3 Đề thi Giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Với bộ 3 đề thi GDCD 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi GDCD 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 GDCD 8.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.   

B. Bạo lực tinh thần.  

C. Bạo lực kinh tế.     

D. Bạo lực tình dục.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

A. Tệ nạn xã hội.       

B. Bạo lực gia đình.   

C. Vi phạm pháp luật.

D. Bạo lực học đường.

Câu 3. Hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa những thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.   

B. Bạo lực tinh thần.  

C. Bạo lực kinh tế.     

D. Bạo lực tình dục.

Câu 4. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức.

B. Chủ động tìm người giúp đỡ.

C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.

D. Im lặng để tránh bị cười chê.

Câu 5. Bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc

A. Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực.

B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

C. Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

D. Là một trong những nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ.

Câu 6. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

B. Chủ động tìm người giúp đỡ.

C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.

D. Kiềm chế lời nói tiêu cực.

Câu 7. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã có hành vi bạo lực gia đình về mặt tài chính?

Tình huống. Bác T có ba người con là: anh B, chị V và chị M. Các con của bác T đều đã lập gia đình riêng, trong đó, vợ chồng anh B bày tỏ mong muốn: được cùng chung sống để chăm sóc, phụng dưỡng bác T.

Thời gian đầu, vợ chồng anh B luôn lễ phép, kính trọng và chăm sóc bác T chu đáo. Sau một thời gian, anh B vờ lấy lý do “cần vốn làm ăn” để “vay” khoản tiền tiết kiệm của bác T, đồng thời muốn bác sang tên quyền sử dụng đất và ngôi nhà cho mình. Vì thương và tin tưởng các con, nên bác T đã thực hiện theo các yêu cầu của anh B.

Tuy nhiên, sau khi được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vợ chồng anh B đã tỏ thái độ lạnh nhạt, đối xử tệ bạc với bác; đồng thời không hoàn trả lại khoản tiền mà trước đó đã vay.

A. Bác T.

B. Chị V.

C. Chị M.

D. Vợ chồng anh B.

Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bố bạn P chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố P cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng.

Câu hỏi: Theo em, trong tình huống trên, bố bạn P đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào?

A. Tài chính và tình dục.

B. Thể chất và kinh tế.

C. Tinh thần và thể chất.

D. Tình dục và tinh thần.

Câu 9. Chủ thể nào dưới đây đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp để phòng chống bạo lực gia đình?

A. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị H vẫn nín nhịn.

B. Chị C thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận.

C. Chị K nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình.

D. Thấy bố tức giận, C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

Câu 10. Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã có hành vi bạo lực gia đình?

Tình huống. Chị B ép buộc chồng (anh T) đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho chị quản lí. Khi có việc cần chi tiêu, anh T phải hỏi xin vợ nhưng lần nào chị B cũng cằn nhằn, tỏ thái độ khó chịu, có lúc còn không chịu đưa tiền. Do tác động của dịch Covid-19, công việc của anh T không ổn định, thu nhập bị giảm đi nhiều, lúc này, chị B thường xuyên nhiếc móc, lăng mạ và nói anh T là “người vô dụng”.

A. Anh T.

B. Chị B.

C. Anh T và chị B.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 11. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn X (14 tuổi) có em trai 2 tuổi. Vì công việc bận rộn, nên bố mẹ thường để X trông nom, chăm sóc em. Em trai của X rất hiếu động nên thường vứt đồ chơi khắp nhà và thỉnh thoảng lục tung sách vở trên bàn học khiến X rất tức giận. Bạn X tâm sự với em: “Em trai tớ nghịch ngợm quá, nhiều khi tớ muốn đánh cho nó mấy cái thật đau”.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của X, em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.

B. Ủng hộ suy nghĩ của X, cần phải phạt để em không nghịch ngợm nữa.

C. Khuyên X nên bao dung hơn và cất gọn đồ dùng xa tầm với của em trai.

D. Khuyên X kiên quyết từ chối khi được mẹ nhờ trông nom, chăm sóc em.

Câu 12. Chị X là hướng dẫn viên du lịch. Do tính chất công việc, nên chị thường xuyên vắng nhà. Thấy vậy, anh T (chồng chị X) nảy sinh nghi ngờ và ghen tuông. Anh thường xuyên xúc phạm, lăng mạ chị X, ép buộc chị X phải nghỉ việc. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh T đã mượn rượu để đánh đập và đuổi chị X ra khỏi nhà.

Câu hỏi: Nếu là người thân của chị X, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên chị X nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.

C. Khuyên chị X hãy mạnh mẽ đánh lại anh T nếu bị anh T tấn công.

D. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.

Câu 13. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “……… là việc xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình”.

A. Kế hoạch chi tiêu.

B. Quản lí tiền hiệu quả.

C. Kế hoạch tài chính.

D. Mục tiêu tài chính.

Câu 14. Cho các dữ liệu sau:

(1) Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

(2) Xác định các khoản cần chi.

(3) Thiết lập quy tắc thu, chi.

(4) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(5) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Câu hỏi: Em hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng trình tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

A. (5) => (4) => (3) => (2) => (1).

B. (4) => (1) => (5) => (3) => (2).

C. (1) => (2) => (3) => (4) => (5).

D. (2) => (5) => (1) => (4) => (3).

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu không hợp lí?

A. Bạn T luôn xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

B. Anh K chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

C. Chị X luôn chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

D. Trước khi đi mua sắm, bạn M thường liệt kê đồ cần mua.

Câu 16. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?

Tình huống. Thấy V và K thường xuyên mua đồ ăn vặt được bày bán trước cổng trường, bạn N đã nhắc nhở và khuyên hai bạn không nên chi tiêu như vậy, vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.

A. Bạn V.

B.  Bạn K.

C. Bạn N.

D. Hai bạn V và K.

Câu 17. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cân bằng được tài chính.

B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.

C. Thực hiện được tiết kiệm.

D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 18. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?

A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.

C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.

D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

Câu 19. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính.

D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.

Câu 20. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.

B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.

D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.

Câu 21. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?

Tình huống. M có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu của mình để đảm bảo cân đối thu – chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã tiêu hết tiền. Thấy vậy, K (bạn thân của M) nói với M rằng: “Cậu đừng tốn công vô ích nữa, mình có tiền, thích mua gì thì cứ mua thôi, ghi chép lại làm gì cho mệt”.

A. Không có bạn học sinh nào.

B. Cả hai bạn M và K.

C. Bạn K.

D. Bạn M.

Câu 22. Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.

C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.

D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook,… Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân.

Câu hỏi: Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.

C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”.

D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết.

Câu 24. Sắp tới ngày sinh nhật của bố, bạn A muốn mua một món quà tặng bố, nhưng số tiền tiết kiệm của A chỉ có 150.000 đồng. Nếu là A, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Trộm tiền của mẹ để có thêm tiền mua quà tặng bố.

B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng bố.

C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của bố.

D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng bố.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với cách ứng xử nào dưới đây? Giải thích vì sao.

a) Áp lực vì bị bố mẹ bắt phải học nhiều, Q phản đối bằng cách trốn học.

b) Do mẹ V buôn bán thua lỗ nên bố V quản lí chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình. Mọi chi tiêu đều do bố quyết định và hạn chế tối đa. Mỗi khi V xin tiền, bố đều tìm lí do để không cho.

c) Bị gia đình chồng coi thường vì chỉ ở nhà nội trợ, chị Q tìm hiểu, học cách bán hàng qua mạng để có thu nhập trang trải nhu cầu của cuộc sống.

d) Thấy người anh họ cố tình động chạm vào cơ thể mình, H vội chạy ra chỗ khác.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật ở các trường hợp dưới đây trong việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu:

a) Khi lập kế hoạch chi tiêu, C chỉ ấn định thời gian thực hiện các mục tiêu trong một tháng cho tiện theo dõi.

b) Khi đã lập kế hoạch chi tiêu, D xác định phải thực hiện đúng như kế hoạch, không được điều chỉnh kế hoạch.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-D

4-B

5-B

6-C

7-D

8-C

9-D

10-B

11-C

12-D

13-A

14-C

15-C

16-D

17-B

18-D

19-C

20-B

21-D

22-C

23-D

24-B

           

II. Tự luận (4, 0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Trường hợp a) Không đồng tình, vì: việc trốn học là giải pháp không hợp lí.

- Trường hợp b) Không đồng tình, vì: bố của V thực hiện hành vi bạo lực kinh tế

- Trường hợp c) Đồng tình, vì: hành động của chị Q giúp chị tránh nguy cơ bạo lực kinh tế và bạo lực tinh thần.

- Trường hợp d) Đồng tình, vì: hành động đó giúp H tránh bị xâm hại tình dục

Câu 2 (2,0 điểm):

- Trường hợp a) Đây là hành vi chưa đúng, vì khi lập kế hoạch chi tiêu cần xác định các loại mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Nếu chỉ ấn định thời gian thực hiện kế hoạch trong một tháng sẽ khó thực hiện được những mục tiêu trung hạn và dài hạn.

- Trường hợp b) Hành vi này chưa đúng. Về cơ bản khi đã lập kế hoạch, cần thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có những tình huống phát sinh khoản chi hay khoản thu thì có thể điều chỉnh lại để kế hoạch phù hợp hơn với thực tế.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi GDCD 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi GDCD 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học