Kiến thức trọng tâm Sinh học lớp 10 năm 2021 hay, chi tiết
Kiến thức trọng tâm Sinh học lớp 10 năm 2021 hay, chi tiết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn hệ thống Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 10.
- Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Sinh học 10 Bài 2: Các giới sinh vật
- Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
- Sinh học 10 Bài 4: Cacbohiđrat và lipit
- Sinh học 10 Bài 5: Protêin
- Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic
- Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ
- Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân thực
- Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Sinh học 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
- Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Sinh học 10 Bài 16: Hô hấp tế bào
- Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp
- Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
- Sinh học 10 Bài 19: Giảm phân
- Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Sinh học 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
- Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
- Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
- Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Sinh học 10 Bài 29: Cấu trúc của các loại virut
- Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- Sinh học 10 Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
A. Lý thuyết bài học
- Các cấp tổ chức của thế giới sống:
Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quân thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển.
- Trong đó các cấp độ cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức cấp trên.
- Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức sống được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Sinh vật và môi trường luôn không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng.
- Mọi cấp độ tổ chức sống luôn duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống Hệ thống sống tổn tại và phát triển.
3. Thế giới sống liên tục tiến hoá
Sự sống không ngừng sinh sôi và tiến hoá tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:
1. Quần xã
2. Quần thể
3. Cơ thể
4. Hệ sinh thái
5. Tế bào
Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…
A. 5-3-2-4-1
B. 5-3-2-1-4
C. 5-2-3-1-4
D. 5-2-3-4-1
Lời giải:
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:
Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:
A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã
B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể
C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái
D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
Lời giải:
Theo sự phân cấp trong thế giới sống, thứ tự các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao là:Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?
A. Tế bào
B. Quần xã
C. Quần thể
D. Bào quan
Lời giải:
Trong các cấp tổ chức sống trên thì quần xã là cấp lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
A. Quần thể
B. Quần xã
C. Cơ thể
D. Hệ sinh thái
Lời giải:
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:
Phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.
Như vậy, cấp độ tổ chức thấp nhất so với các tổ chức còn lại là cơ thể.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể
B. Quần xã
C. Quần thể
D. Hệ sinh thái
Lời giải:
Đàn voi sống trong rừng thuộc cấp độ quần thể.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A. Hệ cơ quan
B. Mô
C. Cơ thể
D. Cơ quan
Lời giải:
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, các cấp tổ chức thấp hơn là nền tảng để xây dựng các cấp tổ chức sống cấp trên.
- Nhiều tế bào cùng loại, cùng thực hiện 1 chức năng sẽ tập hợp lại và tạo nên tổ chức sống cao hơn là mô.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: "Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Quần xã
B. Hệ sinh thái
C. Quần thể
D. Sinh quyển
Lời giải:
"Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức quần thể vì gồm các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong 1 sinh cảnh, các cá thể có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. Cá thể sinh vật
B. Quần thể sinh vật
C. Quần xã sinh vật
D. Cá thể và quần thể
Lời giải:
Tập hợp cá thể sinh vật sống trong rừng Quốc gia Cúc Phương gồm nhiều loài khác nhau, cùng chung sống trong 1 sinh cảnh ở 1 thời gian gọi là quần xã sinh vật.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Mô
B. Bào quan
C. Phân tử
D. Nguyên tử
Lời giải:
Nguyên tử không phải là một cấp tổ chức của thế giới sống.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Thành phần nào dưới đây không phải là một cấp tổ chức của thế giới sống?
A. Tế bào thực vật
B. Quần xã sinh vật
C. Nguyên tử
D. Đại phân tử hữu cơ
Lời giải:
Nguyên tử không phải là một cấp tổ chức của thế giới sống.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Trong cơ thể vi khuẩn không tồn tại cấp tổ chức sống nào dưới đây?
A. Tế bào
B. Cơ quan
C. Bào quan
D. Phân tử
Lời giải:
Trong cơ thể vi khuẩn không tồn tại cơ quan.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Ở cơ thể vi khuẩn cấp tổ chức sống nào dưới đây cao nhất?
A. Tế bào
B. Cơ quan
C. Bào quan
D. Phân tử
Lời giải:
Ở cơ thể vi khuẩn cấp tổ chức sống cao nhất là tế bào
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. Các đại phân tử
B. Tế bào
C. Mô
D. Cơ quan
Lời giải:
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Các sinh vật dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có đặc điểm chung vì
A. Chúng sống trong môi trường giống nhau
B. Chúng đều được cấu tạo từ tế bào
C. Chúng đều có chung một tổ tiên
D. Tất các các câu trên đều đúng
Lời giải:
Các sinh vật dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có đặc điểm chung vì đều cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật (Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức sống cơ bản nhất là cấp nào
A. Phân tử
B. Bào quan
C. Tế bào
D. Cơ thể
Lời giải:
Cấp tổ chức sống cơ bản nhất là tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 2: Các giới sinh vật
A. Lý thuyết bài học
1. Khái niệm giới
- Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
2. Hệ thống phân loại 5 giới
1. Giới Khởi sinh (Monera)
- Gồm những loài vi khuẩn là sinh vật nhân sơ rất nhỏ, phân bố mọi nơi, có phương thức sống đa dạng.
2. Giới Nguyên sinh (Protista)
Bao gồm:
+ Tảo: Là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, có sắc tố quang hợp.
+ Nấm nhầy: Là những sinh vật nhân thực, sống dị dưỡng, sống hoại sinh.
+ Động vật nguyên sinh: Đa dạng, là cơ thể đơn bào nhân thực. Sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
3. Giới Nấm (Fungi)
- Gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chưa kitin, không có lục lạp. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính nhờ bào tử. Là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.
4. Giới Thực vật (Plantae)
- Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, là sinh vật tự dưỡng. Sống cố định, khả năng cảm ứng chậm.
5. Giới động vật (Animalia)
Gồm những sinh vật nhân thực, dị dưỡng, phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Giới là:
A. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
B. Các đơn vị phân loại lớn bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
C. Một đơn vị phân loại bao gồm các giống sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
D. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm tất cả ngành sinh vật.
Lời giải:
Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định là khái niệm của:
A. Loài
B. Chi
C. Quần thể
D. Giới
Lời giải:
Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là?
A. Linnê và Hacken
B. Lơvenhuc và Margulis
C. Hacken và Whittaker
D. Whittaker và Margulis
Lời giải:
Hai nhà khoa học Whittaker và Margulis đã đưa ra hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là
A. Linnê
B. Lơvenhuc
C. Hacken
D. Uytakơ
Lời giải:
Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là Uytakơ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm:
A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng
B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng
C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể
D. Trình tự các nuclêotit, mức độ tổ chức cơ thể
Lời giải:
Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm: loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Đâu không phải tiêu chí cơ bản của hệ thống phân loại 5 giới:
A. Khả năng di chuyển
B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể
C. Mức độ tổ chức cở thể
D. Kiểu dinh dưỡng
Lời giải:
Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Giới khởi sinh gồm:
A. Virut và vi khuẩn lam
B. Nấm và vi khuẩn
C. Vi khuẩn và vi khuẩn lam
D. Tảo và vi khuẩn lam
Lời giải:
Giới khởi sinh gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam.
Virut không được coi là một tổ chức sống hoàn chỉnh
Nấm thuộc giới Nấm, tảo thuộc giới Nguyên sinh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới khởi sinh là
A. Nhân sơ
B. Nhân thực
C. Sống kí sinh
D. Sống hoại sinh
Lời giải:
Giới khởi sinh gồm vi khuẩn, vi khuẩn lam,...
Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới khởi sinh là cơ thể đơn bào (Sinh vật nhân sơ)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Giới nguyên sinh bao gồm
A. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh
B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh
C. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh
D. Tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh
Lời giải:
Giới nguyên sinh bao gồm: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Giới nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là?
A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nấm nhầy
B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh
C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh
D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy
Lời giải:
Giới nguyên sinh bao gồm: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Cho các nhóm sinh vật sau:
(1) Nấm nhầy.
(2) Rêu.
(3) Động vật nguyên sinh
(4) Thực vật nguyên sinh.
(5) Nấm sợi.
(6) Động vật không xương sống
Giới Nguyên sinh gồm:
A. (1), (3), (4)
B. (3), (4)
C. (2), (4), (5)
D. (1), (2), (3), (5)
Lời giải:
Giới nguyên sinh gồm: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Khi nói về đặc điểm chung ở các đại diện của giới Nguyên sinh, nhận định nào dưới đây là chính xác ?
A. Có cơ quan di chuyển
B. Cấu tạo đa bào phức tạp
C. Là những sinh vật nhân thực
D. Sống dị dưỡng
Lời giải:
Giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực.
Trong giới Nguyên sinh, các đại diện không có cơ quan di chuyển chuyên hóa, cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nguyên sinh là
A. Nhân sơ
B. Nhân thực
C. Sống kí sinh
D. Sống hoại sinh
Lời giải:
Giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực.
Trong giới Nguyên sinh, các đại diện không có cơ quan di chuyển chuyên hóa, cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Giới nấm gồm những sinh vật
A. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng phản ứng chaamjm sinh sản vô tính
B. Đa bào, nhân sơ, phần lớn tự dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính
C. Đa bào hoặc đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính
D. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính
Lời giải:
Giới Nấm gồm các đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
Đặc điểm chung: nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin. Sinh sản: hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Sống dị dưỡng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nấm là
A. Sống tự dưỡng quang hợp
B. Sống dị dưỡng hoại sinh
C. Sống di chuyển
D. Sống cố định
Lời giải:
Giới Nấm gồm các địa diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
Đặc điểm chung: nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin. Sinh sản: hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Sống dị dưỡng hoại sinh.
Đáp án cần chọn là: B
....................................
....................................
....................................
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều