Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Bài 1 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: So sánh các góc của tam giác ABC biết rằng AB = 5cm, BC = 5cm, AC = 3cm.
Lời giải:
Ta có: AB = BC nên ΔABC cân tại B
Suy ra: ∠A = ∠C
Vì BC > AC nên ∠A > ∠B (đối diện cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)
Vậy ∠A = ∠C > ∠B .
Bài 2 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: So sánh các cạnh của tam giác ABC biết rằng ∠A = 80o, ∠C = 40o
Lời giải:
Ta có: ∠A + ∠B + ∠C = 180o (tổng ba góc trong tam giác)
Suy ra: ∠B = 180o - (∠A + ∠C )
= 180o - (80o + 40o) = 60o
Trong ΔABC, ta có: ∠A > ∠B > ∠C
Suy ra: BC > AC > AB (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn).
Bài 3 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có B > 90o, điểm D nằm giữa B và C. Chứng minh rằng AB < AD < AC
Lời giải:
Trong ∆ABD ta có: ∠B > 90o
⇒ ∠B > ∠D1 ( trong 1 tam giác, góc tù là góc lớn nhất- chú ý tổng ba góc trong một tam giác bằng 180º) ⇒ AD > AB (đối diện góc lớn hơn là cạnh lớn hơn) (1)
Trong ΔABD ta có: ∠D2 là góc ngoài tại đỉnh D nên ∠D2 = ∠B + ∠BAD. Suy ra: ∠D2 > ∠B > 90o
Trong ΔADC ta có: ∠D2 > 90o
⇒ ∠D2 > ∠C ⇒ AC > AD (cạnh đối diện góc lớn hơn là cạnh lớn hơn) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AB < AD < AC
Bài 4 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Điền dấu “X” vào chỗ trống thích hợp.
Câu | Đúng | Sai |
1. Trong một tam giác vuông, cạnh đối diện với góc vuông là cạnh lớn nhất | …… | …… |
2. Trong một tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất | …… | …… |
3. Trong một tam giác, đối diện cạnh nhỏ nhất là góc nhọn | …… | …… |
4. Trong một tam giác, đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù | …… | …… |
Lời giải:
Câu | Đúng | Sai |
1. Trong một tam giác vuông, cạnh đối diện với góc vuông là cạnh lớn nhất | x | |
2. Trong một tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất | x | |
3. Trong một tam giác, đối diện cạnh nhỏ nhất là góc nhọn | x | |
4. Trong một tam giác, đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù | x |
Bài 5 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm K nằm giữa A và C. So sánh độ dài BK, BC.
Lời giải:
Trong ΔABK, ta có ∠BKC là góc ngoài tại đỉnh K nên ∠BKC = ∠A + ∠ABK
Suy ra: ∠BKC > ∠A = 90o (tính chất góc ngoài)
Trong ΔBKC ta có ∠BKC là góc tù, BC là cạnh đối diện với ∠BKC
Suy ra BC là cạnh lớn nhất
Do đó BC > BK.
Bài 6 trang 37 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC ở D. So sánh các độ dài AD, DC.
Lời giải:
Kẻ DH ⊥ BC.
Xét hai tam giác vuông ABD và HBD, ta có:
∠B1 = ∠B2 ( vì BD là tia phân giác của góc ABC).
Cạnh huyền BD chung
∠BAD = ∠BHD = 90º
Suy ra: ΔABD = ΔHBD (cạnh huyền, góc nhọn)
⇒ AD = HD (2 cạnh tương ứng) (1)
Trong tam giác vuông DHC có ∠DHC = 90o
⇒ DH < DC (cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AD < DC
Bài 7 trang 37 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có AB < AC. Gọi M là trung điểm của BC. So sánh ∠(BAM) và ∠(MAC)
Lời giải:
Trên tia đối tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA
Xét ΔAMB và ΔDMC, ta có:
MA = MD (theo cách vẽ)
∠(AMB) = ∠(DMC) (đối đỉnh)
MB = MC (gt)
Suy ra: ΔAMB = ΔDMC (c.g.c)
Suy ra: AB = CD (2 cạnh tương ứng)
và ∠D = ∠A1(2 góc tương ứng) (1)
Mà AB < AC (gt)
nên: CD < AC
Trong ΔADC, ta có: CD < AC
Suy ra: ∠D > ∠A2(đối diện cạnh lớn hơn là góc lớn hơn) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ∠A1 > ∠A2hay ∠(BAM) > ∠(MAC) .
Bài 8 trang 37 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có AB < AC. Tia phân giác của góc A cắt BC ở D. So sánh các độ dài BD, DC.
Lời giải:
Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = AB.
Ta có: AB < AC nên AE < AC
Suy ra E nằm giữa A và C.
Xét ΔABD và ΔAED, ta có:
AB = AE (theo cách vẽ)
∠(BAD) = ∠(EAD) (gt)
AD cạnh chung
Suy ra: ΔABD = ΔAED (c.g.c)
Suy ra: BD = DE (2 cạnh tương ứng)
và ∠(ABD) = ∠(AED) (2 góc tương ứng)
Mà: ∠(ABD) + ∠B1= 180o (2 góc kề bù)
∠(AED) + ∠E1= 180o (2 góc kề bù)
Suy ra: ∠B1= ∠E1
Trong ΔABC ta có ∠B1là góc ngoài tại đỉnh B
Ta có: ∠B1 > ∠C (tính chất góc ngoài của tam giác)
Suy ra: ∠E1> ∠C
Suy ra: DC > DE (đối diện góc lớn hơn là cạnh lớn hơn)
Vậy BD < DC.
Bài 9 trang 37 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Chứng minh rằng nếu một tam giác vuông có một góc nhọn bằng 30o thì cạnh góc vuông đối diện với nó bằng nửa cạnh huyền.
Lời giải:
Xét ΔABC, ta có: ∠A= 90o; ∠B= 30o
Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho CD = AC
Ta có: ΔACD cân tại C
Mà ∠C + ∠B = 90o (tính chất tam giác vuông)
Suy ra: ∠C = 90o - ∠B = 90o - 30o = 60o
Suy ra: ΔACD đều
Suy ra: AC = AD = DC và ∠A1= 60o
Ta có: ∠A1+ ∠A2 = ∠BAC = 90o
⇒ ∠A2 = 90o - ∠A1 = 90o - 60o = 30o
Trong ΔADB, ta có: ∠A2 = ∠B= 30o
Suy ra: ΔADB cân tại D (vì có 2 góc kề cạnh AB bằng nhau)
Hay AD = DB
Suy ra: AC = CD = DB mà CD + DB = BC
Vậy AC = 1/2 BC.
Bài 10 trang 37 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Chứng minh định lý “Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn” theo gợi ý sau:
Cho tam giác ABC có ∠B > ∠C
a. Có thể xảy ra AC < AB hay không?
b. Có thể xảy ra AC = AB hay không?
Lời giải:
a. Nếu AB > AC thì ∠C > ∠B (góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)
Điều này trái với giả thiết ∠B > ∠C nên không xảy ra.
b. Nếu AB = AC thì ΔABC cân tại A
⇒ ∠B = ∠C(tính chất tam giác cân)
Điều này trái với giả thiết ∠B > ∠C nên không xảy ra.
Vậy nếu ∠B > ∠C thì AC > AB.
Bài 1.1 trang 37 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có ∠A là góc tù, ∠B > ∠C. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
(A) AB > AC > BC
(B) AC > AB > BC
(C) BC > AB > AC
(D) BC > AC > AB
Lời giải:
Do ∠A là góc tù nên ∠A lớn nhất. Vậy có ∠A> ∠B > ∠C. Từ đó suy ra BC > AC > AB. Chọn (D) BC > AC > AB.
Bài 1.2 trang 37 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có AB = 5cm, BC = 6cm và AC = 7cm. Gọi ∠A , ∠B , ∠C theo thứ tự là góc ngoài tại đỉnh A, B, C của tam giác đó. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
(A) ∠A > ∠B > ∠C
(B) ∠B > ∠C > ∠A
(C) ∠C > ∠A > ∠B
(D) ∠C > ∠B > ∠A
Lời giải:
Chọn C
Bài 1.3 trang 37 sách bài tập Toán 7 Tập 2: So sánh các cạnh của một tam giác cân, biết rằng nó có một góc ngoài bằng 40o.
Lời giải:
Theo giả thiết, tam giác cân này có một góc ngoài bằng 40o nên nó có một góc trong bằng 180o - 40o = 140o. Góc trong này không thể là góc ở đáy của tam giác cân mà phải là góc ở đỉnh. Vậy cạnh đáy của tam giác cân lớn hơn hai cạnh bên của nó.
Bài 1.4 trang 37 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC với AB ≤ AC. Trên cạnh BC lấy một điểm M bất kỳ khác B và C. Chứng minh rằng AM < AC.
Lời giải:
ΔABC có AB ≤ AC ⇒ ∠C ≤ ∠B.
ΔABM có ∠M1 là góc ngoài nên ∠M1 > ∠B
⇒ ∠M1 > ∠C
ΔAMC có ∠M1 > ∠C ⇒ AC > AM.
Bài 1.5 trang 38 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC với AB ≤ BC ≤ CA. Trên các cạnh BC và AC lần lượt lấy hai điểm M và N (khác A, B, C). Chứng minh rằng MN < AC.
Lời giải:
Kẻ đoạn thẳng AM. Xét tam giác MAC. Chứng minh tương tự như bài 1.4 ta có MN < a, trong đó a là đoạn lớn nhất trong hai đoạn thẳng MA và MC. Nếu ta chứng minh được
MA < AC và MC < AC thì sẽ suy ra được a < AC, từ đó có MN < AC.
Trong tam giác ABC có AB ≤ AC, M ∈ BC (M ≠ B, M ≠ C); Chứng minh tương tự bài 1.4, ta có AM < AC. Mặt khác MC < BC ≤ CA. Vậy a < AC, suy ra MN < AC.
Bài 1.6 trang 38 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có góc A tù. Trên cạnh AB lấy điểm D (khác A và B), trên cạnh AC lấy điểm E (khác A và C). Chứng minh rằng DE < BC.
Lời giải:
+ ΔADE có ∠E1 là góc ngoài ⇒ ∠E1 > ∠A
Mà ∠A > 90o ⇒ ∠E1 > 90o
ΔCDE có ∠E1 tù ⇒ CD là cạnh lớn nhất ⇒ CD > DE (1)
+ Tương tự xét ΔADC có ∠D1 là góc ngoài
⇒ ∠D1 > ∠A ⇒ ∠D1 > 90o (vì ∠A > 90º)
ΔBDC có ∠D1 tù ⇒ BC là cạnh lớn nhất ⇒ BC > CD (2)
Từ (1) và (2) suy ra BC > DE.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 2: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu
- Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác
- Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc
- Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều