Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 (có đáp án) : Thường biến

Với câu hỏi trắc nghiệm Sinh 9 Bài 25: Thường biến có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh học 9 để đạt điểm cao trong bài thi Sinh lớp 9.

Câu 1: Biến dị bao gồm

A. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

B. Biến dị tổ hợp và đột biến.

C. Đột biến và thường biến.

D. Đột biến gen và đột biến NST.

Câu 2: Thường biến thuộc loại biến dị không di truyền vì

A. phát sinh trong đời sống của cá thể.

B. không biến đổi kiểu gen.

C. do tác động của môi trường.

D. không biến đổi các mô, cơ quan.

Câu 3: Các đặc điểm của thường biến là

A. không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.

B. xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.

C. phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Biến dị tổ hợp là

A. Sự tổ hợp vật chất di truyền giữa ADN và NST.

B. Sự tổ hợp vật chất di truyền với protein.

C. Sự tổ hợp vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ cho con nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh.

D. Sự tổ hợp các tính trạng có sẵn của bố mẹ cho con.

Câu 5: Những đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến là

1. thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định.

2. thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật.

3. thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình.

4. thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được.

5. thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính.

A. 1, 2 và 3.    B. 1, 2 và 4.    C. 2 và 3.    D. 1 và 2.

Câu 6: Biến dị nào sau đây không phải là thường biến?

1. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người.

2. Cây rụng lá vào mùa đông.

3. Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu.

4. Lá hoa súng trong điều kiện ngập dưới nước lá nhỏ và nhọn, còn lá nổi trên mặt nước to và tròn.

5. Bệnh mù màu ở người.

A. 1, 3 và 5.     B. 2 và 3.     C. 1 và 5.     D. 3.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không phụ thuộc vào kiểu hình.

B. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.

C. Thường biến giúp cơ thể sinh vật thích nghi với môi trường nên thường biến là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

D. Mức phản ứng và thường biến đều không di truyền được.

Câu 7: Mức phản ứng là

A. Giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

B. Giới hạn của một kiểu hình trước môi trường khác nhau.

C. Mức độ biểu hiện khác nhau của kiểu hình trước môi trường.

D. Mức độ biểu hiện của kiểu gen.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Năng suất câu trồng, vật nuôi không phụ thuộc vào môi trường, điều kiện chăm sóc.

B. Các tícnh trạng số lượng có mức phản ứng rộng, các tính chát lượng có mức phản ứng hẹp.

C. Các tícnh trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, các tính chát lượng có mức phản ứng rộng.

D. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.

Câu 9: Ví dụ về mức phản ứng là

A. Tắc kè hoa trên lá cây da có hoa văn màu xanh lá cây, trên đá có màu của rêu đá.

B. Nổi da gà khi trời lạnh.

C. Bệnh mù màu.

D. Ở thỏ, tại đầu mút cơ thể có màu lông đen, những vị trí khác có màu trắng.

Câu 10: Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?

1. Thường biến làm biến đổi kiểu hình nên làm biến đổi kiểu gen.

2. Thường biến giúp sinh vật thích nghi thụ động trước những biến đổi của điều kiện sống.

3. Thường biến tăng khả năng chống chịu và sinh sản của sinh vật.

4. Mức phản ứng của tính trạng do kiểu gen quy định.

5. Đột biến gen và đột biến NST đều là biến dị di truyền.

A. 1.    B. 2.     C. 3.     D. 4.

Bài giảng: Bài 25: Thường biến - Cô Đỗ Chuyên (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác: