Bài 164 trang 101 SBT Toán 8 Tập 1



Ôn tập chương 1 - Phần Hình học

Bài 164 trang 101 SBT Toán 8 Tập 1: Cho đoạn thẳng AB = a. Gọi M là một điểm nằm giữa A và B. Vẽ về một phía của AB các hình vuông AMNP, BMLK có tâm theo thứ tự là C, D. Gọi I là trung điểm của CD.

a. Tính khoảng cách từ I đến AB.

b. Khi M di chuyển trên đoạn thẳng AB thì I di chuyển trên đường thằng nào?

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 8 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 8

a) Kẻ CE ⊥ AB, IH ⊥ AB, DF ⊥ AB

Suy ra: CE // DF // IH

Mà IC = ID (giả thiết)

Nên IH là đường trung bình của hình thang DCEF 

IH= DF+CE 2

Vì C là tâm hình vuông AMNP nên ΔCAM vuông cân tại C.

CE ⊥ AM ⇒ CE là đường trung tuyến (tính chất tam giác cân)

⇒ CE = 1 2 AM.

Vì D là tâm hình vuông BMLK nên ΔDBM vuông cân tại D.

DF ⊥ BM ⇒ DF là đường trung tuyến (tính chất tam giác cân)

⇒ DF = 1 2 BM.

Vậy CE + DF = 1 2 AM+ 1 2 BM= 1 2 (AM+BM)= 1 2 AB= a 2

Suy ra: IH= a 2 2 = a 4

b) Gọi Q là giao điểm của BL và AN.

Ta có: AN ⊥ MP (tính chất hình vuông)

BL ⊥ MK (tính chất hình vuông)

MP ⊥ MK (tính chất hình vuông)

Suy ra: BL ⊥ AN ⇒ ΔQAB vuông cân tại Q cố định.

 Khi M thay đổi thì I thay đổi luôn cách đoạn thẳng AB cố định một khoảng không đổi bằng a 4 nên I chuyển động trên đường thẳng song song với AB, cách AB một khoảng bằng a 4 .

Khi M trùng B thì I trùng với S là trung điểm của BQ.

Khi M trùng với A thì I trùng với R là trung điểm của AQ.

Vậy khi M chuyển động trên đoạn AB thì I chuyển động trên đoạn thẳng RS song song với AB, cách AB một khoảng bằng a 4

Các bài giải bài tập sách bài tập Toán 8 (SBT Toán 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:


on-tap-chuong-1-phan-hinh-hoc-toan-8.jsp


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học