Đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật Lí năm 2024 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 2)
Đề thi vào lớp 10
Môn thi: Vật Lí (Công lập)
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ (r) là góc tạo bởi
A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách.
D. tia khúc xạ và điểm tới.
Câu 2: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.
B. song song với trục chính của thấu kính.
C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.
Câu 3: Để sử dụng thiết bị có hiệu điện thế định mức 24 V ở nguồn điện có hiệu điện thế 220 V phải sử dụng máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là
A. Sơ cấp 3458 vòng, thứ cấp 380 vòng.
B. Sơ cấp 380 vòng, thứ cấp 3458 vòng.
C. Sơ cấp 360 vòng, thứ cấp 3300 vòng.
D. Sơ cấp 3300 vòng, thứ cấp 360 vòng.
Câu 4: Bộ phận quang học của máy ảnh là:
A. Vật kính.
B. Phim.
C. Buồng tối.
D. Bộ phận đo độ sáng.
Câu 5: Mỗi ngày công tơ điện của một gia đình đếm 2,5 số. Gia đình đó đã tiêu thụ mỗi ngày một lượng điện năng là:
A. 90000J B. 900000J
C. 9000000J D. 90000000J
Câu 6: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đai lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật.
B. Trọng lượng của vật.
C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật.
D. Nhiệt độ của vật.
Câu 7: Điện năng không thể biến đổi thành
A. Cơ năng.
B. Nhiệt năng.
C. Hóa năng.
D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 8: Một dây dẫn bằng nhôm hình trụ, có chiều dài l = 6,28m, đường kính tiết diện d = 2 mm, điện trở suất ρ = 2,8.10-8Ωm, điện trở của dây dẫn là :
A. 5,6.10-4Ω. B. 5,6.10-6Ω.
C. 5,6.10-8Ω. D. 5,6.10-2Ω.
Câu 9: Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín ?
A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện.
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây
C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện
D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín
Câu 10: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:
A. Máy phát điện. B. Làm các la bàn.
C. Rơle điện từ. D. Bàn ủi điện.
Câu 11: Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện:
A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.
B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.
C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.
D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.
Câu 12: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện ?
A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín
B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu
Câu 13: Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 12 km với vận tốc trung bình là 10 km/h. Thời gian người đó đi hết quãng đường trên là
A. 70 phút. B. 84 phút.
C. 72 phút. D. 12 giờ.
Câu 14: Một bóng đèn loại 220 V-100 W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là:
A. 220 KWh B. 100 KWh
C. 1 KWh D. 0,1 KWh
Câu 15: Nhiệt lượng là
A. Một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
B. đại lượng chỉ xuất hiện trong sự thực hiện công.
C. phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt.
D. đại lượng tăng khi nhiệt độ của vật tăng, giảm khi nhiệt độ của vật giảm.
Câu 16: Dùng một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì
A. chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
B. chùm tia ló là chùm tia song song.
C. chùm tia ló là chùm tia phân kỳ.
D. chùm tia ló tiếp tục truyền thẳng.
Câu 17: Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100000kW và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là
A. 10000 kW. B. 1000 kW.
C. 100 kW. D. 10 kW.
Câu 18: Khi truyền đi cùng một công suất điện, người ta dùng dây dẫn cùng chất nhưng có tiết diện gấp đôi dây ban đầu. Công suất hao phí trên đường dây tải điện so với lúc đầu
A. Không thay đổi. B. Giảm đi hai lần.
C. Giảm đi bốn lần. D. Tăng lên hai lần.
Câu 19: Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì hiện tượng
A. Kim nam châm điện đứng yên.
B. Kim nam châm quay một góc 90o.
C. Kim nam châm quay ngược lại.
D. Kim nam châm bị đẩy ra.
Câu 20: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức
A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V.
B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V.
C. Hiệu điện thế một chiều 9V.
D. Hiệu điện thế một chiều 6V.
Câu 21: Tác dụng của kính cận là để
A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
Câu 22: Hai điện trở R1 = 5Ω và R2 = 10Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4A. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15Ω.
B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A.
C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60V.
D. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 20V.
Câu 23: Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau . Biết R1 = 4Ω điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 3Ω . Thì R2 là :
A. R2 = 2 Ω B. R2 = 3,5 Ω
C. R2 = 4 Ω D. R2 = 1 Ω
Câu 24: Người ta chọn một số điện trở loại 2Ω và 4Ω để ghép nối tiếp thành đoạn mạch có điện trở tổng cộng 20Ω. Trong các phương án sau đây, phương án nào là đúng?
A. Chỉ dùng 8 điện trở loại 2Ω.
B. Chỉ dùng 5 điện trở loại 4Ω.
C. Dùng 1 điện trở 4Ω và 6 điện trở 2Ω.
D. Dùng 2 điện trở 4Ω và 2 điện trở 2Ω.
Câu 25: Mắt của bạn Hòa có khoảng cực cận là 10 cm, khoảng cực viễn là 60 cm. Bạn Hòa không đeo kính sẽ không thấy vật nào dưới đây
A. Điện thoại cách mắt 40cm
B. Quyển sách cách mắt 80cm
C. Chai nước cách mắt 50cm
D. Chiếc bút cách mắt 45cm
Câu 26: Có thể dùng kính lúp để quan sát
A. Trận bóng đá trên sân vận động.
B. Một con vi trùng.
C. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay.
D. Kích thước của nguyên tử.
Câu 27: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80 Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây là:
A. 200 J. B. 300 J.
C. 400 J. D. 500 J.
Câu 28: Trên một bóng đèn có ghi 110V - 55W . Điện trở của nó là
A. 0,5 Ω. B. 27,5 Ω.
C. 2 Ω. D. 220 Ω.
Câu 29: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
A. ảnh thật, ngược chiều với vật.
B. ảnh thật, cùng chiều với vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.
D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 30: Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của lực điện từ.
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện.
D. Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm.
Câu 31: Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là không đúng ?
A. Có những thời điểm , hiệu điện thế lớn hơn 220 V.
B. Có những thời điểm , hiệu điện thế nhỏ hơn 220 V.
C. 220 V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này .
D. 220 V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.
Câu 32: Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.
A. 0,5cm. B. 1,0cm.
C. 1,5cm. D. 2,0cm.
Câu 33: Một kính lúp có tiêu cự f = 12,5cm, độ bội giác của kính lúp đó là:
A. G = 10. B. G = 2.
C. G = 8. D. G = 4.
Câu 34: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lai.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 35: Động cơ điện một chiều quay được do tác dụng của lực nào ?
A. Lực hấp dẫn. B. Lực đàn hồi.
C. Lực từ. D. Lực điện từ.
Câu 36: Trên một biến trở có ghi 30Ω – 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.
B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.
Câu 37: Nếu năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10.106 J/kg thì 1 tạ củi khô khi cháy hết tỏa ra một nhiệt lượng là
A. 106 kJ. B. 10.108 kJ.
C. 10.109 kJ. D. 10.106 kJ.
Câu 38: Làm cách nào để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp ?
A. Nối hai đầu đinamô với hai cực của một acquy.
B. Cho bánh xe đạp cọ xát mạnh vào núm đinamô.
C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
Câu 39: Sử dụng tiết kiệm điện năng không mang lại lợi ích nào dưới đây ?
A. Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
B. Góp phần phát triển sản xuất.
C. Góp phần chữa các bệnh hiểm nghèo.
D. Góp phần làm giảm bớt các sự cố về điện.
Câu 40: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. luôn luôn tăng.
B. luôn luôn giảm.
C. luân phiên tăng, giảm.
D. luôn luôn không đổi.
Câu 1: Đáp án A
Góc khúc xạ là góc hợp bởi tia khúc xạ và tia pháp tuyến.
Câu 2: Đáp án D
Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.
Câu 3: Đáp án D
Ta có
Suy ra đáp án D
Câu 4: Đáp án A
Bộ phận quang học của máy ảnh là vật kính.
Câu 5: Đáp án C
Ta có 2,5 số điện là 2,5 kWh
→ 2,5kWh = 2,5.1000.3600J = 9000000J
Câu 6: Đáp án D
Khi các phân tử, nguyên tử chuyển động thì nhiệt độ của vật tăng lên
Câu 7: Đáp án D
Điện năng không thể biến thành năng lượng nguyên tử.
Câu 8: Đáp án D
Ta có:
Câu 9: Đáp án A
Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm điện
Câu 10: Đáp án A
Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị Rơle điện từ.
Câu 11: Đáp án B
Nam châm điện có cường độ càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì càng mạng và không thể dùng lõi bằng thép để tạo nam châm điện được.
⇒ Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non
Câu 12: Đáp án B
Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín
Câu 13: Đáp án C
Thời gian người đó đi hết quãng đường là:
Câu 14: Đáp án D
Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một giờ là: A = Pt = 0,1.1 = 0,1kWh
Câu 15: Đáp án C
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt.
Câu 16: Đáp án A
Chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
Câu 17: Đáp án A
Ta có hiệu suất truyền tải là 90%
→ Php = P - 0,9P = 0,1 P = 0,1.100000 = 10000kW
Câu 18: Đáp án B
Ta có
tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí giảm đi một nửa
Câu 19: Đáp án C
Khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì hiện tượng kim nam châm quay ngược lại
Câu 20: Đáp án B
Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V
Câu 21: Đáp án B
Tác dụng của kính cận là để tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt
Câu 22: Đáp án B
Mắc nối tiếp nên I = I1 = I2 = 4A
Câu 23: Đáp án D
Ta có:
Câu 24: Đáp án A
Chỉ dùng 5 điện trở loại 4 Ω.
Câu 25: Đáp án B
Bạn Hòa sẽ không thấy quyển sách vì quyển sách không nằm trong vùng nhìn thấy là từ 10cm đến 60 cm.
Câu 26: Đáp án C
Dùng kính lúp để quan sát các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay.
Câu 27: Đáp án D
Ta có: Q = I2Rt = 2,52.80.1 = 500J
Câu 28: Đáp án D
Câu 29: Đáp án A
Ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với vật.
Câu 30: Đáp án C
Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chỉ theo hướng của chiều dòng điện.
Câu 31: Đáp án C
220 V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này .
Câu 32: Đáp án B
Ta có
Câu 33: Đáp án B
Câu 34: Đáp án B
Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 35: Đáp án C
Động cơ điện một chiều quay được do tác dụng của lực từ.
Câu 36: Đáp án C
Các số ghi này có ý nghĩa: Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
Câu 37: Đáp án B
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hết 1 tạ củi khô là Q = 10.106.100 = 10.108 J
Câu 38: Đáp án C
Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp: làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây khi đó nam châm quay các đường sức từ thay đổi tác dụng lực từ lên vòng dây dẫn kín tạo ra dòng điện cảm ứng.
Câu 39: Đáp án C
Góp phần chữa các bệnh hiểm nghèo.
Câu 40: Đáp án C
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn đây luân phiên tăng, giảm.
Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật Lí chọn lọc, có đáp án hay khác:
Đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật Lí năm 2024 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 3)
Đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật Lí năm 2024 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 4)
Đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật Lí năm 2024 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 5)
Đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật Lí năm 2024 có đáp án (Trắc nghiệm - Đề 6)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)