Top 100 Đề thi GDCD 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi GDCD 8 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi GDCD 8.

Xem thử Đề thi GK1 GDCD 8 Xem thử Đề thi CK1 GDCD 8 Xem thử Đề thi GK2 GDCD 8 Xem thử Đề thi CK2 GDCD 8

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi GDCD 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi GDCD 8 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi GDCD 8 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi GDCD 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề thi GDCD 8 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề cương GDCD 8 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi GDCD 8 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD 8

Thời gian làm bài: phút

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Ích kỉ, keo kiệt.

B. Yêu nước.

C. Yêu thương con người.

D. Đoàn kết.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử.

B. Sáng tác các tác phẩm thơ ca ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.

C. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa.

D. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương.

Câu 3. Hành vi nào sau đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Chị K từ chối tham gia hoạt động thiện nguyện ở địa phương.

B. Gia đình và X lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa.

C. Học sinh lớp 8A tham gia dâng hương để tưởng nhớ các vua Hùng.

D. Anh T chê bai những người mặc trang phục truyền thống là lạc hậu.

Câu 4. Những giá trị vật chất và tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống gia đình.

B. Truyền thống dòng họ.

C. Truyền thống vùng miền.

D. Truyền thống dân tộc.

Câu 5. Câu ca dao “Chí tâm niệm Phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Đoàn kết.

B. Yêu nước.

C. Hiếu học.

D. Hiếu thảo.

Câu 6. Tự hào về truyền thống dân tộc được hiểu là sự

A. trân trọng và phát huy những giá trị vật chất tốt đẹp của quốc gia, dân tộc.

B. hãnh diện, gìn giữ và phát huy các giá trị tinh thần của quốc gia, dân tộc.

C. trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.

D. hiểu biết, hãnh diện về những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng.

B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Nhà trường tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam”, bạn T cùng nhóm bạn rất hăng hái sưu tầm tài liệu, hình ảnh để chuẩn bị bài dự thi. Nếu nhận được lời mời cùng tham gia vào nhóm tìm hiểu của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

B. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.

C. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.

D. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong thuật ngữ sau: “……là sự tồn tại của nhiều dân tộc khác nhau ở một khu vực hoặc trên thế giới”.

A. Bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Đa dạng của các dân tộc.

C. Bản sắc văn hóa phong phú.

D. Đa dạng của các nền văn hóa.

Câu 10. Một trong những lễ hội truyền thống của người Thái, Lào và người Khơ-me là

A. lễ hội Té nước.

B. lễ hội hoa anh đào.

C. lễ hội Rio Carnival.

D. lễ hội pháo hoa Busan.

Câu 11. Hanbok là trang phục truyền thống của người dân ở đất nước nào?

A. Hàn quốc.

B. Tây Ban Nha.

C. Bồ Đào Nha.

D. Nam Phi.

Câu 12. Lễ hội nào dưới đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Việt Nam)?

A. Lễ Cấp sắc.

B. Lễ hội Té nước.

C. Lễ hội cồng chiêng.

D. Lễ khai ấn đền Trần.

Câu 13. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều

A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.

B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.

Câu 14. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác.

B. Giúp ta thêm hiểu biết, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.

D. Tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia.

C. Củng cố thêm niềm tin, sự đồng cảm và hòa hợp giữa các dân tộc.

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Cần phê phán các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa.

B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có.

C. Cần tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn hóa của bên ngoài.

D. Mọi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về tính cách, văn hóa.

Câu 16. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn M là học sinh lớp 8A, bạn có mẹ là người Việt Nam và bố là người Anh. Bạn M có một số điểm khác biệt về ngoại hình so với các bạn cùng lớp, chẳng hạn như: làn da trắng, mái tóc vàng, sống mũi cao và đôi mắt màu xanh dương…. Do đó, M thường xuyên bị bạn T trêu chọc. Nếu là bạn cùng lớp với M và T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.

B. Cùng với bạn T trêu chọc về ngoại hình của bạn M.

C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn M.

D. An ủi, động viên M; khuyên T không nên trêu chọc M.

Câu 17. Lao động cần cù được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?

A. Làm việc thường xuyên, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn.

B. Cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả lao động.

C. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn.

D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động.

Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa phê phán thái độ lười biếng trong lao động?

A. “Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ”.

B. “Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay”.

C. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.

D. “Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối”.

Câu 19. . Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?

A. Khi gặp bài toán khó, bạn K không suy nghĩ mà mở sách giải ra để chép.

B. Bạn M tái chế phế liệu thành vật dụng để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

C. Bạn T làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa, hời hợt cho xong.

D. Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P thường xuyên ỷ lại vào bạn bè.

Câu 20. Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ

A. bị những người xung quanh xa lánh.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. được mọi người yêu quý và tôn trọng.

D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.

Câu 21. Câu ca dao “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào sau đây?

A. Tinh thần hiếu học.

B. Lao động cần cù.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lao động sáng tạo.

Câu 22. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?

A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

B. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ.

C. Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.

D. Chăm chỉ là khả năng bẩm sinh, không thể rèn luyện được.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn V là học sinh lớp 8A. V rất năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp học trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với V, lại thường xuyên chơi điện tử trong giờ học trực tuyến. Khi V góp ý, thì M nói rằng: “Mình thấy cậu tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phần mềm thì vẫn học được mà”.

Câu hỏi: Bạn học sinh nào trong tình huống trên chưa cần cù, sáng tạo trong học tập?

A. Bạn V.

B. Bạn M.

C. Cả hai bạn V và M.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 24. Anh K và chị X được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh K đưa ra nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị X không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.

Trong tình huống trên, nhân vật nào đã có ý thức sáng tạo trong lao động?

A. Anh K.

B. Chị X.

C. Anh K và chị X.

D. Không có nhân vật nào.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:

a) Tiếp thu văn hóa  của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa  của dân tộc mình.

b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.

c) Không có nền văn hóa  lớn và nền văn hóa  nhỏ, chỉ có các nền văn hóa  khác nhau.

d) Đoàn kết, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là một trong những việc làm để chống lại phân biệt chủng tộc.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy chia sẻ 4 việc làm cụ thể để thể hiện sự cần cù, sáng tạo của bản thân trong học tập và cuộc sống.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD 8

Thời gian làm bài: phút

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. “Tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo vệ lẽ phải.

B. Bảo vệ đạo đức.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Tôn trọng pháp luật.

Câu 2. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Tôn trọng, ủng hộ và tuân theo ý kiến của đa số.

B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.

C. Bảo vệ quan điểm cá nhân đến cùng bất chấp đúng sai.

D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.

Câu 3. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Anh P gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông X.

B. Bạn K dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.

C. Thấy anh M làm sai, anh H góp ý và khuyên anh M sửa đổi.

D. Bạn T ngó lơ khi thấy bạn C mở tài liệu trong giờ kiểm tra.

Câu 4. Những người có đức tính trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ

A. nhận được nhiều lợi ích vật chất.

B. bị mọi người xung quanh lợi dụng.

C. được mọi người yêu mến, quý trọng.

D. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 5. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.

B. Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.

C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

D. Đố ai chừa được rượu tăm/ Khôi chơi cờ bạc, không nằm ngủ trưa.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.            

B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.

C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.

D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.

Câu 7. Bạn M là lớp trưởng lớp 8A. Khi thấy các bạn trong lớp mắc khuyết điểm, M đều nhẹ nhàng góp ý và khuyên các bạn nên sửa chữa lỗi sai. Nhiều lần được M góp ý, nhắc nhở, nhưng K không sửa đổi, ngược lại, K cho rằng: “M đang lợi dụng chức vụ để cố tình trù dập mình”.

A. Bạn K.

B. Bạn M.

C. Hai bạn K và Đ.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 8. Sắp tới giờ kiểm tra môn Toán, bạn Đ rất lo lắng vì Đ hôm qua mải đi đá bóng nên không ôn lại bài. Đ thổ lộ với K (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của Đ.

B. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình.

C. Đợi lúc bạn Đ mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên.

D. Khuyên Đ nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp.

Câu 9. Công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm.

B. Hạn chế dùng các nguồn năng lượng hóa thạch.

C. Xả thải chất độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

D. Khai thác trái phép các khoáng sản, cát, sỏi,…

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Biến đổi khí hậu.

C. Môi trường.

D. Thời tiết.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.

B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

A. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

C. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.

D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.

Câu 13. “Đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên” là vai trò của chủ thể nào dưới đây?

A. Nhà nước.

B. Cá nhân công dân.

C. Các tổ chức xã hội.

D. Các cơ sở giáo dục.

Câu 14. Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây?

A. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân.

B. Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người.

C. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước.

D. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên.

Câu 15. Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường?

A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.

B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.

C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng.

D. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.

Câu 16. Trên đường đi học về, P và Q phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.

Câu hỏi: Nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.

B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.

C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ chiếc xe ô tô vì thiếu ý thức.

D. Báo công an và  nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 17. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định”.

A. Mục tiêu cá nhân.

B. Kế hoạch cá nhân.

C. Mục tiêu phấn đấu.

D. Năng lực cá nhân.

Câu 18. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn?

A. Lĩnh vực thực hiện.

B. Khả năng thực hiện.

C. Năng lực thực hiện.

D. Thời gian thực hiện.

Câu 19. Cho các dữ liệu sau:

(1) Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu

(2) Cam kết thực hiện kế hoạch

(3) Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi

(4) Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết

(5) Ưu tiên công việc cần thực hiện trước

(6) Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân

Câu hỏi: Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

A. (3) => (2) => (1)=> (5) => (4) => (6).

B. (1) => (5) => (4) => (6) => (3) => (2).

C. (3) => (2) => (5) => (4) => (1) => (6).

D. (1) => (2) => (3) => (4) => (5) => (6).

Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Thực tế.

B. Cụ thể.

C. Khả thi.

D. Mơ hồ.

Câu 21. “Mục tiêu có thể định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình” - đó là nội dung của tiêu chí nào khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Cụ thể.

B. Đo lường được.

C. Có thể đạt được.

D. Có thời hạn cụ thể.

Câu 22. Nhân vật nào dưới đây chưa có ý thức trong việc xác lập mục tiêu cá nhân?

A. Bạn P muốn tiết kiệm 200.00 đồng trong 3 tháng để mua quà tặng mẹ.

B. Thấy các bạn đi học thêm tiếng Anh, T cũng đăng kí đi học cùng cho vui.

C. Đầu năm học lớp 8, A quyết tâm học tập để đạt danh hiệu học sinh giỏi.

D. Bạn Y quyết tâm giảm 2kg trong vòng 1 tháng để cơ thể thon gọn hơn.

Câu 23. Đầu năm học, P quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. P đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, P thực hiện rất tốt, nhưng sau đó P chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. P tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến P không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, P có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.

Nếu là bạn thân của P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Khuyên P kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.

C. Khuyên P từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

D. Trách móc, phê bình P gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.

Câu 24. Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn M có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. M dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, M đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, M cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì.

Nếu là bạn thân của M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên M kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Khuyên M từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

D. Phê bình M gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Bên cạnh mục tiêu về học tập và phát triển bản thân thì mục tiêu tài chính, mục tiêu cống hiến xã hội, mục tiêu gia đình, sức khoẻ cũng là những mục tiêu quan trọng và cần thiết đối với học sinh.

b) Chỉ cần đặt mục tiêu rõ ràng là đủ, thời hạn không quan trọng, lúc nào đạt được mục tiêu cũng được.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: P sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi. Em đã được chứng kiến những cơn lũ hung dữ thường xuất hiện vào tháng 9, tháng 10 hằng năm, gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản. P thấy nhiều người nói đó là do con người phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây nên. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, lũ lụt xảy ra hoàn toàn không phải do lỗi của con người.

Câu hỏi: Mối liên hệ giữa nạn phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi với hiện tượng lũ lụt ở nước ta là gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD 8

Thời gian làm bài: phút

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.   

B. Bạo lực tinh thần.  

C. Bạo lực kinh tế.     

D. Bạo lực tình dục.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

A. Tệ nạn xã hội.       

B. Bạo lực gia đình.   

C. Vi phạm pháp luật.

D. Bạo lực học đường.

Câu 3. Hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa những thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.   

B. Bạo lực tinh thần.  

C. Bạo lực kinh tế.     

D. Bạo lực tình dục.

Câu 4. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức.

B. Chủ động tìm người giúp đỡ.

C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.

D. Im lặng để tránh bị cười chê.

Câu 5. Bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc

A. Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực.

B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

C. Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

D. Là một trong những nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ.

Câu 6. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

B. Chủ động tìm người giúp đỡ.

C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.

D. Kiềm chế lời nói tiêu cực.

Câu 7. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã có hành vi bạo lực gia đình về mặt tài chính?

Tình huống. Bác T có ba người con là: anh B, chị V và chị M. Các con của bác T đều đã lập gia đình riêng, trong đó, vợ chồng anh B bày tỏ mong muốn: được cùng chung sống để chăm sóc, phụng dưỡng bác T.

Thời gian đầu, vợ chồng anh B luôn lễ phép, kính trọng và chăm sóc bác T chu đáo. Sau một thời gian, anh B vờ lấy lý do “cần vốn làm ăn” để “vay” khoản tiền tiết kiệm của bác T, đồng thời muốn bác sang tên quyền sử dụng đất và ngôi nhà cho mình. Vì thương và tin tưởng các con, nên bác T đã thực hiện theo các yêu cầu của anh B.

Tuy nhiên, sau khi được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vợ chồng anh B đã tỏ thái độ lạnh nhạt, đối xử tệ bạc với bác; đồng thời không hoàn trả lại khoản tiền mà trước đó đã vay.

A. Bác T.

B. Chị V.

C. Chị M.

D. Vợ chồng anh B.

Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bố bạn P chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố P cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng.

Câu hỏi: Theo em, trong tình huống trên, bố bạn P đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào?

A. Tài chính và tình dục.

B. Thể chất và kinh tế.

C. Tinh thần và thể chất.

D. Tình dục và tinh thần.

Câu 9. Chủ thể nào dưới đây đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp để phòng chống bạo lực gia đình?

A. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị H vẫn nín nhịn.

B. Chị C thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận.

C. Chị K nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình.

D. Thấy bố tức giận, C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

Câu 10. Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã có hành vi bạo lực gia đình?

Tình huống. Chị B ép buộc chồng (anh T) đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho chị quản lí. Khi có việc cần chi tiêu, anh T phải hỏi xin vợ nhưng lần nào chị B cũng cằn nhằn, tỏ thái độ khó chịu, có lúc còn không chịu đưa tiền. Do tác động của dịch Covid-19, công việc của anh T không ổn định, thu nhập bị giảm đi nhiều, lúc này, chị B thường xuyên nhiếc móc, lăng mạ và nói anh T là “người vô dụng”.

A. Anh T.

B. Chị B.

C. Anh T và chị B.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 11. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn X (14 tuổi) có em trai 2 tuổi. Vì công việc bận rộn, nên bố mẹ thường để X trông nom, chăm sóc em. Em trai của X rất hiếu động nên thường vứt đồ chơi khắp nhà và thỉnh thoảng lục tung sách vở trên bàn học khiến X rất tức giận. Bạn X tâm sự với em: “Em trai tớ nghịch ngợm quá, nhiều khi tớ muốn đánh cho nó mấy cái thật đau”.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của X, em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.

B. Ủng hộ suy nghĩ của X, cần phải phạt để em không nghịch ngợm nữa.

C. Khuyên X nên bao dung hơn và cất gọn đồ dùng xa tầm với của em trai.

D. Khuyên X kiên quyết từ chối khi được mẹ nhờ trông nom, chăm sóc em.

Câu 12. Chị X là hướng dẫn viên du lịch. Do tính chất công việc, nên chị thường xuyên vắng nhà. Thấy vậy, anh T (chồng chị X) nảy sinh nghi ngờ và ghen tuông. Anh thường xuyên xúc phạm, lăng mạ chị X, ép buộc chị X phải nghỉ việc. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh T đã mượn rượu để đánh đập và đuổi chị X ra khỏi nhà.

Câu hỏi: Nếu là người thân của chị X, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên chị X nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.

C. Khuyên chị X hãy mạnh mẽ đánh lại anh T nếu bị anh T tấn công.

D. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.

Câu 13. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “……… là việc xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình”.

A. Kế hoạch chi tiêu.

B. Quản lí tiền hiệu quả.

C. Kế hoạch tài chính.

D. Mục tiêu tài chính.

Câu 14. Cho các dữ liệu sau:

(1) Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

(2) Xác định các khoản cần chi.

(3) Thiết lập quy tắc thu, chi.

(4) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(5) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Câu hỏi: Em hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng trình tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

A. (5) => (4) => (3) => (2) => (1).

B. (4) => (1) => (5) => (3) => (2).

C. (1) => (2) => (3) => (4) => (5).

D. (2) => (5) => (1) => (4) => (3).

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu không hợp lí?

A. Bạn T luôn xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

B. Anh K chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

C. Chị X luôn chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

D. Trước khi đi mua sắm, bạn M thường liệt kê đồ cần mua.

Câu 16. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?

Tình huống. Thấy V và K thường xuyên mua đồ ăn vặt được bày bán trước cổng trường, bạn N đã nhắc nhở và khuyên hai bạn không nên chi tiêu như vậy, vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.

A. Bạn V.

B.  Bạn K.

C. Bạn N.

D. Hai bạn V và K.

Câu 17. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cân bằng được tài chính.

B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.

C. Thực hiện được tiết kiệm.

D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 18. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?

A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.

C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.

D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

Câu 19. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính.

D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.

Câu 20. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.

B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.

D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.

Câu 21. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?

Tình huống. M có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu của mình để đảm bảo cân đối thu – chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã tiêu hết tiền. Thấy vậy, K (bạn thân của M) nói với M rằng: “Cậu đừng tốn công vô ích nữa, mình có tiền, thích mua gì thì cứ mua thôi, ghi chép lại làm gì cho mệt”.

A. Không có bạn học sinh nào.

B. Cả hai bạn M và K.

C. Bạn K.

D. Bạn M.

Câu 22. Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.

C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.

D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook,… Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân.

Câu hỏi: Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.

C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”.

D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết.

Câu 24. Sắp tới ngày sinh nhật của bố, bạn A muốn mua một món quà tặng bố, nhưng số tiền tiết kiệm của A chỉ có 150.000 đồng. Nếu là A, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Trộm tiền của mẹ để có thêm tiền mua quà tặng bố.

B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng bố.

C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của bố.

D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng bố.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với cách ứng xử nào dưới đây? Giải thích vì sao.

a) Áp lực vì bị bố mẹ bắt phải học nhiều, Q phản đối bằng cách trốn học.

b) Do mẹ V buôn bán thua lỗ nên bố V quản lí chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình. Mọi chi tiêu đều do bố quyết định và hạn chế tối đa. Mỗi khi V xin tiền, bố đều tìm lí do để không cho.

c) Bị gia đình chồng coi thường vì chỉ ở nhà nội trợ, chị Q tìm hiểu, học cách bán hàng qua mạng để có thu nhập trang trải nhu cầu của cuộc sống.

d) Thấy người anh họ cố tình động chạm vào cơ thể mình, H vội chạy ra chỗ khác.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật ở các trường hợp dưới đây trong việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu:

a) Khi lập kế hoạch chi tiêu, C chỉ ấn định thời gian thực hiện các mục tiêu trong một tháng cho tiện theo dõi.

b) Khi đã lập kế hoạch chi tiêu, D xác định phải thực hiện đúng như kế hoạch, không được điều chỉnh kế hoạch.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD 8

Thời gian làm bài: phút

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người.

C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.

D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Câu 2. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007?

A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.

B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.

C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.

D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)?

A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.

C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.

Câu 4. Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

B. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm.

C. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.

D. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ.

Câu 5. Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

Thông tin. Bố mẹ đi vắng, bạn M dùng ấm điện để đun nước nhưng mải chơi bỏ quên khiến ấm chập điện bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra nhiều đồ đạc trong nhà khiến bạn rất sợ hãi. Sau đó, đám cháy đã được lực lượng cứu hoả và người dân xung quanh dập tắt. Tuy nhiên, nhiều tài sản có giá trị trong nhà đã bị thiêu rụi, bản thân bạn M cũng bị ngạt khói và bỏng 30% cơ thể.

A. Cháy, nổ.

B. Ngộ độc thực phẩm.

C. Tai nạn vũ khí gây ra.

D. Tai nạn do bom mìn gây ra.

Câu 6. Chủ thể nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn chất độc hại?

A. Chị M dùng hóa chất độc hại để bảo quản thực phẩm.

B. Anh V báo cảnh sát cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.

C. Anh T hút thuốc lá và dùng điện thoại tại trạm xăng dầu.

D. Công ty P xả chất thải rắn chưa qua xử lí ra môi trường.

Câu 7. Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”.

Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

A. Hai bạn K và V.

B. Bạn K.

C. Bạn T.

D. Bạn V.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.

B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.

C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn ngộ độc thực phẩm?

A. Sử dụng chất phụ gia thực phẩm.

B. Kim loại nặng lẫn trong thực phẩm.

C. Thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu.

D. Sử dụng thực phẩm tươi, sạch.

Câu 10. Để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Sử dụng trái phép các vật liệu, chất gây nổ.         

B. Để vật liệu , đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.

C. Trang bị phương tiện chữa cháy đúng tiêu chuẩn.

D. Sử dụng thuốc nổ để chế tạo pháo, bom, mìn…

Câu 11. Gần tết Nguyên đán, anh M được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

B. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.

C. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.

D. Từ chối, đồng thời khuyên anh  không nên thực hiện ý định đó.

Câu 12. Khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lại gần, nhặt vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom, mìn gì.

B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.

C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.

D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.

Câu 13. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn nơi làm việc.

B. Hưởng lương phù hợp với trình độ.

C. Tự do lựa chọn việc làm.

D. Thực hiện hợp đồng lao động.

Câu 14. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền lợi nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.                

B. Thực hiện hợp đồng lao động.

C. Chấp hành kỉ luật lao động.                                  

D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Câu 15. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ

A. khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

B. cải thiện đời sống vật chất cho người lao động.

C. tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công.

D. tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

Câu 16. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền lợi nào sau đây?

A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.

B. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

C. Thiết lập và thực hiện cơ chế đối thoại với người lao động.

D. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

Câu 17. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lao động là quyền và nghĩa vụ của

A. Mọi công dân.

B. Công dân trên 18 tuổi.

C. Công dân trên 20 tuổi.

D. Công dân từ 18 đến 60 tuổi.

Câu 18. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tự ý cho người lao động nghỉ việc mà không có lý do.

B. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.

C. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc tại cơ sở sang chiết khí ga.

D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Câu 19. Anh M, chị X và chị K đã kí hợp đồng lao động với công ty A (do ông T làm Giám đốc) với thời hạn một năm. Trong quá trình làm việc, anh M thường xuyên bị ông T ngược đãi, nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mặt khác, ông T cũng thường xuyên thực hiện những hành vi quấy rối tình dục đối với chị X và chị K. Bất bình với thái độ và hành động của ông T, anh M, chị X và chị K đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A.

Chủ thể nào trong tình huống trên đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?

A. Anh M.

B. Ông T.

C. Chị X.

D. Chị K.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?

A. Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty.

B. Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.

C. Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng.

D. Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.

Câu 21. Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn P trả sách thì thấy P đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết P có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn P rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà. Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Mắng nhiếc P gay gắt vì P lười biếng và không yêu thương mẹ.

C. Đồng tình với bạn P vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.

D. Khuyên P nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.

Câu 22. Hành vi nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.

B. Bà T thuê bạn G (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.

C. Bạn M chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.

D. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh P được nghỉ phép hằng năm.

Câu 23. Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không.

Câu hỏi: Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?

A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.

B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.

C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.

D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.

Câu 24. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh T (14 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vì không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm ở đâu, nên anh T đã tới Trung tâm giới thiệu việc làm A để nhờ sự tư vấn, trợ giúp.

Câu hỏi: Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc nào dưới đây?

A. Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.

B. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.

C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.

D. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nêu cách xử lí của em khi nhìn thấy:

a) Các em nhỏ nhặt được đạn, pháo hoặc vật lạ đem ra làm đồ chơi.

b) Người tàng trữ, sử dụng súng.

c) Người mới phun thuốc trừ sâu cho rau đã hái đem bán.

d) Người định cưa, đục bom, đạn pháo để lấy thuốc nổ.

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Lao động là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

b) Hoạt động lao động chỉ có ý nghĩa khi tạo ra những đóng góp to lớn cho xã hội

Tham khảo đề thi GDCD 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học