Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic



Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 10.

A. Lý thuyết bài học

1. Cấu trúc của ADN

Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

* Cấu trúc hoá học

- ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu).

- Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

+ Đường đêoxiribôza: C5H10O4

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitơ: 1 trong có 4 loại bazo nito là A, T, G, X.

- Các Nu liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polinuclêotit.

- Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hidro giữa các bazo nito của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

* Cấu trúc không gian

- Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

2. Chức năng của ADN

- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

1. Cấu trúc của ARN

- Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau tạo thành

- Có cấu tạo từ các nguyên tố hoá học : C,H,O,N, P.

- Một đơn phân ( nuclêôtit) được cấu tạo bởi 3 thành phần:

+ Đường ribôzơ: C5H10O5

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitơ: 1 trong 4 loại A, U, G, X.

- Đa số các loại phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit

- Có 3 loại ARN:

+ mARN: Cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng

+ tARN: Có cấu trúc với 3 thuỳ giúp liên kết với mARN.

+ rARN: Cấu trúc một mạch nhưng nhiều vùng các nucleotit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vung xoắn kép cục bộ.

2. Chức năng của ARN

- mARN: là khuôn trực tiếp trong quá trình dịch mã, truyền thông tin từ ADN đến prôtêin.

- tARN: mang axit amin đặc hiệu đến ribôxôm để tham gia quá trình dịch mã.

- rARN: là thành phần chủ yếu của ribôxôm địa điểm sinh tổng hợp chuỗi pôlypeptit, chứa 90% tổng hợp ARN của tế bào và 70-80% loại prôtein.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

A/ Axit nuclêic

Câu 1: Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?

A. C, H, O, N, P

B. C, H, O, P, K

C. C, H, O, S

D. C, H, O, P

Lời giải:

Các nguyên tố cấu tạo nên axit nucleic là C, H, O, N, P.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Chất nào sau đây được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C,H,O,N,P?

A. Prôtêin

B. Axit nuclêic

C. Photpholipit

D. Axit béo

Lời giải:

Các nguyên tố cấu tạo nên axit nucleic là C, H, O, N, P.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây?

A. ADN và ARN

B. ARN và Prôtêin

C. Prôtêin và AND

D. AND và lipit

Lời giải:

Axit nuclêic bao gồm ADN và ARN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: ADN là thuật ngữ viết tắt của

A. Axit nucleic

B. Axit nucleotit

C. Axit đêoxiribonucleic

D. Axit ribonucleic

Lời giải:

ADN là thuật ngữ viết tắt của axit đêôxiribônulêic

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: ADN là từ viết tắt của

A. Axit đêoxiribonucleic

B. Axit ribonucleic

C. Axit đêoxiribonucleotit

D. Axit ribonucleotit

Lời giải:

ADN là thuật ngữ viết tắt của axit đêôxiribônuclêic.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Đơn phân của ADN là

A. Nuclêôtit

B. Axit amin

C. Bazơ nitơ

D. Axit béo

Lời giải:

ADN (Axit Đêôxiribônuclêic) là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Đơn phân cấu tạo của phân tử ADN là:

A. Axit amin

B. Polinuclêôtit

C. Nuclêôtit

D. Ribônuclêôtit

Lời giải:

ADN (Axit Đêôxiribônuclêic) là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm

A. Đường pentôzơ và nhóm phốtphát

B. Nhóm phốtphát và bazơ nitơ

C. Đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ

D. Đường pentôzơ và bazơ nitơ

Lời giải:

Mỗi nucleotit cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, P, gồm 3 thành phần:

  • 1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X) .
  • 1 gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4) - đường pentôzơ
  • 1 gốc Axit photphoric (H3PO4)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêôtit là:

A. Đường, axit và prôtêin

B. Đường, bazơ nitơ và axit

C. Axit, prôtêin và lipit

D. Lipit, đường và prôtêin

Lời giải:

Mỗi nucleotit cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, P, gồm 3 thành phần:

- 1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X) .

- 1 gốc đường đêoxiribôzơ (C5p0O4) - đường pentôzơ

- 1 gốc Axit photphoric (H3PO4)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Các loại đơn phân của ADN là:

A. Ribonucleotit (A, T, G, X)

B. Nucleotit (A, T, G, X)

C. Ribonucleotit (A, U, G, X)

D. Nucleotit (A, U, G, X)

Lời giải:

Các loại nucleotit chỉ khác nhau ở bazo nito nên người ta đặt tên các loại nucleotit theo tên của bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Các loại nucleotit cấu tạo nên phân tử ADN khác nhau ở?

A. Thành phần bazơ nito

B. Cách liên kết của đường C5p0O4 với axit H3PO4

C. Kích thước và khối lượng các nucleotit

D. Cấu tạo từ các nguyên tố hữu cơ

Lời giải:

Các nucleotit đều được cấu tạo bởi 2 phần chung là axit photphoric và đường. Nhưng khác nhau về thành phần bazo nito -> nên người ta đặt tên các loại nucleotit theo tên của bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: ADN được cấu tạo từ bao nhiêu loại đơn phân ?

A. 3 loại

B. 4 loại

C. 5 loại

D. 6 loại

Lời giải:

ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nucleotit: A,T,G,X

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng

A. Liên kết phốtphodieste

B. Liên kết hidro

C. Liên kết glicozo

D. Liên kết peptit

Lời giải:

Các nucleic liền nhau trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phosphodieste)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa

A. Các axit phôtphoric của các nuclêôtit trên một mạch đơn của phân tử AND

B. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn của phân tử AND

C. Đường của nuclêôtit này với axit phôtphoric của nuclêôtit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử AND

D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN

Lời giải:

Nucleotit liền nhau liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phosphodieste)- giữa gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4) của nucleotit này với gốc axit photphoric (H3PO4) của nucleotit khác để tạo nên chuỗi polinucleotit.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết

A. Hyđrô

B. Peptit

C. Lon

D. Cộng hóa trị

Lời giải:

Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết hyđrô

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Trong cấu trúc không gian của phân tử ADN, các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các?

A. Liên kết glicozit

B. Liên kết phốtphodieste

C. Liên kết hidro

D. Liên kết peptit

Lời giải:

Giữa 2 mạch của ADN, các nucleotit được liên kết với nhau bằng liên kết hidro

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do

A. Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X)

B. Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân

C. Các bazo nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro

D. Hai bazo nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazo nito có kích thước lớn liên kết với nhau

Lời giải:

Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do một bazo nitơ có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nitơ có kích thước nhỏ (T hoặc X).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi

A. Số vòng xoắn

B. Chiều xoắn

C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit

D. Tỷ lệ A + T / G + X

Lời giải:

Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởisố lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi

A. Số lượng các nuclêôtit

B. Thành phần các nuclêôtit

C. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit

D. Cả A, B, C

Lời giải:

Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

A. Hàm lượng AND trong nhân tế bào

B. Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử AND

C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử AND

D. Số lượng của các nuclêôtit trong phân tử ADN

Lời giải:

Tính đặc thù của ADN quy định bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN.

Đáp án cần chọn là: C

B/ ARN

Câu 1: Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là:

A. Axit đêôxiribônuclêic

B. Axit photphoric

C. Axit ribônuclêic

D. Nuclêôtit

Lời giải:

Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là Axit Ribônuclêic.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần

A. Đường

B. Nhóm phốtphát

C. Bazơ nitơ

D. Cả A và C

Lời giải:

Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) gồm 3 thành phần:

1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở phân tử ADN là không có T mà thay bằng U.

1 gốc đường ribolozo (C5H12O5), ở ADN có gốc đườngđêoxiribôz(C5H10O4)

1 gốc axit photphoric (H3PO4).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Loại bazơ nitơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN?

A. Ađênin

B. Uraxin

C. Guanin

D. Xitôzin

Lời giải:

Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) có 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở phân tử ADN là không có T mà thay bằng U.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đơn phân của ARN bao gồm:

A. A, T, U, X

B. A, U, G, X

C. A, T, X, G

D. A, T, U, G

Lời giải:

Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) có 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở phân tử ADN là không có T mà thay bằng U.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình

A. Tự sao

B. Sao mã

C. Giải mã

D. Phân bào

Lời giải:

Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình sao mã từ ADN.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là :

A. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân

B. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit

C. Có cấu trúc một mạch

D. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân

Lời giải:

ARN có cấu trúc một mạch khác với ADN có cấu trúc 2 mạch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của ARN giống với ADN là :

A. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân

B. Có liên kết hiđrô giữa hai mạch

C. Có 4 loại đơn phân

D. Cả A, B, C

Lời giải:

Đặc điểm cấu tạo của ARN giống với ADN là: đều là đại phân tử, có cấu trúc đa phân; Có liên kết hiđrô giữa hai mạch (trừ ARN thông tin); Có 4 loại đơn phân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng cho cả ADN và ARN?

(1) Được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit

(2) Đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân

(3) Các đơn phân của chuỗi polynucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hydro

(4) Có cấu trúc gồm 1 chuỗi polynucleoit

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Lời giải:

Các đặc điểm đúng cho cả ADN và ARN là: 1,2

(3) sai, các đơn phân của chuỗi polynucleotit sẽ liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị.

(4) là đặc điểm của ARN.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Số loại ARN trong tế bào là:

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Lời giải:

Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong tế bào có các loại ARN nào:

A. tARN, rARN

B. rARN, mARN

C. mARN, rARN, tARN

D. mARN, tARN

Lời giải:

Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Kí hiệu của các loại ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN ribôxôm lần lượt là:

A. tARN, rARN và mARN

B. mARN, tARN và rARN

C. rARN, tARN và mARN

D. mARN, rARN và tARN

Lời giải:

Kí hiệu của ARN thông tin là mARN, ARN vận chuyển là tARN và ARN ribôxôm là rARN.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: mARN là kí hiệu của loại ARN nào sau đây ?

A. ARN thông tin

B. ARN vận chuyển

C. ARN ribôxôm

D. Các loại ARN

Lời giải:

Kí hiệu của ARN thông tin là mARN, ARN vận chuyển là tARN và ARN ribôxôm là rARN

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: “Vùng xoắn kép cục bộ” là cấu trúc có trong?

A. mARN và tARN

B. tARN và rARN

C. mARN và rARN

D. ADN

Lời giải:

Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong tARN và rARN

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: tARN và rARN có cấu trúc nào khác với mARN?

A. Một mạch

B. Tham gia vào dịch mã

C. Vùng xoắn kép cục bộ

D. Không được sinh ra từ gen

Lời giải:

Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong tARN và rARN, mARN có cấu trúc 1 mạch thẳng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được dùng như khuôn tổng hợp nên protein là

A. ADN

B. rARN

C. mARN

D. tARN

Lời giải:

mARN có cấu trúc mạch thẳng, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipeptit.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Loại ARN được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin là

A. mARN

B. tARN

C. rARN

D. Cả A, B, C

Lời giải:

mARN có cấu trúc mạch thẳng, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipeptit.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Chức năng của ARN thông tin là

A. Tổng hợp nên các ribôxôm

B. Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm

C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm

D. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

Lời giải:

ARN thông tin có chức năng truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp protein

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Chức năng của ARN vận chuyển là:

A. Vận chuyển các nguyên liệu để tổng hợp các bào quan

B. Chuyên chở các chất bài tiết của tế bào

C. Vận chuyển axit amin đến ribôxôm

D. Cả 3 chức năng trên

Lời giải:

tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipeptit

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Chức năng của phân tử tARN là?

A. Cấu tạo nên ribôxôm

B. Vận chuyển axit amin

C. Bảo quản thông tin di truyền

D. Vận chuyển các chất qua màng

Lời giải:

tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipeptit.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Chức năng của tARN là

A. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm

B. Truyền đạt thông tin di truyền tới ribôxôm

C. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

D. Tham gia cấu tạo ribôxôm

Lời giải:

Chức năng của tARN là vận chuyển axit amin tới riboxom.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học