Sách bài tập Toán 6 Chương 2: Góc
"Một lần đọc là một lần nhớ". Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập sách bài tập môn Toán lớp 6, loạt bài Giải sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2 Chương 2: Góc hay nhất với lời giải được biên soạn công phu có kèm video giải chi tiết bám sát nội dung SBT Toán 6. Hi vọng với các bài giải bài tập trong sách bài tập Toán lớp 6 Hình học này, học sinh sẽ yêu thích và học tốt môn Toán 6 hơn.
Sách bài tập Toán 6 Bài 1: Nửa mặt phẳng
Bài 1 trang 80 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Cho ba điểm A, B, C nằm ngoài đường thẳng a. Biết rằng cả hai đoạn thẳng BA, BC đều cắt đường thẳng a. Hỏi đoạn thắng AC có cắt đường thẳng a hay không? Vì sao?
Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a.
Lời giải:
* Đường thẳng a cắt đoạn AB nên A và B thuộc hai nửa mp đối nhau bờ là đường thẳng a.
Đường thẳng a cắt đoạn thẳng BC nên B và C thuộc hai nửa mp đối nhau bờ là đường thẳng a.
Do đó A và C cùng thuộc một nửa mp bờ là đường thẳng a
Suy ra đường thẳng a không cắt đoạn AC.
* Hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a là:
+ Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm B
+ Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A (hoặc chứa điểm C).
Bài 2 trang 80 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Cho bốn điển A, B, C, D không nằm trên đường thẳng a, trong đó A và B thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a, còn C và D thuộc nửa mặt phẳng kia.
Hỏi đường thẳng a cắt đoạn thẳng nào, không cắt đoạn thẳng nào trong các đoạn thẳng nối hai trong bốn điểm A, B, C, D?
Lời giải:
Điểm A, B cùng nằm trên một mặt phẳng bờ a , điểm C, D cùng nằm trên một nửa mặt phẳng đường thẳng a không cắt đoạn thẳng AB cũng không cắt đoạn thẳng CD. Trong khi đó đường thẳng a cắt đoạn thẳng AC, AD, BC, BD.
Bài 3 trang 80 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Cho hai tia Oa, Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A thuộc tia Oa, B thuộc tia Ob . Gọi C là điểm nằm giữa A và B. Vẽ điểm D sao cho B nằm giữa A và D. Hỏi trong hai tia OC, OD thì tia nào nằm giữa hai tia OA, OB, tia nào không nằm giữa hai tia OA, OB?
Lời giải:
Theo đề bài ta có hình vẽ như hình bên:
Vì C nằm giữa A và B nên tia OC nằm giữa hai tia OA và OB
Vì D không nằm giữa A và B nên tia OD không nằm giữa hai tia OA, và OB
Bài 4 trang 80 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Cho hai tia Oa, Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A thuộc tia Oa, B thuộc tia Ob. Gọi C là điểm nằm giữa A, và B. Gọi M là điểm không trùng O thuộc tia đối của tia OC.
a) Tia OM có cắt đoạn thẳng AB hay không?
b) Tia OB có cắt đoạn thẳng AM hay không?
c) Tia OA có cắt đoạn thẳng BM hay không?
d) Trong ba tia OA, OB, OM có tia nào nằm giữa hai tia còn lại hay không?
Lời giải:
Ta có hình vẽ như hình bên :
a) Tia OM không cắt đoạn thẳng AB.
b) Tia OB không cắt đoạn thẳng AM.
c) Tia OA không cắt đoạn thẳng BM.
d) Trong ba tia OA, OM, OB không có tia nào nằm giữa hai tia còn lại.
Bài 5 trang 80 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Ở hình bên, cho ba điểm A, B, C thẳng hàng.
a) Gọi tên hai tia đối nhau.
b) Tia BE nằm giữa hai tia nào?
c) Tia BD nằm giữa hai tia nào?
Lời giải:
a) Hai tia đối nhau là BA và BC
b) Tia BE nằm giữa hai tia BA và BC.
c) Tia BD nằm giữa hai tia BA và BC.
.............................
Sách bài tập Toán 6 Bài 2: Góc
Bài 6 trang 82 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Đọc tên và viết ký hiệu các góc ở hình bên:
Có bao nhiêu góc tất cả?
Lời giải:
Góc BAC ký hiệu ∠BAC (hoặc ∠CAB).
Góc BAD ký hiệu ∠BAD (hoặc ∠DAB).
Góc CAD ký hiệu ∠CAD (hoặc ∠DAC).
Có tất cả là 3 góc.
Bài 7 trang 82 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Vẽ ba tia chung gốc Ox, Oy, Oz. Kí hiệu các góc có được là O1^; O2^; O3^.
Góc | Tên đỉnh | Tên cạnh |
O1^ | ||
O2^ | ||
O3^ |
Lời giải:
Góc | Tên đỉnh | Tên cạnh |
O1^ | O | Ox, Oy |
O2^ | O | Oy, Oz |
O3^ | O | Ox, Oz |
Bài 8 trang 82 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Bổ sung chỗ thiếu (…) trong các phát biểu sau:
a) Góc xOy là hình gồm …………………………
b) Góc yOz được ký hiệu là……………………..
c) Góc bẹt là góc có ………………………………
Lời giải:
a) Góc xOy là hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy.
b) Góc yOz được ký hiệu là góc
c) Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
Bài 9 trang 82 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Bổ sung phần thiếu (…) trong phát biểu sau:
Khi hai tia Ox, Oy không đối nhau, M là điểm nằm trong góc xOy nếu …………………
Lời giải:
Khi hai tia Ox, Oy không đối nhau, M là điểm nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Bài 10 trang 83 sách bài tập Toán 6 Tập 2: Vẽ
a) Góc xOy.
b) Tia OM nằm trong góc xOy.
c) Điểm N nằm trong góc xOy.
Lời giải:
.............................
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều