Top 100 Đề thi GDCD 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi GDCD 8 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi GDCD 8.
Xem thử Đề thi GK1 GDCD 8 Xem thử Đề thi CK1 GDCD 8 Xem thử Đề thi GK2 GDCD 8 Xem thử Đề thi CK2 GDCD 8
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi GDCD 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi GDCD 8 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi GDCD 8 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi GDCD 8 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi GDCD 8 Học kì 2 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi GDCD 8 cả ba sách:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 8
Thời gian làm bài: phút
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
A. Ích kỉ, keo kiệt.
B. Yêu nước.
C. Yêu thương con người.
D. Đoàn kết.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?
A. Giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử.
B. Sáng tác các tác phẩm thơ ca ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.
C. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa.
D. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương.
Câu 3. Hành vi nào sau đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?
A. Chị K từ chối tham gia hoạt động thiện nguyện ở địa phương.
B. Gia đình và X lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa.
C. Học sinh lớp 8A tham gia dâng hương để tưởng nhớ các vua Hùng.
D. Anh T chê bai những người mặc trang phục truyền thống là lạc hậu.
Câu 4. Những giá trị vật chất và tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống gia đình.
B. Truyền thống dòng họ.
C. Truyền thống vùng miền.
D. Truyền thống dân tộc.
Câu 5. Câu ca dao “Chí tâm niệm Phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?
A. Đoàn kết.
B. Yêu nước.
C. Hiếu học.
D. Hiếu thảo.
Câu 6. Tự hào về truyền thống dân tộc được hiểu là sự
A. trân trọng và phát huy những giá trị vật chất tốt đẹp của quốc gia, dân tộc.
B. hãnh diện, gìn giữ và phát huy các giá trị tinh thần của quốc gia, dân tộc.
C. trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.
D. hiểu biết, hãnh diện về những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam?
A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng.
B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Nhà trường tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam”, bạn T cùng nhóm bạn rất hăng hái sưu tầm tài liệu, hình ảnh để chuẩn bị bài dự thi. Nếu nhận được lời mời cùng tham gia vào nhóm tìm hiểu của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.
B. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.
C. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.
D. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.
Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong thuật ngữ sau: “……là sự tồn tại của nhiều dân tộc khác nhau ở một khu vực hoặc trên thế giới”.
A. Bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Đa dạng của các dân tộc.
C. Bản sắc văn hóa phong phú.
D. Đa dạng của các nền văn hóa.
Câu 10. Một trong những lễ hội truyền thống của người Thái, Lào và người Khơ-me là
A. lễ hội Té nước.
B. lễ hội hoa anh đào.
C. lễ hội Rio Carnival.
D. lễ hội pháo hoa Busan.
Câu 11. Hanbok là trang phục truyền thống của người dân ở đất nước nào?
A. Hàn quốc.
B. Tây Ban Nha.
C. Bồ Đào Nha.
D. Nam Phi.
Câu 12. Lễ hội nào dưới đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Việt Nam)?
A. Lễ Cấp sắc.
B. Lễ hội Té nước.
C. Lễ hội cồng chiêng.
D. Lễ khai ấn đền Trần.
Câu 13. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều
A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.
B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.
C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.
D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.
Câu 14. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác.
B. Giúp ta thêm hiểu biết, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.
D. Tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia.
C. Củng cố thêm niềm tin, sự đồng cảm và hòa hợp giữa các dân tộc.
Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?
A. Cần phê phán các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa.
B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có.
C. Cần tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn hóa của bên ngoài.
D. Mọi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về tính cách, văn hóa.
Câu 16. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Bạn M là học sinh lớp 8A, bạn có mẹ là người Việt Nam và bố là người Anh. Bạn M có một số điểm khác biệt về ngoại hình so với các bạn cùng lớp, chẳng hạn như: làn da trắng, mái tóc vàng, sống mũi cao và đôi mắt màu xanh dương…. Do đó, M thường xuyên bị bạn T trêu chọc. Nếu là bạn cùng lớp với M và T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.
B. Cùng với bạn T trêu chọc về ngoại hình của bạn M.
C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn M.
D. An ủi, động viên M; khuyên T không nên trêu chọc M.
Câu 17. Lao động cần cù được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?
A. Làm việc thường xuyên, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn.
B. Cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả lao động.
C. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn.
D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động.
Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa phê phán thái độ lười biếng trong lao động?
A. “Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ”.
B. “Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay”.
C. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
D. “Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối”.
Câu 19. . Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?
A. Khi gặp bài toán khó, bạn K không suy nghĩ mà mở sách giải ra để chép.
B. Bạn M tái chế phế liệu thành vật dụng để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
C. Bạn T làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa, hời hợt cho xong.
D. Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P thường xuyên ỷ lại vào bạn bè.
Câu 20. Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ
A. bị những người xung quanh xa lánh.
B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
C. được mọi người yêu quý và tôn trọng.
D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.
Câu 21. Câu ca dao “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào sau đây?
A. Tinh thần hiếu học.
B. Lao động cần cù.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lao động sáng tạo.
Câu 22. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?
A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.
B. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ.
C. Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.
D. Chăm chỉ là khả năng bẩm sinh, không thể rèn luyện được.
Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Bạn V là học sinh lớp 8A. V rất năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp học trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với V, lại thường xuyên chơi điện tử trong giờ học trực tuyến. Khi V góp ý, thì M nói rằng: “Mình thấy cậu tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phần mềm thì vẫn học được mà”.
Câu hỏi: Bạn học sinh nào trong tình huống trên chưa cần cù, sáng tạo trong học tập?
A. Bạn V.
B. Bạn M.
C. Cả hai bạn V và M.
D. Không có bạn học sinh nào.
Câu 24. Anh K và chị X được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh K đưa ra nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị X không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.
Trong tình huống trên, nhân vật nào đã có ý thức sáng tạo trong lao động?
A. Anh K.
B. Chị X.
C. Anh K và chị X.
D. Không có nhân vật nào.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hành vi nào dưới đây thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? Vì sao?
a) Bạn Đ luôn chủ động giúp mẹ làm bếp và thường xuyên cải biến các món ăn mới để cả nhà được ngon miệng.
b) Chị M thường tái chế phế liệu thành vật dụng để trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình mình.
c) Bạn Y làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa cho xong.
Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. H mơ ước sau này được đi du lịch nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu, học hỏi cái hay, cái đẹp của các dân tộc khác. T nói với H: “Nhà cậu làm gì có điều kiện mà đi như thế!”
Câu hỏi: Nếu là bạn của T, em sẽ khuyên T điều gì?
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 8
Thời gian làm bài: phút
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. “Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lẽ phải.
B. Luân lí.
C. Lí tưởng.
D. Đạo đức.
Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.
B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
C. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
Câu 3. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ
A. được mọi người yêu mến, quý trọng.
B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
C. nhận được nhiều lợi ích vật chất.
D. bị mọi người xung quanh lợi dụng.
Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đã biết bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được.
B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.
C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai.
D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân.
Câu 5. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.
B. Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.
C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
D. Đố ai chừa được rượu tăm/ Khôi chơi cờ bạc, không nằm ngủ trưa.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?
A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.
D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.
Câu 7. Bạn M là lớp trưởng lớp 8A. Khi thấy các bạn trong lớp mắc khuyết điểm, M đều nhẹ nhàng góp ý và khuyên các bạn nên sửa chữa lỗi sai. Nhiều lần được M góp ý, nhắc nhở, nhưng K không sửa đổi, ngược lại, K cho rằng: “M đang lợi dụng chức vụ để cố tình trù dập mình”.
A. Bạn K.
B. Bạn M.
C. Hai bạn K và Đ.
D. Không có bạn học sinh nào.
Câu 8. Bà V là chủ một của hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà V đã lén lút nhập hoa quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Không những vậy, bà còn thường xuyên ngâm hoa quả trong các loại hóa chất để bảo quản được lâu hơn.
Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình.
B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà V.
C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng.
D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.
Câu 9. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm công dân thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.
B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng.
C. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước.
D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản.
Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.
A. Môi trường.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Thời tiết.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.
B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.
C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.
D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?
A. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
C. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.
D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.
Câu 13. “Đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên” là vai trò của chủ thể nào dưới đây?
A. Nhà nước.
B. Cá nhân công dân.
C. Các tổ chức xã hội.
D. Các cơ sở giáo dục.
Câu 14. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.
B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.
C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.
D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.
Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?
Tình huống. Trên đường đi học về, H và T phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. H rủ T đi báo công an xã, nhưng T từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với T, H đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.
A. Bạn H.
B. Bạn T.
C. Cả hai bạn H và T.
D. Không có bạn học sinh nào.
Câu 16. Trên đường đi học về, P và Q phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.
Câu hỏi: Nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.
B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.
C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ chiếc xe ô tô vì thiếu ý thức.
D. Báo công an và nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
Câu 17. “Những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Mục tiêu cá nhân.
B. Kế hoạch cá nhân.
C. Mục tiêu phấn đấu.
D. Năng lực cá nhân.
Câu 18. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, gồm:
A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.
D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?
A. Cụ thể.
B. Đo lường được.
C. Có thể đạt được.
D. Không có thời hạn.
Câu 20. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?
A. 6 bước.
B. 7 bước.
C. 8 bước.
D. 9 bước.
Câu 21. Tiêu chí “cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?
A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
Câu 22. Bạn S (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn S thuộc loại mục tiêu nào sau đây?
A. Mục tiêu ngắn hạn.
B. Mục tiêu sức khỏe.
C. Mục tiêu sự nghiệp.
D. Mục tiêu tài chính.
Câu 23. Đầu năm học, C quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. C đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, C thực hiện rất tốt, nhưng sau đó C chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. C tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến C không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, C có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.
Nếu là bạn thân của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Khuyên C kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.
C. Khuyên C từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Trách móc, phê bình C gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.
Câu 24. Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn T có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. T dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, T đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, T cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì.
Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên T kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Phê bình T gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?
Tình huống a) Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai.
Tình huống b) Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy.
Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nên cần phải khai thác và sử dụng tối đa thì mới đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt.
Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 8
Thời gian làm bài: phút
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bạo lực gia đình.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Bạo lực học đường.
D. Tệ nạn xã hội.
Câu 2. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?
A. Bạo lực về thể chất.
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về kinh tế.
D. Bạo lực về tình dục.
Câu 3. Nhân vật nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình?
A. Bố mẹ K rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của K.
B. Chị X luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.
C. Bạn T luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.
D. Anh C ép chị P sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.
Câu 4. Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình, chúng ra không nên thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Thông báo sự việc với người thân.
B. Giấu giếm, bao che cho đối phương.
C. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.
D. Giải quyết bằng biện pháp tích cực.
Câu 5. Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...) - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?
A. Bạo lực thể chất.
B. Bạo lực tinh thần.
C. Bạo lực kinh tế.
D. Bạo lực tình dục.
Câu 6. Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?
A. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn.
B. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương.
C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.
D. Tỏ thái độ tiêu cực để khiêu khích đối phương.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?
A. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực.
B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
C. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.
D. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.
Câu 8. Hành vi của bố mẹ bạn C trong tình huống sau đây thuộc hình thức bạo lực gia đình nào?
Tình huống. Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.
A. Bạo lực về thể chất.
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về tài chính.
D. Bạo lực về tình dục.
Câu 9. Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?
A. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.
B. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức.
C. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực.
D. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.
Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đã có cách ứng xử chưa phù hợp khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình?
A. Bạn V nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí khi bị bố mẹ áp đặt, kiểm soát.
B. Chị C tỏ thái độ và lời nói tiêu cực, thách thức khi hai vợ chồng tranh luận.
C. Anh B xin lỗi vợ vì trong lúc say rượu anh đã thiếu kiềm chế, xúc phạm vợ.
D. Thấy bố tức giận, bạn C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.
Câu 11. Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh C lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh C vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh C cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh C đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị M).
Nếu là người thân của chị M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên chị M nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.
C. Khuyên chị M hãy mạnh mẽ đánh lại anh C nếu bị anh C tấn công.
D. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.
Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. H sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi H (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, H đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.
Câu hỏi: Nếu là bạn thân của H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.
B. Khuyên H nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận.
C. An ủi H; khuyên H nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm.
D. Khuyên H bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy.
Câu 13. “Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Kế hoạch chi tiêu.
B. Quản lí tiền hiệu quả
C. Kế hoạch tài chính.
D. Mục tiêu tài chính.
Câu 14. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước?
A. 4 bước.
B. 5 bước.
C. 6 bước.
D. 7 bước.
Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?
A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
B. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
C. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.
D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.
Câu 16. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?
A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.
C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
Câu 17. Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?
A. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
B. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
C. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.
D. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
Câu 18. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu hợp lí?
A. Để có tiền mua thỏi son hàng hiệu, chị T đã ăn mì tôm mỗi ngày.
B. Anh M thường xuyên vay tiền bạn để đi xem phim, đi du lịch,…
C. Chị H mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì giá thành rẻ.
D. Anh K chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, trong khả năng chi trả.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?
A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai.
B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả.
C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.
Câu 20. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?
Tình huống. Trong dịp Tết, bạn N nhận được 2.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà sinh nhật tặng bố, mẹ; mua bộ sách học tiếng Anh,,... Chiều chủ nhật, N cùng K và H đến khu vui chơi, biết N có tiền, K và H ngỏ ý muốn N dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Tuy nhiên, N đã từ chối và giải thích rõ với các bạn về kế hoạch sử dụng tiền của mình.
A. Bạn K.
B. Bạn H.
C. Bạn N.
D. Hai bạn K và H.
Câu 21. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.
B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.
D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.
Câu 22. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.
B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.
D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.
Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Chú của bạn B sinh sống và làm việc tại Mỹ. Dịp này về Việt Nam thăm nhà, chú đã cho B một khoản tiền (1 triệu đồng). B dự định dùng số tiền này để đăng kí một khóa học đàn ghi-ta. Sáng chủ nhật, khi tới nhà bạn V chơi, B đã vui vẻ kể lại với V việc mình được chú cho tiền. Thấy vậy, V liền gợi ý: “Cậu có nhiều tiền vậy, hay chúng mình cùng tới rạp xem phim “Vua sư tử” đi”
Câu hỏi: Nếu là B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng bạn.
B. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
C. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
D. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.
Câu 24. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Bạn K rất thích những mô hình lắp ráp 3D Lego mô phỏng các nhân vật siêu anh hùng. Hằng tháng, bạn đều dành tất cả số tiền tiêu vặt mẹ cho để mua mô hình. Sáng chủ nhật, trong lúc dạo phố cùng với bạn N, bạn K thấy cô bán hàng trưng bày một bộ mô hình mới, nhưng K đã hết sạch tiền tiêu vặt. K bèn quay sang nói với N: “Cậu cho mình vay tiền mua bộ Lego mới này nhé, tháng sau mình sẽ gửi trả cậu tiền”.
Câu hỏi: Nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Từ chối, khuyên K nên tiết kiệm trong chi tiêu.
B. Giả vờ không mang tiền để không phải cho K vay.
C. Đồng ý cho K vay dù trong lòng cảm thấy khó chịu.
D. Từ chối và lập tức bỏ về, không đi chơi với K nữa.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với cách ứng xử nào dưới đây? Giải thích vì sao.
a) Khi bị bố đánh mắng, M cãi lại vì cho rằng bố đã sai.
b) Thấy người anh họ cố tình động chạm vào cơ thể mình, H vội chạy ra chỗ khác.
c) Bị anh trai đánh, K đánh trả lại.
d) Bị gia đình chồng coi thường vì chỉ ở nhà nội trợ, chị Q tìm hiểu, học cách bán hàng qua mạng để có thu nhập trang trải nhu cầu của cuộc sống.
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật ở các trường hợp dưới đây trong việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu:
a) Khi lập kế hoạch chi tiêu, B không chỉ quan tâm đến cân đối thu, chi mà còn đặt mục tiêu tiết kiệm và quyết tâm thực hiện tốt cả hai mục tiêu.
b) A cho rằng học sinh có ít tiền, khó thực hiện mục tiêu tiết kiệm nên bạn ít khi đặt mục tiêu tiết kiệm khi lập kế hoạch chi tiêu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 8
Thời gian làm bài: phút
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
C. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.
D. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
Câu 2. Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sao đây?
A. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.
B. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.
C. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
D. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Thiết bị điện bị quá tải.
B. Bảo quản thực phẩm sai cách.
C. Nắng nóng kéo dài.
D. Rò rỉ khí ga.
Câu 4. Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Không cưa, đục, mở, tháo chốt bom, mìn.
B. Tự ý thực hiện hành vi rà, phá bom, mìn.
C. Đốt lửa trên vùng đất nghi ngờ có bom, mìn.
D. Lại gần khu vực có biển cảnh báo bom, mìn.
Câu 5. Để phòng ngừa tai nạn ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Sử dụng thực phẩm đã bị hư hỏng để tiết kiệm chi phí.
B. Sử dụng nhiều phẩm màu hóa học khi chế biến thức ăn.
C. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.
D. Dùng các chất phụ gia độc hại để bảo quản thực phẩm.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải.
B. Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm.
C. Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.
D. Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ.
Câu 7. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?
Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.
A. Anh C.
B. Ông B.
C. Ông B và anh C.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 8. Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
Thông tin. Vợ chồng anh D đã tiến hành sang chiết thô sơ ga từ bình 12kg sang các bình ga nhỏ để mang đi bán. Trong quá trình sang chiết, do thiếu máy móc đã khiến một lượng khí ga bị rò rỉ bao phủ can phòng. Thời điểm vợ chồng anh D phát hiện ra mùi ga nồng nặc cũng là lúc một tiếng nổ vang lên kèm theo lửa bùng cháy cuồn cuộn.
A. Cháy, nổ.
B. Ngộ độc thực phẩm.
C. Tai nạn vũ khí gây ra.
D. Tai nạn do bom mìn gây ra.
Câu 9. Anh T sinh ra và lớn lên tại thôn X, xã P – nơi đây từng là cứ địa quan trọng trong chiến tranh, nên còn sót lại nhiều loại bom, mìn, vật nổ nằm trong lòng đất. Một lần, khi đang đi làm rẫy, anh T phát hiện một vật thể lạ, nghi là một quả bom.
Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là anh T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lại gần, sờ vào vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom gì.
B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.
C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.
D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.
Câu 10. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.
B. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.
C. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.
D. Mọi công dân có trách nhiệm phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại.
Câu 11. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu P không liên quan đến mình.
B. Đồng ý với việc làm của cậu P, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
C. Khuyên cậu P nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng chho phép.
D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.
Câu 12. Gần tết Nguyên đán, anh D được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh D, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Từ chối, đồng thời khuyên anh X không nên thực hiện ý định đó.
B. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
C. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
D. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.
Câu 13. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn nơi làm việc.
B. Hưởng lương phù hợp với trình độ.
C. Tự do lựa chọn việc làm.
D. Thực hiện hợp đồng lao động.
Câu 14. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền lợi nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
B. Thực hiện hợp đồng lao động.
C. Chấp hành kỉ luật lao động.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.
Câu 15. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ
A. khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
B. cải thiện đời sống vật chất cho người lao động.
C. tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công.
D. tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
Câu 16. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền lợi nào sau đây?
A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
B. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
C. Thiết lập và thực hiện cơ chế đối thoại với người lao động.
D. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
Câu 17. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lao động là quyền và nghĩa vụ của
A. Mọi công dân.
B. Công dân trên 18 tuổi.
C. Công dân trên 20 tuổi.
D. Công dân từ 18 đến 60 tuổi.
Câu 18. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tự ý cho người lao động nghỉ việc mà không có lý do.
B. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.
C. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc tại cơ sở sang chiết khí ga.
D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Câu 19. Anh M, chị X và chị K đã kí hợp đồng lao động với công ty A (do ông T làm Giám đốc) với thời hạn một năm. Trong quá trình làm việc, anh M thường xuyên bị ông T ngược đãi, nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mặt khác, ông T cũng thường xuyên thực hiện những hành vi quấy rối tình dục đối với chị X và chị K. Bất bình với thái độ và hành động của ông T, anh M, chị X và chị K đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A.
Chủ thể nào trong tình huống trên đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
A. Anh M.
B. Ông T.
C. Chị X.
D. Chị K.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?
A. Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty.
B. Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
C. Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng.
D. Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.
Câu 21. Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn P trả sách thì thấy P đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết P có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn P rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà. Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Mắng nhiếc P gay gắt vì P lười biếng và không yêu thương mẹ.
C. Đồng tình với bạn P vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.
D. Khuyên P nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.
Câu 22. Hành vi nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
B. Bà T thuê bạn G (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
C. Bạn M chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
D. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh P được nghỉ phép hằng năm.
Câu 23. Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không.
Câu hỏi: Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?
A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.
B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.
C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.
D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.
Câu 24. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh T (14 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vì không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm ở đâu, nên anh T đã tới Trung tâm giới thiệu việc làm A để nhờ sự tư vấn, trợ giúp.
Câu hỏi: Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc nào dưới đây?
A. Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.
B. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.
D. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, các trường hợp sau tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?
a) Sử dụng mọi hoá chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.
b) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà.
Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
c) Hoạt động lao động chỉ có ý nghĩa khi tạo ra những đóng góp to lớn cho xã hội
d) Lao động giúp con người phát triển các mối quan hệ tích cực, tránh những thói hư tật xấu.
Tham khảo đề thi GDCD 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều