Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)



Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 10.

A. Lý thuyết bài học

Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

- Là bào quan có 2 lớp màng bao bọc

- Màng ngoài trơn, nhẵn; màng trong gấp khúc ăn sâu vào tế bào chất tạo thành các gờ răng lược, có nhiều loại enzim hô hấp.

- Chất nền chứa: ADN và ribôxôm.

- Chức năng: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào

Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

- Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, có 2 lớp màng bao bọc.

- Bên trong chứa chất nên và hệ thống túi dẹt gọi là tilacôit, tilacôit xếp chồng lên nhau được gọi là các hạt grana, các grana nối với nhau bằng hệ thống màng, trên màng chứa chất diệp lục và các enzim.

- Trong chất nền chứa ADN và ribôxôm.

- Chức năng: Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học mà cơ thể sử dụng được.

1. Không bào

- Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc

- Chức năng: chứa các chất dự trữ, hoặc các chất phế thải cũng như giúp các tế bào hút nước.

2. Lizoxom

- Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc

- Chức năng: phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

A/ Tế bào nhân thực – Các bào quan có màng kép

Câu 1: Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là

A. Chứa đựng thông tin di truyền

B. Tổng hợp nên ribôxôm

C. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

D. Cả A và C

Lời giải:

Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Nếu xem tế bào là một thành phố hoạt động, thì nhân là:

A. Trung tâm điều khiển

B. Hàng rào kiểm soát

C. Nhà máy tạo nguyên liệu

D. Nhà máy tạo năng lượng

Lời giải:

Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:

A. Vùng nhân

B. Ribôxôm

C. Màng sinh chất

D. Nhân tế bào

Lời giải:

Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính nhân tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì

A. Nhân chưa đựng tất cả các bào quan của tế bào

B. Nhân chưa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào

C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào

D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất

Lời giải:

Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào do vậy nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

A. Có cấu trúc màng kép

B. Có nhân con

C. Chưa vật chất di truyền

D. Có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất

Lời giải:

Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào do vậy nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Ở nhân tế bào động vật, nhận định nào về màng nhân là sai?

A. Nhân chỉ có một màng duy nhất

B. Màng nhân gắn với lưới nội chất

C. Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân

D. Màng nhân cho phép các phân tử chất nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân

Lời giải:

Màng nhân là màng kép gồm màng ngoài và màng trong.

Màng ngoài thường nối với lưới nội chất.

Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân.

Lỗ nhân trên màng prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Trên màng nhân có rất nhiều các lỗ nhỏ, chúng được gọi là “lỗ nhân”. Đâu là phát biểu sai về lỗ nhân?

A. Lỗ nhân có kích thước từ 50 – 80nm

B. Lỗ nhân chỉ được hình thành khi lớp màng nhân trong và lớp màng nhân ngoài áp sát với nhau theo quy tắc “đồng khớp”

C. Protein và ARN là 2 phân tử được cho phép ra vào tại lỗ nhân

D. Protein là phân tử chỉ đi ra, không thể đi vào còn ARN là phân tử đi vào, không thể đi ra

Lời giải:

Trên màng có lỗ nhân (50 – 80nm) gắn với các phân tử protein, cho phép các phân từ nhất định đi vào hoặc đi ra. (Protein đi vào và ARN đi ra, lỗ nhân chỉ hình thành khi 2 màng nhân áp sát nhau). Lỗ nhân chỉ được hình thành khi lớp màng nhân trong và lớp màng nhân ngoài áp sát với nhau theo quy tắc “đồng khớp”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ở nhân tế bào động vật, chất nhiễm sắc có ở đâu ?

A. Dịch nhân

B. Màng trong

C. Màng ngoài

D. Nhân con

Lời giải:

Dịch nhân chứa một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Trong dịch nhân có chứa

A. Ti thể và tế bào chất

B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc thể

C. Chất nhiễm sắc và nhân con

D. Nhân con và mạng lưới nội chất

Lời giải:

Trong dịch nhân có chứa chất nhiễm sắc và nhân con

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cấu tạo của nhân con là

A. Lipit

B. r ARN

C. Prôtêin

D. ADN

Lời giải:

Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80% - 85%) và rARN

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Hạch nhân (hay nhân con) có vai trò:

A. Điều khiển các hoạt động sống của tế bào

B. Hình thành thoi vô sắc

C. Nơi tích tụ tạm thời các ARN

D. Nơi tổng hợp prôtêin của tế bào

Lời giải:

Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80% - 85%) và rARN; là nơi tích tụ tạm thời các ARN.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây không có nhân ?

A. Tế bào gan

B. Tế bào cơ tim

C. Tế bào thần kinh

D. Tế bào hồng cầu

Lời giải:

Tế bào hồng cầu không có nhân, ti thể hay riboxom, do vậy chúng có hình đĩa lõm hai mặt để vận chuyển các chất khí hiệu quả hơn.

Tế bào gan, cơ tim, tế bào thần kinh đều có nhân

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có nhiều nhân ?

A. Tế bào gan

B. Tế bào cơ vân

C. Tế bào bạch cầu đa nhân

D. Cả 3 loại tế bào trên

Lời giải:

Tế bào gan, cơ tim, tế bào thần kinh đều có nhân

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là

A. Lạp thể

B. Ti thể

C. Bộ máy gôngi

D. Ribôxôm

Lời giải:

Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là ti thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là

A. Riboxom

B. Bộ máy gongi

C. Lưới nội chất

D. Ti thể

Lời giải:

Ti thể là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải cấu tạo của ti thể?

A. Trong ti thể có chưa ADN và riboxom

B. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau

C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp

D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn

Lời giải:

Ti thể là bào quan được bao bọc bởi hai màng, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Để thưc hiện chức năng là trạm năng lượng của tế bào, ti thể có cấu trúc như thế nào?

A. Có màng kép với màng trong ăn sâu vào ti thể

B. Có các ribôxôm và hệ gen là DNA vòng kép

C. Có chưa hệ enzim hô hấp bám ở các mấu lồi

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Ti thể là bào quan được bao bọc bởi hai màng, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào; trên mào có nhiều loại enzim hô hấp. Ti thể chứa nhiều prôtêin và lipit, ngoài ra còn chứa axit nuclêic (ADN vòng, ARN) và ribôxôm (giống với ribôxôm của vi khuẩn).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Ti thể không có chức năng nào sau đây?

A. Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP

B. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian

C. Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất

D. Khử độc cho tế bào

Lời giải:

Ti thể là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP. Ngoài ra, ti thể còn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?

A. Chuyển hóa năng lượng cho các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động

B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể

C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất

D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào

Lời giải:

Ti thể có các chức năng như:

- Chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành năng lượng ATP trong quá trình hô hấp tế bào

- Tạo ra sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Tuy nhiên chức năng chính của ti thể là tổng hợp ra ATP và cung cấp ATP cho tế bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Các tế bào sau đây trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào

A. Hồng cầu

B. Cơ tim

C. Biểu bì

D. Xương

Lời giải:

Tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào cơ tim.

Đáp án cần chọn là: B

B/ Tế bào nhân thực – Các bào quan có màng đơn

Câu 1: Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ

A. Tổng hợp prôtêin và lipit

B. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể

C. Cung cấp năng lượng ATP

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Lưới nội chất trơn không có chức năng

A. Tổng hợp bào quan peroxixom

B. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc

C. Tổng hợp protein

D. Chuyển hóa đường

Lời giải:

Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp bào quan peroxixom, tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào. Không có chức năng tổng hợp protein.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Lipit được tổng hợp ở

A. Lưới nội chất

B. Lưới nội chất hạt

C. Ribôxôm

D. Bộ máy gôngi

Lời giải:

Lipit được tổng hợp ở lưới nội chất trơn.

+ Lưới nội chất hạt: Tổng hợp protein

+ Ribôxôm: Tổng hợp protein

+ Bộ máy gôngi: Đóng gói và phân phối sản phẩm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?

A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào

B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào

C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit

D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể

Lời giải:

Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Mạng lưới nội chất hạt có chức năng gì?

A. Tổng hợp glucozơ

B. Tổng hợp nuclêic axit

C. Tổng hợp lipit

D. Tổng hợp prôtêin

Lời giải:

Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở chỗ lưới nội chất hạt

A. Hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống

B. Nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không

C. Có đính các hạt ribôxôm, còn lưới nội chất trơn không có

D. Có ribôxôm bám ở trong màng, còn luwosi nội chất trơn có ribôxôm bám ở ngoài màng

Lời giải:

Lưới nội chất hạt có đính các hạt ribô xôm, còn lưới nội chất trơn không có

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Việc phân biệt giữa lưới nội sinh chất (LNSC) có hạt và không hạt dựa vào đặc điểm:

A. LNSC có hình túi và LNSC không có hạt hình túi

B. LNSC có hạt có ribôxôm bám ở mặt ngoài còn LNSC không hạt có ribôxôm bám

C. LNSC có hạt có ribôxôm bám ở trong còn LNSC không hạt có ribôxôm bám ở mặt ngoài của lưới

D. LNSC nối thông với khoang giữa của màng nhân và LNSC không hạt nối thông với màng tế bào

Lời giải:

Việc phân biệt giữa lưới nội sinh chất dựa vào: Lưới nội chất hạt có đính các hạt ribôxôm, còn lưới nội chất trơn không có.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đặc điểm phân biệt giữa lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt là

A. Lưới nội chất hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân và lưới nội chất không hạt nối thông với màng tế bào.

B. Lưới nội chất hạt có hạt ribôxôm bám ở mặt ngoài còn lưới nội chất trơn thì không có hạt ribôxôm.

C. Lưới nội chất trơn có enzim tham gia vào tổng hợp lipit còn lưới nội chất hạt tổng hợp prôtêin.

D. Lưới nội chất trơn không có prôtêin và lưới nội chất hạt có prôtêin.

Lời giải:

Đặc điểm phân biệt giữa lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt là lưới nội chất hạt có hạt ribôxôm bám ở mặt ngoài còn lưới nội chất trơn thì không có hạt ribôxôm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Cho các ý sau đây:

(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào

(2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau

(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)

(4) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp lipit

(5) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp protein

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt đều có các đặc điểm: 1, 2, 3.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Mạng lưới nội chất có đặc điểm chung là:

A. Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào

B. Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau

C. Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)

D. Cả 3 đặc điểm trên

Lời giải:

Mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt đều có các đặc điểm:

+ Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào

+ Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau

+ Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn giống nhau ở chỗ:

A. Đều chứa axit nucleic

B. Đều là hệ thống xoang màng dẹt thông với nhau

C. Đều tổng hợp protein, lipit, đường

D. Đều tổng hợp protein, lipit, đường

Lời giải:

Đặc điểm chung của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn là B

Ý A,D đều là đặc điểm có ở lưới nội chất hạt

Lưới nội chất hạt tổng hợp protein, lưới nội chất trơn tổng hợp lipit, chuyển hoá đường

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào

A. Hồng cầu.

B. Bạch cầu.

C. Biểu bì.

D. Cơ.

Lời giải:

Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu,vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu,mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin.

Ngoài ra còn có các tuyến nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Lưới nội chất hạt có nhiều ở đâu?

A. Tế bào xương

B. Tế bào bạch cầu

C. Tế bào gan

D. Tế bào cơ tim

Lời giải:

Lưới nội chất hạt thường có nhiều ở trong tế bào bạch cầu ở trong máu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển?

(1) Tế bào cơ tim

(2) Tế bào hồng cầu

(3) Tế bào gan

(4) Tế bào biểu bì

(5) Tế bào bạch cầu

A. (1), (5)

B. (3), (5)

C. (1), (3)

D. (2), (4)

Lời giải:

Các tế bào có lưới nội chất hạt phát triển thường là các tế bào tạo ra nhiều protein

Đó là các tế bào (3), (5)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất trơn phát triển mạnh nhất là tế bào

A. Gan.

B. Bạch cầu.

C. Niêm mạc ruột.

D. Cơ.

Lời giải:

Lưới nội chất trơn phát triển nhiều ở tế bào gan vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể, hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?

A. Tế bào biểu bì

B. Tế bào gan

C. Tế bào hồng cầu

D. Tế bào cơ

Lời giải:

Tế bào gan có chứa nhiều nội chất trơn và là nơi có lưới nội chất trơn phát triển vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Vì sao lưới nội chất trơn phát triển mạnh ở tế bào gan?

A. Vì gan có chức năng lọc máu

B. Vì gan có chức năng tạo kháng thể để bảo vệ cơ thể

C. Vì gan có chức năng chuyển hóa đường

D. Vì gan có chức năng giải độc

Lời giải:

Vì gan có chức năng giải độc nên lưới nội chất trơn phát triển mạnh ở tế bào gan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Perôxixôm được hình thành từ bào quan nào ?

A. Lưới nội chất hạt

B. Lưới nội chất trơn

C. Ti thể

D. Bộ máy Gôngi

Lời giải:

Perôxixôm được hình thành từ lưới nội chất trơn, có chứa các enzim đặc hiệu, tham gia vào quá trình chuyển hoá lipit hoặc khử độc cho tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Đặc điểm của perôxixôm trong tế bào nhân thực là gì?

A. Có màng đơn bao bọc và kích thước nhỏ

B. Chứa enzim xúc tác tổng hợp và phân hủy H2O2

C. Được hình thành từ lưới nội chất trơn

D. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

Perôxixôm có màng đơn bao bọc và kích thước nhỏ, được hình thành từ lưới nội chất trơn, có chứa các enzim đặc hiệu, tham gia vào quá trình chuyển hoá lipit hoặc khử độc (phân giải H2O2 thành H2O và O2) cho tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Bộ máy Gôngi có cấu tạo

A. Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung.

B. Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng thông với nhau) theo hình vòng cung.

C. Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng tròn

D. Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng thông với nhau) theo hình vòng tròn

Lời giải:

Bộ máy Gôngi gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học