Bài 158 trang 100 SBT Toán 8 Tập 1



Ôn tập chương 1 - Phần Hình học

Bài 158 trang 100 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D là trung điểm của BC. Gọi M là điểm đối xứng với D qua AB, E là giao điểm của DM và AB. Gọi N là điểm đối xứng với D qua AC, F là giao điểm của DN và AC.

a. Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?

b. Các tứ giác ADBM, ADCN

c. Chứng minh rằng M đối xứng với N qua A.

d. Tam giác ABC có điều kiện gìthì tứ giác AEDF là hình vuông.

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 8 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 8

a) Điểm M và điểm D đối xứng qua trục AB

Suy ra AB là đường trung trực của đoạn thẳng MD

⇒ AB ⊥ DM ⇒ AED ^ = 90o

Điểm D và điểm N đối xứng qua trục AC 

⇒ AC là đường trung trực của đoạn thẳng DN 

⇒ AC ⊥ DN ⇒ AFD ^ = 90°

Xét tứ giác AEDF có

EAF ^ = 90o (giả thiết)

AFD ^ = 90°

AED ^ = 90o

Vậy tứ giác AEDF là hình chữ nhật (vì có 3 góc vuông).

b) Tứ giác AEDF là hình chữ nhật

⇒ DE // AC; DF // AB

Trong ∆ABC, ta có: 

DB = DC (giả thiết)

Mà DE // AC

Suy ra: AE = EB (tính chất đường trung bình của tam giác)

Lại có: DF // AB và DB = DC

Suy ra: AF = FC (tính chất đường trung bình của tam giác)

Xét tứ giác ADBM, ta có: 

AE = EB (chứng minh trên)

ED = EM (vì AB là trung trực DM)

Suy ra tứ giác ADBM là hình bình hành (vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)

Mặt khác: AB ⊥ DM

Vậy hình bình hành ADBM là hình thoi (vì có hai đường chéo vuông góc)

Xét tứ giác ADCN, ta có: 

AF = FC (chứng minh trên)

DF = FN (vì AC là đường trung trực DN)

Suy ra tứ giác ADCN là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường).

Lại có: AC ⊥ DN

Vậy hình bình hành ADCN là hình thoi (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)

c) Tứ giác ADBM là hình thoi ⇒ AM // DB và AM = AD

Hay AM // BC và AM = AD (1)

Tứ giác ADCN là hình thoi ⇒ AN // DC và AD = AN

Hay AN // BC và AN = AD (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AM trùng với AN hay M, A, N thẳng hàng.

Và AM = AN nên A là trung điểm của MN.

Vậy điểm M và điểm N đối xứng qua điểm A.

d) Hình chữ nhật AEDF trở thành hình vuông khi AE = AF

Ta có: AE = 1 2 AB; AF = 1 2 AC

Nên AE = AF ⇒ AB = AC.

Vậy nếu ∆ABC vuông cân tại A thì tứ giác AEDF là hình vuông.

Các bài giải bài tập sách bài tập Toán 8 (SBT Toán 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:


on-tap-chuong-1-phan-hinh-hoc-toan-8.jsp


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học