Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 43 (có đáp án) : Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Với câu hỏi trắc nghiệm Sinh 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh học 9 để đạt điểm cao trong bài thi Sinh lớp 9.

Câu 1: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt trong các động vật sau

A. Hổ

B. Thằn lằn

C. Cú mèo

D. Cừu

Câu 2: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau

A. Giun đất

B. Thằn lằn

C. Tắc kè

D. Chồn

Câu 3: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50 C.

B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.

C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường.

D. Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Câu 4: Cho các phát biểu sau

1. Cây sống ở vùng ôn đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.

2. Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.

3. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

4. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Câu 5: Những nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?

A. Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát.

B. Cá, chim, thú, con người.

C. Chim, thú, con người.

D. Thực vật, cá, chim, thú.

Câu 6: Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm

A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.

B. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển.

D. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.

Câu 7: Lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

A. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển.

B. Cây sống ở nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

C. Bò sát có khả năng chống mất nước kém hơn ếch nhái.

D. Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc.

Câu 8: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém

A. Cây rêu

B. Cây xoài

C. Cây xương rồng

D. Cây bắp cải

Câu 9: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn tốt

A. Cây thài lài

B. Cây nha đam

C. Cây bắp cải

D. Cây rêu

Câu 10: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa ẩm

A. Thằn lằn

B. Tắc kè

C. Ếch nhái

D. Bọ ngựa

Câu 11: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa khô

A. Thằn lằn

B. Hà mã

C. Giun đất

D. Hải cẩu

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

1. Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng ít đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

2. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.

3. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi trường.

4. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0-50C.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Bài giảng: Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật - Cô Đỗ Chuyên (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học