Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 34 (có đáp án) : Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Với câu hỏi trắc nghiệm Sinh 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh học 9 để đạt điểm cao trong bài thi Sinh lớp 9.

Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện của thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn?

A. Các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống mạnh, sinh trưởng tốt.

B. Các cá thể của thế hệ kế tiếp phát triển chậm.

C. Các cá thể của thế hệ kế tiếp có năng suất giảm và có thể chết.

D. Một số cá thể có thể bị bệnh bạch tạng, thân lùn.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất?

A. Tạo ra dòng thuần chủng để làm giống.

B. Tập hợp các đặc tính quý vào giống để sản xuất.

C. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.

D. Phát hiện và loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng nhất về khái niệm giao phối gần?

A. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ.

B. Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể cùng loài khác nhau.

C. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

D. Giao phối gần là sự giao phối giữa bố mẹ và con cái.

Câu 4: Đặc điểm của thoái hóa do giao phối gần ở động vật là gì?

A. Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu.

B. Các thế hệ sau có khả năng sinh sản giảm.

C. Các thế hệ sau có thể bị dị tật bẩm sinh, chết non.

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau.

B. Ở cây giao phấn, hiện tượng thoái hóa thường xuất hiện do tự thụ phấn.

C. Đậu Hà lan là cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt.

D. Hiện tượng thoái hóa ở thực vật làm cây kém phát triển, sinh trưởng chậm và có thể chết.

Câu 6: Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái được gọi là gì?

A. Giao phối cận huyết.

B. Thụ tinh nhân tạo.

C. Ngẫu phối.

D. Đáp án khác.

Câu 7: Hiện tượng thoái hóa ở thực vật xuất hiện do

A. thụ phấn nhân tạo.

B. giao phấn giữa các cây đơn tính.

C. tự thụ phấn.

D. đáp án khác.

Câu 8: Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để

A. duy trì một số tính trạng mong muốn.

B. tạo dòng thuần.

C. tạo ưu thế lai.

D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai.

Câu 9: Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết?

A. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.

B. Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp.

C. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 10: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không thay đổi.

B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.

C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp không đổi.

D. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần nhưng không bị thoái hóa.

B. Qua các thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ thể đồng hợp tăng còn thể dị hợp giảm.

C. Tự thụ phấn làm tăng biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

D. Giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau.

Bài giảng: Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần - Cô Đỗ Chuyên (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác: