Bộ đề ôn thi vào lớp 10 chuyên Vật Lí năm 2024 (có đáp án)
Tổng hợp trên 50 đề thi vào lớp 10 môn Vật Lí hệ chuyên năm 2023-2024 chọn lọc, có đáp án được sưu tầm từ các trường chuyên trên cả nước. Hi vọng qua bộ đề ôn thi chuyên Vật Lí này sẽ giúp bạn tìm hiểu về cấu trúc đề thi, từ đó ra kế hoạch ôn tập & đạt được kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10.
Đề thi vào lớp 10 chuyên Vật Lí trường DHSP Hà Nội có đáp án
Đề thi vào lớp 10 chuyên Vật Lí trường KHTN Hà Nội có đáp án
Đề thi vào lớp 10 chuyên Vật Lí tỉnh Vĩnh Phúc 2012 - 2013 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 chuyên Vật Lí tỉnh Vĩnh Phúc 2016 - 2017 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 chuyên Vật Lí tỉnh Vĩnh Phúc 2017 - 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 chuyên Vật Lí trường Nguyễn Trãi Hải Dương có đáp án
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên
Đề thi môn: Vật Lí
Năm học: .....
Thời gian: 150 phút
Câu 1 (1,5 điểm). Một người đứng tại điểm A trên bờ hồ phẳng lặng (hình vẽ), người này muốn tới điểm B trên mặt hồ. Khoảng cách từ b tới bờ hồ là BC = d, khoảng cách AC = S, người đó chỉ có thể bơi thẳng đều trên mặt nước với vận tốc v1 và chạy thẳng đều dọc theo bờ hồ với vận tốc là v2 (v1 < v2). Tìm quãng đường mà người náy phải đi để khoảng thời gian đi từ A đến B là nhỏ nhất.
Câu 2 (2,0 điểm). Cho hai nhiệt lượng kế có vở cách nhiệt, mỗi nhiệt kế này chứa một lượng chất lỏng khác nhau ở nhiệt độ ban đầu khác nhau. Người ta dùng một nhiệt kế lần lượt nhứng vào các nhiệt lượng kế trên, lần 1 vào nhiệt lượng kế 1, lần 2 vào nhiệt lượng kế 2, lần 3 vào nhiệt lượng kế 1,… quá trình cứ như thế nhiều lần. Trong mỗi lần nhúng, người ta chờ đến khi cân bằng nhiệt mới rút nhiệt kế ra khi đó số chỉ của nhiệt kế tương ứng với các lần trên là 800C, 160C, 780C, 190C.
1. Lần 5 nhiệt kế chỉ bao nhiêu?
2. Sau một số rất lớn lầ nhúng nhiệt kế theo trật tự như trên thì nhiệt kế chỉ bao nhiêu.
Bỏ qua sự mất mát nhiệt khi chuyển nhiệt kế từ nhiệt lượng kế này sang nhiệt lượng kế kia.
Câu 3 (3,0 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ bên. Hiệu điện thế UMN = 18V không đổi. Các điện trở , điện trở của đèn là và R3 là biến trở có điện trở có giá trị thay đổi từ 0 đến . Biết vôn kế và ampe kế là lý tưởng.
1. Cho , tìm số chỉ của ampe kế , vôn kế và công suất tiêu thụ trên đèn khi đó.
2. Cho R3 thay đổi từ 0 đến . Tìm R3 để:
a) Số chỉ của vôn kế là lớn nhất và nhỏ nhất. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất đó.
b) Công suất tiêu thụ trên nó là lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó. Bỏ qua điện trở các dây nối. Các điện trở không thay đổi theo thời gian.
Câu 4 (1,5 điểm). Một dây dẫn thuần trở có điện trở không thay đổi theo nhiệt độ. Khi dòng điện I1 = 2 A chạy qua dây dẫn này thì nó nóng đến nhiệt độ không đổi là t1 = 500C, khi dòng I2 = 4A chạy qua dây dẫn này thì nó nóng đến nhiệt độ không đổi là t2 = 1500C. Khi dây dẫn đạt nhiệt độ không đổi thì nhiệt lượng tỏa ra môi trường chung quanh tỉ lệ thuận ới độ chênh lệch nhiệt độ giữa dây và môi trường. Nhiệt độ môi trường không đổi
1. Gọi a và b là khoảng thời gian tương ứng từ lúc dòng điện I1 và I2 bắt đầu qua dây dẫn đến khi dây dẫn đạt nhiệt độ không đổi. Trong khoảng thời gian này coi như nhiệt lượng tỏa ra môi trường từ dây dẫn là không đáng kể. Chứng minh rằng a = b.
2. Cho dòng điện có cường độ I3 = 6A chạy qua dây dẫn trên thì dây dẫn nóng đến nhiệt độ không đổi là bao nhiêu?
Câu 5 (2,0 điểm). Cho quang hệ gồm hai thấu kính O1 và O2 được đặt đồng trục chính. Thấu kính O2 có tiêu cự f2 = 9cm, vật sáng AB vuông góc với trục chính của quang hệ, trước thấu kính O1 và cách O1 một khoảng d1 = 12 cm (A thuộc trục chí nh của quang hệ). Thấu kính O2 ở sau O1. Sau thấu kính O2 đặt một màn ảnh E cố định vuông góc với trục chính của quang hệ, cách O1 một khoảng a = 60 cm. Giữ vật AB, thấu kính O1 và màn ảnh E cố định, dịch thấu kính O2 dọc theo trục chính của quang hệ trong khoảng giữa thấu kính O1 và màn người ta tìm được hai vị trí của thấu kính O2 để ảnh của vật cho bởi quang hệ hiện rõ nét trên màn E. Hai vị trí này cách nhau 24 cm.
1. Tính tiêu cự của thấu kính O1.
2. Tịnh tiến AB trước thấu kính O1, dọc theo trục chính của quang hệ. Tìm khoảng
cách giữa hai thấu kính để ảnh của vật cho bới quang hệ có độ cao không phụ thuộc vào vị trí của vật AB.
———— HẾT————
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………….Số báo danh: …………………
Câu 1: (1,5 đ)
+ Gọi quãng đường DC có độ dài là: x
+ Độ dài quãng đường BD:
+ Thời gian người này đi từ A đến D rồi đến B là:
+ Khi đó:
có nghiệm x
có nghiệm
+ Khi đó
+ Dẫn đến
+ Đạt tại
+ Quãng đường mà người nay phải đi thỏa mãn yêu cầu bài toán là :
Câu 2: (2,0 đ)
a, Sau lần nhúng thứ hai nhiệt độ của bình 1 là 800C, bình 2 và nhiệt kế là 160C.
+ Gọi nhiệt dung của bình 1, bình 2 và nhiệt kế lần lượt là q1, q2 và q.
+ Sau lần nhúng thứ ba vào bình 1 phương trình cân bằng nhiệt là :
+ Sau lần nhúng thứ tư vào bình 2 phương trình cân bằng nhiệt là :
+ Sau lần nhúng thứ năm vào bình 1 phương trình cân bằng nhiệt là :
b, Sau một số lớn lần nhúng nhiệt kế ta coi như bài toán đổ hai chất lỏng vào nhau rồi thả nhiệt kế vào đó.
+ Khi đó phương trình cân bằng nhiệt là : q1(80 – t’) = (q2 + q)(t’ – 16)
Câu 3 : (3,0 đ)
1, Ta có sơ đồ mạch điện là: {[R1 // (R3ntĐ)]ntR2} // (R4ntR5) tất cả nối tiếp r. Có :
+ Dòng điện chạy qua mạch là:
+ Khi đó : U// = I//.R// = 1,5.8 = 12 (v) = U45 = U123đ
+ Dẫn đến
+ Do đó:
+ Vậy số chỉ của ampe kế là:
+ Lại có:
+ Số chỉ của vôn kế là: UED = U3 – U5 = 7 – 3 = 4 (v)
+ Công suất tiêu thụ của đèn là:
2a. Định R3 = x. Khi đó:
+ Dòng điện chạy qua mạch là:
+ Khi đó :
+ Dẫn đến
+ Do đó:
+ Lại có:
+ Số chỉ của vôn kế là:
+ Khi đó số chỉ của vôn kế nhỏ nhất là UED = 0 khi
+ Số chỉ của vôn kế lớn nhất khi
b, Công suất tiêu thụ của R3 là:
+ Xảy ra khi
Câu 4: (1,5 đ)
1, Gọi:
Hệ số tỉ lệ của nhiệt lượng tỏa ra môi trường là k.
Nhiệt độ của môi trường là t0.
+ Khi dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là I1 thì :
I12R = k(t1 – t0) ( 1)
+ Khi dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là I2 thì :
I22R = k(t2 – t0) (2)
+ Lấy (1) chia cho (2) ta được :
+ Nhiệt lượng tỏa ra khi dây dẫn sử dụng dòng điện I1 trong thời gian a làm cho dây dây dẫn đó nóng đến 500C không đổi là :
I12Ra = mc(50 – t0) (*)
+ Nhiệt lượng tỏa ra khi dây dẫn sử dụng dòng điện I2 trong thời gian b làm cho dây dây dẫn đó nóng đến 1500C không đổi là :
I22Rb = mc(150 – t0) (**)
+ Lấy (*) chia cho (**) ta được :
2, Khi dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là I3 = 6A thì :
I32R = k(t3 – t0) (3)
+ Lấy (1) chia cho (3) ta được :
Câu 5 : (2 đ)
1, Gọi ảnh của AB tạo bởi O1 cách O2 một khoảng d2 khi đó :
+ Khi di chuyển thấu kính lại gần màn 24 cm thì ảnh cách thấu kính O2 là :
+ Do khoảng cách giữa ảnh của AB tạo bởi O1 và màn không đổi nên.
+ Do đó: (cm)
+ Khi đó ảnh của AB cách thấu kính O1 là :
d1’ = a – d2 – d2’ = 60 – 12 – 36 = 12 (cm)
+ vậy tiêu cự của thấu kính O1 là :
2, Muốn ảnh AB tịnh tiến dọc theo trục chính đến bất kì vị trí nào trước thấu kính O1 để ảnh cuối cùng cho bởi quang hệ có chiều cao không phụ thuộc vào vị trí của vật thì hai thấu kính O1 và O2 có trục chính trùng nhau. Khi đó khoảng cách giữa hai thấu kính O1 và O2 là : O1O2 = f1 + f2 = 6 + 9 = 12 (cm).
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
Trường Đại học KHTN - ĐHQG Hà Nội
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên
Đề thi môn: Vật Lí
Năm học: .....
Thời gian: 150 phút
Câu 1: Cho mạch điện như Hình 1. Các điện trở R1 = R2 = R, các ampe kế có cùng điện trở RA, các vôn kế có cùng điện trở RV. Ampe kế A1 chỉ I1 = 0,1 A, ampe kế A2 chỉ I2 = 0,11 A. Các vôn kế chỉ U1 = U2 = 9 V. Tính R, RA, RV và hiệu điện thế U giữa hai đầu mạch.
Câu 2: Hai bình nhiệt lượng kế giống nhau chứa cùng một lượng chất lỏng X ở cùng nhiệt độ.
- Đổ nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ của X vào bình 1 rồi thả một mẩu hợp kim vào bình đó thì mực nước đầy đến miệng bình. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ chất lỏng trong bình tăng thêm ∆t1 = 4oC, nhiệt độ mẩu hợp kim giảm ∆t2 = 70 oC.
- Thả N = 7 mẩu hợp kim giống như trên vào bình 2 thì mực chất lỏng X cũng đầy bình. Khi cân bằng nhiệt thì độ tăng nhiệt độ của chất lỏng X bằng độ giảm nhiệt độ của N mẩu hợp kim.
Xác định nhiệt dung riêng của hợp kim.
Cho biết nhiệt dung riêng của nước c0 = 4200 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước D0 = 1 g/cm3, của hợp kim D = 3 g/cm3, của chất lỏng X là DX với D > DX > D0. Các chất lỏng không bị trộn lẫn vào nhau và không bị bay hơi trong quá trình trao đổi nhiệt. Các chất lỏng và hợp kim không phản ứng hóa học với nhau, không trao đổi nhiệt với môi trường.
Câu 3: Một bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ thẳng đứng có tiết diện thẳng lần lượt là S1 = 100 cm2 và S2 = 60 cm2 chứa nước có khối lượng riêng D0 = 1 g/cm3. Mực nước cách miệng các nhánh h0 = 3 cm.
1. Thả một vật có khối lượng m = 80 g và khối lượng riêng D1 = 0,8 g/cm3 vào nhánh lớn. Tính mực nước dâng lên ở nhánh nhỏ.
2. Sau đó đổ dầu có khối lượng riêng D2 = 0,75 g/cm3 vào nhánh lớn cho đến khi đầy thì toàn bộ vật bị ngập hoàn toàn trong nước và dầu. Tính thể tích vật bị ngập trong nước và khối lượng dầu đã đổ vào.
Câu 4: Một nguồn sáng có dạng một đoạn thẳng AB = 15 cm đặt dọc theo trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30 cm, cho ảnh thật A'B' = 30 cm (Hình 2).
1. Tính khoảng cách từ điểm B đến quang tâm O.
2. Đặt sau thấu kính một màn M vuông góc với trục chính.
Hỏi màn M cách quang tâm O bao nhiêu thì vết sáng thu được trên màn có kích thước nhỏ nhất?
Câu 5: Cho mạch điện như Hình 3. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch UAB = 43 V, các điện trở , ampe kế có điện trở RA = 0, Rx là biến trở.
1. Khóa K mở.
a) Cho . Tính số chỉ của ampe kế.
b) Khi Rx tăng thì số chỉ của ampe kế tăng hay giảm? Vì sao?
2. Khóa K đóng. Khi thì dòng điện qua ampe kế có cường độ IA = 0,1 A và chiều từ M đến N.
a) Tính R4.
b) Chứng tỏ rằng khi thay đổi Rx thì tỷ số công suất tỏa nhiệt trên R1 và R4 không đổi. Tính tỷ số đó.
———— HẾT————
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………….Số báo danh: …………………
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên
Đề thi môn: Vật Lí
Năm học: .....
Thời gian: 150 phút
Câu 1 (1,5 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ. Biến trở AB là một dây dẫn đồng chất, chiều dài ℓ = 1,3 m, tiết diện thẳng S = 0,1 mm2, điện trở suất ρ = 10-6 W.m. U là hiệu điện thế không đổi. Di chuyển con chạy C ta nhận thấy khi ở các vị trí cách đầu A một đoạn 10 cm hoặc cách đầu B một đoạn 40 cm thì công suất toả nhiệt trên biến trở là như nhau.
a) Xác định giá trị của R0.
b) Gọi công suất tỏa nhiệt trên R0 ứng với 2 vị trí của con chạy C kể trên lần lượt là P1 và P2. Tìm tỷ số .
Câu 2 (2,5 điểm)
Một điểm sáng S đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 24 cm. Sau L1 người ta đặt một màn E vuông góc với trục chính của thấu kính và thu được ảnh rõ nét của S trên màn.
1) Để khoảng cách giữa vật và màn là nhỏ nhất thì vật và màn phải đặt cách thấu kính một khoảng là bao nhiêu?
2) Vị trí của điểm sáng S, thấu kính L1 và màn E đang ở vị trí của ý 1. Người ta đặt thấu kính L2 phía sau và cùng trục chính với L1, cách L1 một khoảng 18 cm. Trên màn E lúc này có một vết sáng hình tròn. Hãy tính tiêu cự của thấu kính L2 trong các trường hợp sau:
a) Khi tịnh tiến màn E dọc theo trục chính của hệ thấu kính thì vết sáng trên màn có đường kính không thay đổi.
b) Khi tịnh tiến màn ra xa hệ thấu kính thêm 10 cm thì vết sáng trên màn có đường kính tăng gấp đôi.
Chú ý: Thí sinh được sử dụng công thức của thấu kính để làm.
Câu 3 (1,5 điểm)
Một thanh đồng chất tiết diện đều, có khối lượng 10 kg, chiều dài l. Thanh được đặt trên hai giá đỡ A và B như hình vẽ. Khoảng cách . Ở đầu C người ta buộc một vật nặng hình trụ có bán kính đáy 10 cm, chiều cao 32 cm, trọng lượng riêng của chất làm vật nặng hình trụ là d = 35000 N/m3. Biết thanh ở trạng thái cân bằng và lực ép của thanh lên giá đỡ A bị triệt tiêu. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng trong bình. Coi trọng lượng của dây buộc không đáng kể.
Câu 4 (2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế U = 8 V, các điện trở r = 2Ω, R2 = 3Ω, điện trở của đèn là R1 = 3Ω, ampe kế coi là lí tưởng. a) Khoá K mở, di chuyển con chạy C người ta nhận thấy khi điện trở của phần AC của biến trở AB có giá trị 1Ω thì đèn tối nhất. Tính điện trở toàn phần của biến trở. b) Mắc một biến trở khác thay vào chỗ của biến trở đã cho và đóng khóa K. Khi điện trở của phần AC bằng 6Ω thì ampe kế chỉ . Tính giá trị toàn phần của biến trở mới.
Câu 5 (1,5 điểm)
Một cục nước đá ở nhiệt độ t1 = -5oC được dìm ngập hoàn toàn vào một cốc nước ở nhiệt độ t2, khối lượng của nước bằng khối lượng của nước đá bằng m. Coi rằng chỉ có nước và nước đá trao đổi nhiệt với nhau. Bỏ qua sự thay đổi thể tích của nước và nước đá theo nhiệt độ.
a) Tùy theo giá trị của t2 mà nhiệt độ sau cùng của hệ có thể nhỏ hơn 0oC, bằng 0oC hoặc lớn hơn 0oC. Tìm điều kiện về t2 để xảy ra các trường hợp trên.
b) Tìm khối lượng của nước lỏng trong bình ở trạng thái cuối cùng khi t2 = 50oC.
Cho nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy của nước đá lần lượt là c1 = 2090 J/ kg.K,λ = 3,33.105 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4180 J/ kg.K.
Câu 6 (1 điểm)
Cho hai quả cầu đồng chất tâm O1 và O2, bán kính R1 và R2. Hai quả cầu tựa vào nhau ở B và cùng được treo vào O nhờ hai dây OA1 và OA2. Biết . Gọi α là góc hợp bởi OA1 và phương thẳng đứng. Cho khối lượng riêng của các quả cầu là như nhau.
a) Tìm tỷ số khối lượng của hai quả cầu ?
b) Tính giá trị của α. Áp dụng bằng số R1 = 10 cm, R2 = 5 cm.
———— HẾT————
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………….Số báo danh: …………………
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)