Top 10 Đề thi GDCD 8 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)
Trọn bộ 10 đề thi Ngữ văn 8 Học kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 8.
Xem thử Đề thi CK2 Văn 8 KNTT Xem thử Đề thi CK2 Văn 8 CTST Xem thử Đề thi CK2 Văn 8 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Ngữ văn 8 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Xem thử Đề thi CK2 Văn 8 KNTT Xem thử Đề thi CK2 Văn 8 CTST Xem thử Đề thi CK2 Văn 8 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 8
Thời gian làm bài: phút
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
C. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.
D. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
Câu 2. Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sao đây?
A. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.
B. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.
C. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
D. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Thiết bị điện bị quá tải.
B. Bảo quản thực phẩm sai cách.
C. Nắng nóng kéo dài.
D. Rò rỉ khí ga.
Câu 4. Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Không cưa, đục, mở, tháo chốt bom, mìn.
B. Tự ý thực hiện hành vi rà, phá bom, mìn.
C. Đốt lửa trên vùng đất nghi ngờ có bom, mìn.
D. Lại gần khu vực có biển cảnh báo bom, mìn.
Câu 5. Để phòng ngừa tai nạn ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Sử dụng thực phẩm đã bị hư hỏng để tiết kiệm chi phí.
B. Sử dụng nhiều phẩm màu hóa học khi chế biến thức ăn.
C. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.
D. Dùng các chất phụ gia độc hại để bảo quản thực phẩm.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải.
B. Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm.
C. Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.
D. Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ.
Câu 7. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?
Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.
A. Anh C.
B. Ông B.
C. Ông B và anh C.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 8. Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
Thông tin. Vợ chồng anh D đã tiến hành sang chiết thô sơ ga từ bình 12kg sang các bình ga nhỏ để mang đi bán. Trong quá trình sang chiết, do thiếu máy móc đã khiến một lượng khí ga bị rò rỉ bao phủ can phòng. Thời điểm vợ chồng anh D phát hiện ra mùi ga nồng nặc cũng là lúc một tiếng nổ vang lên kèm theo lửa bùng cháy cuồn cuộn.
A. Cháy, nổ.
B. Ngộ độc thực phẩm.
C. Tai nạn vũ khí gây ra.
D. Tai nạn do bom mìn gây ra.
Câu 9. Anh T sinh ra và lớn lên tại thôn X, xã P – nơi đây từng là cứ địa quan trọng trong chiến tranh, nên còn sót lại nhiều loại bom, mìn, vật nổ nằm trong lòng đất. Một lần, khi đang đi làm rẫy, anh T phát hiện một vật thể lạ, nghi là một quả bom.
Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là anh T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lại gần, sờ vào vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom gì.
B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.
C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.
D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.
Câu 10. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.
B. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.
C. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.
D. Mọi công dân có trách nhiệm phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại.
Câu 11. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu P không liên quan đến mình.
B. Đồng ý với việc làm của cậu P, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
C. Khuyên cậu P nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng chho phép.
D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.
Câu 12. Gần tết Nguyên đán, anh D được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh D, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Từ chối, đồng thời khuyên anh X không nên thực hiện ý định đó.
B. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
C. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
D. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.
Câu 13. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn nơi làm việc.
B. Hưởng lương phù hợp với trình độ.
C. Tự do lựa chọn việc làm.
D. Thực hiện hợp đồng lao động.
Câu 14. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền lợi nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
B. Thực hiện hợp đồng lao động.
C. Chấp hành kỉ luật lao động.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.
Câu 15. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ
A. khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
B. cải thiện đời sống vật chất cho người lao động.
C. tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công.
D. tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
Câu 16. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền lợi nào sau đây?
A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
B. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
C. Thiết lập và thực hiện cơ chế đối thoại với người lao động.
D. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
Câu 17. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lao động là quyền và nghĩa vụ của
A. Mọi công dân.
B. Công dân trên 18 tuổi.
C. Công dân trên 20 tuổi.
D. Công dân từ 18 đến 60 tuổi.
Câu 18. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tự ý cho người lao động nghỉ việc mà không có lý do.
B. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.
C. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc tại cơ sở sang chiết khí ga.
D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Câu 19. Anh M, chị X và chị K đã kí hợp đồng lao động với công ty A (do ông T làm Giám đốc) với thời hạn một năm. Trong quá trình làm việc, anh M thường xuyên bị ông T ngược đãi, nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mặt khác, ông T cũng thường xuyên thực hiện những hành vi quấy rối tình dục đối với chị X và chị K. Bất bình với thái độ và hành động của ông T, anh M, chị X và chị K đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A.
Chủ thể nào trong tình huống trên đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
A. Anh M.
B. Ông T.
C. Chị X.
D. Chị K.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?
A. Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty.
B. Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
C. Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng.
D. Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.
Câu 21. Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn P trả sách thì thấy P đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết P có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn P rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà. Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Mắng nhiếc P gay gắt vì P lười biếng và không yêu thương mẹ.
C. Đồng tình với bạn P vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.
D. Khuyên P nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.
Câu 22. Hành vi nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
B. Bà T thuê bạn G (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
C. Bạn M chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
D. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh P được nghỉ phép hằng năm.
Câu 23. Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không.
Câu hỏi: Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?
A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.
B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.
C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.
D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.
Câu 24. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh T (14 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vì không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm ở đâu, nên anh T đã tới Trung tâm giới thiệu việc làm A để nhờ sự tư vấn, trợ giúp.
Câu hỏi: Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc nào dưới đây?
A. Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.
B. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.
D. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, các trường hợp sau tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?
a) Sử dụng mọi hoá chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.
b) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà.
Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
c) Hoạt động lao động chỉ có ý nghĩa khi tạo ra những đóng góp to lớn cho xã hội
d) Lao động giúp con người phát triển các mối quan hệ tích cực, tránh những thói hư tật xấu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 8
Thời gian làm bài: phút
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người.
C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.
D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Câu 2. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007?
A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.
C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.
D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)?
A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.
C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
Câu 4. Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
B. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm.
C. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.
D. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ.
Câu 5. Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
Thông tin. Bố mẹ đi vắng, bạn M dùng ấm điện để đun nước nhưng mải chơi bỏ quên khiến ấm chập điện bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra nhiều đồ đạc trong nhà khiến bạn rất sợ hãi. Sau đó, đám cháy đã được lực lượng cứu hoả và người dân xung quanh dập tắt. Tuy nhiên, nhiều tài sản có giá trị trong nhà đã bị thiêu rụi, bản thân bạn M cũng bị ngạt khói và bỏng 30% cơ thể.
A. Cháy, nổ.
B. Ngộ độc thực phẩm.
C. Tai nạn vũ khí gây ra.
D. Tai nạn do bom mìn gây ra.
Câu 6. Chủ thể nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn chất độc hại?
A. Chị M dùng hóa chất độc hại để bảo quản thực phẩm.
B. Anh V báo cảnh sát cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.
C. Anh T hút thuốc lá và dùng điện thoại tại trạm xăng dầu.
D. Công ty P xả chất thải rắn chưa qua xử lí ra môi trường.
Câu 7. Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”.
Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
A. Hai bạn K và V.
B. Bạn K.
C. Bạn T.
D. Bạn V.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.
B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.
C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn ngộ độc thực phẩm?
A. Sử dụng chất phụ gia thực phẩm.
B. Kim loại nặng lẫn trong thực phẩm.
C. Thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu.
D. Sử dụng thực phẩm tươi, sạch.
Câu 10. Để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Sử dụng trái phép các vật liệu, chất gây nổ.
B. Để vật liệu , đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.
C. Trang bị phương tiện chữa cháy đúng tiêu chuẩn.
D. Sử dụng thuốc nổ để chế tạo pháo, bom, mìn…
Câu 11. Gần tết Nguyên đán, anh M được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
B. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.
C. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
D. Từ chối, đồng thời khuyên anh không nên thực hiện ý định đó.
Câu 12. Khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lại gần, nhặt vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom, mìn gì.
B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.
C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.
D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.
Câu 13. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn nơi làm việc.
B. Hưởng lương phù hợp với trình độ.
C. Tự do lựa chọn việc làm.
D. Thực hiện hợp đồng lao động.
Câu 14. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền lợi nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
B. Thực hiện hợp đồng lao động.
C. Chấp hành kỉ luật lao động.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.
Câu 15. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ
A. khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
B. cải thiện đời sống vật chất cho người lao động.
C. tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công.
D. tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
Câu 16. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền lợi nào sau đây?
A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
B. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
C. Thiết lập và thực hiện cơ chế đối thoại với người lao động.
D. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
Câu 17. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lao động là quyền và nghĩa vụ của
A. Mọi công dân.
B. Công dân trên 18 tuổi.
C. Công dân trên 20 tuổi.
D. Công dân từ 18 đến 60 tuổi.
Câu 18. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tự ý cho người lao động nghỉ việc mà không có lý do.
B. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.
C. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc tại cơ sở sang chiết khí ga.
D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Câu 19. Anh M, chị X và chị K đã kí hợp đồng lao động với công ty A (do ông T làm Giám đốc) với thời hạn một năm. Trong quá trình làm việc, anh M thường xuyên bị ông T ngược đãi, nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mặt khác, ông T cũng thường xuyên thực hiện những hành vi quấy rối tình dục đối với chị X và chị K. Bất bình với thái độ và hành động của ông T, anh M, chị X và chị K đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A.
Chủ thể nào trong tình huống trên đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
A. Anh M.
B. Ông T.
C. Chị X.
D. Chị K.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?
A. Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty.
B. Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
C. Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng.
D. Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.
Câu 21. Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn P trả sách thì thấy P đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết P có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn P rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà. Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Mắng nhiếc P gay gắt vì P lười biếng và không yêu thương mẹ.
C. Đồng tình với bạn P vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.
D. Khuyên P nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.
Câu 22. Hành vi nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
B. Bà T thuê bạn G (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
C. Bạn M chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
D. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh P được nghỉ phép hằng năm.
Câu 23. Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không.
Câu hỏi: Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?
A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.
B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.
C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.
D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.
Câu 24. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh T (14 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vì không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm ở đâu, nên anh T đã tới Trung tâm giới thiệu việc làm A để nhờ sự tư vấn, trợ giúp.
Câu hỏi: Nếu là nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm A, em nên tư vấn cho anh T lựa chọn công việc nào dưới đây?
A. Sản xuất, vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.
B. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc công nghiệp.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.
D. Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu bia, thuốc lá.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nêu cách xử lí của em khi nhìn thấy:
a) Các em nhỏ nhặt được đạn, pháo hoặc vật lạ đem ra làm đồ chơi.
b) Người tàng trữ, sử dụng súng.
c) Người mới phun thuốc trừ sâu cho rau đã hái đem bán.
d) Người định cưa, đục bom, đạn pháo để lấy thuốc nổ.
Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Lao động là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
b) Hoạt động lao động chỉ có ý nghĩa khi tạo ra những đóng góp to lớn cho xã hội
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 8
Thời gian làm bài: phút
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Phát tán ra môi trường vi-rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người.
B. Chôn, lấp, đổ, đốt chất thải rắn, chất nguy hại,… đúng quy trình kĩ thuật.
C. Xử lí nước thải, khí thải đúng quy trình kĩ thuật trước khi xả ra môi trường.
D. Tố cáo những cá nhân, tổ chức,… có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Câu 2. Luật Quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
B. Tố cáo những người hành vi mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ.
C. Tố giác những người có hành vi: nghiên cứu, chế tạo trái phép vũ khí.
D. Lợi dụng, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để xâm phạm an ninh quốc gia.
Câu 3. Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là
A. ngày 4 tháng 10
B. ngày 14 tháng 4
C. ngày 14 tháng 10
D. ngày 10 tháng 4.
Câu 4. Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?
A. Tất cả mọi người
B. Các công ty tư nhân
C. Các doanh nghiệp nhà nước
D. Một số tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Nắng nóng gay gắt, kéo dài.
B. Thiết bị điện bị quá tải, cháy.
C. Hàn, khò các vật liệu dễ cháy.
D. Bảo quản thực phẩm sai cách.
Câu 6. Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.
B. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.
C. Sử dụng các loại hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
D. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.
Câu 7. Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?
A. Chị S để các hóa chất dễ cháy ở xa khu vực bếp.
B. Anh T tố cáo hành vi tàng trữ thuốc nổ của ông X.
C. Anh V mua thuốc nổ về tự chế pháo để bán kiếm lời.
D. Chị M gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.
Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”.
Câu hỏi: Trong tình huống sau, chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
A. Hai bạn K và V.
B. Hai bạn K và T.
C. Cả ba bạn K, T, V.
D. Bạn V và T.
Câu 9. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
B. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.
C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người.
D. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.
Câu 10. Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa ngộ độc thực phẩm?
A. Ăn chín, uống sôi.
B. Ăn bất kể đồ ăn gì.
C. Sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến.
D. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Câu 11. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của mọi công dân.
B. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.
C. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.
D. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.
Câu 12. Nghỉ hè, bạn X được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu K. Bạn X thấy cậu K thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại. Nếu là X, trong tình huống này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu K không liên quan đến mình.
B. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.
C. Khuyên cậu K nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.
D. Đồng ý với việc làm của cậu K, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
Câu 13. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “….. là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội”.
A. Lao động.
B. Sáng tạo.
C. Siêng năng.
D. Kiên trì.
Câu 14. Công dân có quyền nào dưới đây?
A. Tự do sử dụng sức lao động để làm bất cứ công việc gì mình thích.
B. Học nghề, tìm kiếm việc làm theo quy định của pháp luật.
C. Tự do thuê mướn bất kì ai.
D. Yêu cầu người khác làm việc theo ý muốn của mình.
Câu 15. Người sử dụng lao động không có quyền nào dưới đây?
A. Điều hành lao động.
B. Xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
C. Tự do sai khiến người lao động làm việc.
D. Quản lí, giám sát lao động.
Câu 16. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có nghĩa vụ
A. lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, nguyện vọng của bản thân.
B. lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần phát triển đất nước.
C. tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc đúng với nguyện vọng của bản thân.
D. học tập, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ đúng với nhu cầu của bản thân.
Câu 17. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ
A. 14 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. 20 tuổi.
Câu 18. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…… là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
A. Kỉ luật lao động.
B. Hợp đồng lao động.
C. Nội quy lao động.
D. Nội quy làm việc.
Câu 19. Nhân tố nào dưới đây là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của xã hội?
A. Gia đình.
B. Lao động.
C. Của cải.
D. Tiền bạc.
Câu 20. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
Tình huống. Anh M, chị X và chị K đã kí hợp đồng lao động với công ty A (do ông T làm Giám đốc) với thời hạn một năm. Trong quá trình làm việc, anh M thường xuyên bị ông T ngược đãi, nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mặt khác, ông T cũng thường xuyên thực hiện những hành vi quấy rối tình dục đối với chị X và chị K. Bất bình với thái độ và hành động của ông T, anh M, chị X và chị K đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A.
A. Anh M.
B. Ông T.
C. Chị X.
D. Chị K.
Câu 21. Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn P trả sách thì thấy P đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết P có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn P rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà. Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Mắng nhiếc P gay gắt vì P lười biếng và không yêu thương mẹ.
C. Đồng tình với bạn P vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.
D. Khuyên P nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.
Câu 22. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa cụ lao động của công dân?
A. Người lao động bị hạn chế chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp.
B. Lao động có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của cá nhân.
C. Học sinh chỉ cần tập trung vào học tập, không cần tham gia lao động.
D. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc sử dụng lao động dưới 18 tuổi.
Câu 23. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
A. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.
B. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong cơ sở sang chiết khí ga.
C. Tự ý nghỉ việc không báo trước cho người sử dụng lao động.
D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Câu 24. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không.
Câu hỏi: Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?
A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.
B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.
C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.
D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
a) Vận chuyển thuốc pháo, thuốc nổ trên ô tô và các phương tiện giao thông có thể gây ra cháy nổ, thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
b) Công an được sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
Câu 2 (2,0 điểm): Theo em, những hành vi nào dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quy định của pháp luật về lao động? Vì sao?
a) Thuê trẻ em 13 tuổi chở bình ga giao cho khách hàng
b) Đuổi việc nhân viên mà không thông báo trước.
Lưu trữ: Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 8 (sách cũ)
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều