Đề cương ôn tập Học kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục công dân 9 Học kì 2.

Xem thử

Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập GDCD 9 Học kì 2 Chân trời sáng tạo theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

- Khái niệm: Mua sắm, sử dụng hàng hóa phù hợp nhu cầu, thu nhập, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.

- Biểu hiện: Mua hàng rõ nguồn gốc, đúng nhu cầu, không lãng phí, biết so sánh giá và chất lượng.

- Ý nghĩa: Giúp tiết kiệm, bảo vệ sức khỏe, môi trường và góp phần phát triển kinh tế.

Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

- Vi phạm pháp luật: Hành vi trái luật, gây hại cho xã hội.

- Các loại vi phạm: Hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật.

- Trách nhiệm pháp lí: Nghĩa vụ phải chịu hậu quả khi vi phạm pháp luật.

Ý nghĩa: Răn đe, giáo dục, bảo vệ trật tự xã hội.

Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

- Quyền kinh doanh: Được tự chọn ngành nghề kinh doanh hợp pháp.

- Nghĩa vụ đóng thuế: Trách nhiệm của công dân với Nhà nước.

- Ý nghĩa: Thúc đẩy kinh tế, thể hiện trách nhiệm xã hội.

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1 : Điền vào chỗ chấm: “Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải ... hơn trong các tiêu dùng.”

A. nhạy bén

B. thông minh

C. lanh lợi

D. chớp nhoáng

Câu 2 : Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?

A. Thấy thích thì mua.

B. Luôn chi tiêu có kế hoạch.

C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình.

D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân.

Câu 3 : Có bao nhiêu cách để tiêu dùng thông minh?

A. Hai cách

B. Ba cách

C. Bốn cách

D. Năm cách

Câu 4 : Ý nào dưới đây là cách sử dụng sản phẩm an toàn?

A. Sử dụng theo lời khuyên của những bài viết trên mạng xã hội.

B. Làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.

C. Sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân.

D. Hàng đã quá hạn sử dụng nhưng không có biểu hiện hư hỏng vẫn dùng được.

Câu 5 : Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?

A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.

B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.

D. Chọn lọc thông tin chính xác.

Câu 6 : Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?

A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.

B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.

C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.

Câu 7 : Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?

A. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế.

B. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà.

C. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình.

D. Theo xu hướng của mạng xã hội, không bị lỗi thời.

Câu 8 : Ông bà ở quê lên chơi mang cho rất nhiều rau, trứng, cá. Vận dụng cách tiêu dùng thông minh, em làm gì để sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo an toàn, hiệu quả?

A. Đem ra chợ bán để có tiền mua đồ ăn khác.

B. Nấu ăn hết trong một lần để không lãng phí đồ ăn.

C. Rủ bạn đến ăn cho hết thực phẩm, còn đâu đem đi đồ.

D. Lên kế hoạch sử dụng các đồ ăn trong khoảng thời gian ngắn để tránh lãng phí.

Câu 9: tội phạm” là người có hành vi vi phạm

A. pháp luật dân sự

B. pháp luật hành chính

C. pháp luật hình sự

D. kỉ luật

Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Môn: Giáo dục công dân 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1 : Điền vào chỗ chấm: “Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải ... hơn trong các tiêu dùng.”

A. nhạy bén

B. thông minh

C. lanh lợi

D. chớp nhoáng

Câu 2 : Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?

A. Thấy thích thì mua.

B. Luôn chi tiêu có kế hoạch.

C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình.

D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân.

Câu 3 : Có bao nhiêu cách để tiêu dùng thông minh?

A. Hai cách

B. Ba cách

C. Bốn cách

D. Năm cách

Câu 4 : Ý nào dưới đây là cách sử dụng sản phẩm an toàn?

A. Sử dụng theo lời khuyên của những bài viết trên mạng xã hội.

B. Làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.

C. Sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân.

D. Hàng đã quá hạn sử dụng nhưng không có biểu hiện hư hỏng vẫn dùng được.

Câu 5 : Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?

A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.

B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.

D. Chọn lọc thông tin chính xác.

Câu 6 : Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?

A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.

B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.

C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.

Câu 7 : H rất thích ăn các món ăn chế biến từ hải sản. Một hôm, H và G đi chợ thấy có người bán hộp thịt cua, ghẹ rẻ hơn hẳn mua hàng tươi sống nên H quyết định mua dù không rõ nguồn gốc. Nếu em là G, em sẽ làm gì?

A. Ủng hộ H mua để tiết kiệm tiền.

B. Để cho H mua nhưng mình sẽ không ăn.

C. Gọi cho mẹ H để báo rằng H mua đồ ăn không rõ nguồn gốc.

D. Ngăn H mua vì thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Câu 8 : Một người bạn thân của T gửi thông tin về loại điện thoại mới ra và được giảm giá 30%. Trong khi đó, T cũng rất thích nhưng lại đang dành tiền mua máy tính mới để học. Theo em, T nên làm thế nào?

A. Đồng ý mua điện thoại mới vì được giảm giá nhiều.

B. Hỏi mua trả góp điện thoại để dành tiền mua máy tính.

C. Từ chối bạn vì đó không phải đồ dùng cần thiết nhất ngay lúc này của mình.

D. Vay tiền bạn để có thểmuacả điện thoại và máy tính.

Câu 9 : Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ công vụ và nhân thân.

B. các quy tắc quản lí nhà nước.

C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 10: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm:

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 11: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là

A. trách nhiệm pháp lí.

B. vi phạm pháp luật.

C. trách nhiệm gia đình.

D. vi phạm đạo đức.

Câu 12: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?

A. Đi xe máy chở 3 người.

B. Đánh người gây thương tích 12%.

C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.

D. Đi xe vào đường một chiều.

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?

A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.

B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.

C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.

D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.

Câu 14: Anh T điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và đâm vào bà H đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bà H ngã, xe đạp bị hỏng. Anh T sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào về việc làm của mình?

A. Trách nhiệm hình sự

B. Trách nhiệm dân sự

B. Không phải chịu trách nhiệm

D. Trách nhiệm hành chính

Câu 15: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.

B. Sản xuất hàng gia dụng.

C. Mở dịch vụ vận tải.

D. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 16: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?

A. Sản xuất.

B. Dịch vụ.

C. Trao đổi hàng hoá.

D. Từ thiện.

Câu 17: Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm

A. làm từ thiện.

B. giải trí.

C. sở hữu tài sản.

D. thu lợi nhuận.

Câu 18: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?

A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ

B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp

C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu

Câu 19: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.

B. Buôn bán hàng giả, trồn thuế để tăng lợi nhuận.

C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.

D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu 20: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 5 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 4 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)

Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 21. Lựa chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau:

a. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân là một cách tiêu dùng thông minh.

b. Xây dựng kế hoạch chi tiêu giúp người tiêu dùng tiết kiệm và mua sắm hợp lý hơn.

c. A luôn lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.

d. B không tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi mua vì nghĩ mọi sản phẩm đều như nhau.

Câu 22. Lựa chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau:

a. Người kinh doanh có quyền tự do kinh doanh trong mọi ngành, nghề mà họ yêu thích, không phụ thuộc vào quy định của pháp luật.

b. A đăng ký kinh doanh nhưng không tuân thủ các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

c. B kinh doanh trong ngành nghề pháp luật không cấm và đăng ký thuế đầy đủ.

d. C không kê khai thuế vì cho rằng hoạt động kinh doanh của mình quy mô nhỏ.

Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 23. Em hiểu trách nhiệm pháp lí là gì? Hãy nêu cụ thể nội dung của loại trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự?

Câu 24: Em hãy nhận xét hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống sau và tư vấn cho các chủ thể để phòng tránh các hành vi vi phạm pháp luật.

a) Hai bạn H và C (15 tuổi) chơi thân với nhau từ nhỏ. Một lần, H vô tình biết C đang có ý định tụ tập cùng nhóm bạn xấu gây gổ đánh nhau. H lo lắng nếu C đánh nhau sẽ bị công an bắt nên can ngăn nhưng bị C gạt đi vì cho rằng mình còn nhỏ nên có đánh nhau cũng không bị xử phạt.

b) Bạn Y đang tưới nước cho cây cảnh ở trước cổng thì A (15 tuổi) - bạn cùng thôn đạp xe qua rủ đi giao hàng cùng. A lấy từ chiếc ba lô của mình một gói đồ được bọc kín trong túi bóng màu đen và vui mừng khoe với Y rằng mình sẽ được bà D trả 200.000 đồng tiền công nếu qua xã bên giao gói đồ này hộ bà. Y cảm thấy băn khoăn trong gói đồ đó chứa gì, nhưng A cũng không biết và chỉ muốn nhanh chóng giao xong đồ để được nhận tiền công.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học