Xét ΔECD và ΔADC có:
CD chung
CE = DA( chứng minh trên)
∠(ECD) = ∠(CDA) = 90º
Do đó ΔECD = ΔADC (c.g.c)
⇒ ∠D1 = ∠C3 ⇒ CA // DE (hai góc so le trong bằng nhau).
e) Cách 1: Theo câu d): CA // DE. Chứng minh tương tự: CB // DE.
Qua C ta có CA và CB cùng song song với DE nên theo tiên đề Ơ-clit: A, C, B thẳng hàng.
Cách 2. CO = CA ⇒ ΔOCA cân ⇒ đường cao CD là đường phân giác của góc OCA ⇒ ∠C2 = ∠C3 ⇒ ∠(OCA) = 2∠C2 .
Chứng minh tương tự: ∠C1 = ∠C4 ⇒ ∠(OCB) = 2∠C1.
Do đó:
∠(OCA) + ∠(OCB) = 2∠C2 + 2∠C1 = 2(∠C2 + ∠C1) = 2∠(ECD) = 2.90o = 180o.
Vậy A, C, B thẳng hàng.
Bài 3 trang 102 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tìm giá trị của x trên hình 108 biết rằng AB // DE
Lời giải:
Kẻ CK // AB. Do CK // AB, DE // AB nên CK // DE.
Ta có AB // CK ⇒ ∠(BCK) = ∠B = 30o (so le trong)
Suy ra
∠(DCK) = ∠(BCD) - ∠(BCK) = 100o - 30o = 70o.
CK // DE ⇒ ∠D = ∠(DCK) = 70o (so le trong)
Vậy x = 70o.
Bài 4 trang 102 sách bài tập Toán 7 Tập 2: So sánh các cạnh của tam giác CDE trên hình 109 biết rằng BE // CD.
Lời giải:
Trước hết ta tính các góc của ΔECD.
ΔAEC cân tại E ⇒ ∠A = ∠C1 = 30o.
∠(CED) là góc ngoài của ΔAEC tại đỉnh E.
⇒ ∠(CED) = ∠A + ∠C1 = 30o + 30o = 60o.
BE // CD ⇒ ∠(ACD) = ∠(ABE) = 85o (đồng vị)
⇒ ∠C2 = ∠(ACD) - ∠C1 = 85o - 30o = 55o.
Xét ΔECD: ∠D + ∠(CED) + ∠C2 = 180o ( tổng ba góc của 1 tam giác ).
Nên: ∠D = 180o - ∠(CED) - ∠C2 = 180o - 60o - 55o = 65o.
Trong ΔECD: ∠C2 < ∠(CED) < ∠D ⇒ ED < CD < EC.
Bài 5 trang 102 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông góc tại A, phân giác BD.
a) So sánh các độ dài AB và AD;
b) So sánh các độ dài BC và BD.
Lời giải:
a)+) Xét tam giác BDC có ∠D1 là góc ngoài tam giác tại đỉnh D nên:
∠D1 = ∠B2 + ∠C
Suy ra: ∠D1 > ∠B2 (góc ngoài của ΔBDC)
Mà ∠B1 = ∠B2 ( vì BD là tia phân giác của góc ABC ) nên ∠D1 > ∠B1 .
ΔABD có ∠D1 > ∠B1 nên AB > AD.
b) Cách 1. Xét tam giác ABD có ∠D2 là góc ngoài tam giác tại đỉnh D nên:
∠D2 = ∠B1 + ∠A
Suy ra: ∠D2 > ∠A (góc ngoài của ΔABD)
mà ∠A = 90o nên ∠D2 > 90o.
ΔBDC có ∠D2 > 90o nên ∠D2 > ∠C , do đó BC > BD.
Cách 2. Xét các đường xiên BD, BC.
Đoạn thẳng AD; AC lần lượt là hình chiếu của BD; BC trên đường thẳng AC.
Hình chiếu AC > AD nên đường xiên BC > BD. ( quan hệ đường xiên và hình chiếu của chúng ).
Bài 6 trang 102 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, phân giác BD. Kẻ DE ⊥ BC (E ∈ BC). Gọi F là giao điểm của BA và ED. Chứng minh rằng:
a) BD là đường thẳng trung trực của AE;
b) DF = DC;
c) AD < DC.
Lời giải:
a) Xét ΔABD và ΔEBD có:
BD chung
∠ABD = ∠EBD ( do BD ,là tia phân giác của góc ABC )
∠BAD = ∠BED = 90º
Suy ra: ΔABD = ΔEBD (cạnh huyền – góc nhọn) ⇒ BA = BE, DA = DE.
Do BA = BE nên B thuộc đường trung trực của AE.
Do DA = DE nên D thuộc đường trung trực của AE.
Do đó BD là đường trung trực của AE.
b) Xét ΔDAF và ΔDEC có:
DA = DE( chứng minh trên)
∠D1 = ∠D2 ( hai góc đối đỉnh)
∠DAF = ∠DEC = 90º
Suy ra: ΔDAF = ΔDEC (g.c.g) ⇒ DF = DC.
c) Xét ΔDEC vuông tại E:
DE < DC (cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền)
Ta lại có DA = DE (câu a)) nên DA < DC.
Bài 7 trang 102 sách bài tập Toán 7 Tập 2: a) Chứng minh rằng: Nếu tam giác ABC có đường trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC thì tam giác đo vuông tại A.
b) Ứng dụng: Một tờ giấy bị rách ở mép (h.110). Hãy dùng thước và compa vẽ đường vuông góc với AB tại A.
Hướng dẫn: Vẽ điểm C sao cho CA = CB, rồi vẽ điểm E thuộc tia đối của tia CB sao cho CE = CB.
Lời giải:
a) Vì AM là đường trung tuyến của ΔABC nên BM = MC = 1/2 BC
Mà AM = 1/2 BC (gt) nên: AM = BM = MC.
Tam giác AMB có AM = MB nên ΔAMB cân tại M
Suy ra: ∠B = ∠A1 (tính chất tam giác cân) (1)
Tam giác AMC có AM = MC nên ΔAMC cân tại M
Suy ra: ∠C = ∠A2 (tính chất tam giác cân) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ∠B + ∠C = ∠A1 + ∠A2 = ∠(BAC) (3)
Trong ΔABC ta có:
∠B + ∠C + ∠(BAC) = 180o (tổng ba góc trong tam giác) (4)
Từ (3) và (4) suy ra: ∠(BAC) + ∠(BAC) = 180o ⇔ 2∠(BAC) = 180o
Hay ∠(BAC) = 90o.
Vậy ΔABC vuông tại A.
b) (h.119) ΔABE có đường trung tuyến AC bằng 1/2 BE nên ∠(BAE) = 90o.
Vậy AE ⊥ AB.
Bài 8 trang 102 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC, đường cao AH. Vẽ điểm D sao cho AB là đường trung trực của HD. Vẽ điểm E sao cho AC là đường trung trực của HE. Gọi M, N theo thứ tự là giao điểm của DE với AB, AC. Xét xem các đường thẳng sau là các đường gì trong tam giác HMN: MB, NC, HA, HC, MC, từ đó hãy chứng minh rằng MC vuông góc với AB.
Lời giải:
M thuộc đường trung trực của HD nên MH = MD. MB là đường trung trực của đáy HD của tam giác cân HMD nên MB là tia phân giác của góc HMD. Tương tự NC là tia phân giác của góc HNE. Vậy MB, NC là các đường phân giác góc ngoài của ΔHMN.
Các đường thẳng MB, NC cắt nhau tại A nên HA là đường phân giác trong của góc MHN của ΔHMN.
+) HC vuông góc với HA tại H mà HA là đường phân giác trong của góc MHN nên HC là đường phân giác góc ngoài của ΔHMN.( đường phân giác góc trong và góc ngoài tại 1 đỉnh của 1 tam giác vuông góc với nhau)
+) Các đường thẳng HC và NC cắt nhau tại C; HC và NC là hai đường phân giác ngoài của tam giác HMN nên MC là đường phân giác góc trong của ΔHMN.
MB và MC là các tia phân giác của hai góc kề bù ∠DMH; ∠HMA nên MB ⊥ MC.
Vậy MC ⊥ AB.
Bài 9 trang 102 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, HC – HB = AB. Chứng minh rằng BC = 2AB.
Lời giải:
Trên HC lấy D sao cho HD = HB. Tam giác ABD có đường cao AH là trung tuyến nên là tam giác cân, suy ra
∠(ADB) = ∠B . (1)
Ta có: DC = HC – HD = HC – HB = AB = AD ( vì tam giác ABD cân tại A)
Nên ΔADC cân tại D, do đó ∠(DAC) = ∠C (2)
Ta có; ∠ADB + ∠DAC = ∠BAC = 90º (3)
Và ∠B + ∠C = 90º vì tam giác ABC vuông tại A (4)
Từ (2); (3) và (4) suy ra ∠(DAB) = ∠B . (5)
Từ (1) và (5) suy ra ∠(ADB) = ∠B = ∠(DAB) , do đó ΔABD là tam giác đều.
Suy ra AB = BD = AD = DC. Vậy BC = 2AB.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
- Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác
- Ôn tập chương 3 - Phần Hình học
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều