Đề cương ôn tập Học kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi GDCD 8 Học kì 1.
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập GDCD 8 Học kì 1 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
Bài 4: Bảo vệ lễ phải
- Khái niệm về lễ phải và hành vi lễ phép.
- Ý nghĩa của việc bảo vệ lễ phải trong cuộc sống.
- Các hành vi thể hiện lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi.
- Ví dụ về những hành vi không lễ phép và hậu quả của chúng.
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Hậu quả của việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bừa bãi.
Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
- Khái niệm bạo lực gia đình.
- Các hình thức bạo lực gia đình thường gặp.
- Biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. “Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lẽ phải.
B. Luân lí.
C. Lí tưởng.
D. Đạo đức.
Câu 2: Nhân vật nào dưới đây đã biết bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được.
B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.
C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai.
D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân.
Câu 3: Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Anh P gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông X.
B. Bạn K dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.
C. Thấy anh M làm sai, anh H góp ý và khuyên anh M sửa đổi.
D. Bạn T ngó lơ khi thấy bạn C mở tài liệu trong giờ kiểm tra.
Câu 4: Để hướng tới những điều tốt đẹp thì mọi người cần?
A. Bao dung cho những điều sai trái
B. Chung tay bảo vệ lẽ phải
C. Làm những gì có lợi cho bản thân
D. Thờ ơ với những việc làm sai trái
Câu 5: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Không chấp nhận và làm những việc sai trái.
B. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.
C. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
D. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
Câu 6: Sắp tới giờ kiểm tra môn Vật lí, bạn V rất lo lắng vì V hôm qua mải xem ti vi nên không ôn lại bài. V thổ lộ với M (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu. Nếu là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình.
B. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của V.
C. Khuyên V nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp.
D. Đợi lúc bạn V mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên.
Câu 7: Bà X mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà X đã lén lút nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Hôm nào bán không hết, hàng tồn kho nhiều, bà X còn tẩm ướp các chất độc hại để bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà X, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình.
B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà X.
C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng.
D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.
Câu 8: Để trở thành mọt người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải em phải rèn luyện những gì?
A. Học hỏi từ những điều được bề trên dạy dỗ
B. Học tập và rèn luyện thói quen đúng đắn
C. Dám đứng lên bảo vệ những điều đúng đắn xung quanh mình
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 9: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.
A. Môi trường.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Thời tiết.
Câu 10. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xả thải chất độc hại trực tiếp vào nguồn nước.
B. Khai thác trái phép các khoáng sản, cát, sỏi,…
C. Hạn chế dùng các nguồn năng lượng hóa thạch.
D. Săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm.
................................
................................
................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: GDCD 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. “Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lẽ phải.
B. Luân lí.
C. Lí tưởng.
D. Đạo đức.
Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.
B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
C. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
Câu 3. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ
A. được mọi người yêu mến, quý trọng.
B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
C. nhận được nhiều lợi ích vật chất.
D. bị mọi người xung quanh lợi dụng.
Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đã biết bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được.
B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.
C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai.
D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân.
Câu 5. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.
B. Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.
C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
D. Đố ai chừa được rượu tăm/ Khôi chơi cờ bạc, không nằm ngủ trưa.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?
A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.
D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.
Câu 7. Bạn M là lớp trưởng lớp 8A. Khi thấy các bạn trong lớp mắc khuyết điểm, M đều nhẹ nhàng góp ý và khuyên các bạn nên sửa chữa lỗi sai. Nhiều lần được M góp ý, nhắc nhở, nhưng K không sửa đổi, ngược lại, K cho rằng: “M đang lợi dụng chức vụ để cố tình trù dập mình”.
A. Bạn K.
B. Bạn M.
C. Hai bạn K và Đ.
D. Không có bạn học sinh nào.
Câu 8. Bà V là chủ một của hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà V đã lén lút nhập hoa quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Không những vậy, bà còn thường xuyên ngâm hoa quả trong các loại hóa chất để bảo quản được lâu hơn.
Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình.
B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà V.
C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng.
D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.
Câu 9. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm công dân thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.
B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng.
C. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước.
D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản.
Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.
A. Môi trường.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Thời tiết.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.
B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.
C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.
D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?
A. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
C. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.
D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.
Câu 13. “Đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên” là vai trò của chủ thể nào dưới đây?
A. Nhà nước.
B. Cá nhân công dân.
C. Các tổ chức xã hội.
D. Các cơ sở giáo dục.
Câu 14. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.
B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.
C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.
D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.
Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?
Tình huống. Trên đường đi học về, H và T phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. H rủ T đi báo công an xã, nhưng T từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với T, H đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.
A. Bạn H.
B. Bạn T.
C. Cả hai bạn H và T.
D. Không có bạn học sinh nào.
Câu 16. Trên đường đi học về, P và Q phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.
Câu hỏi: Nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.
B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.
C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ chiếc xe ô tô vì thiếu ý thức.
D. Báo công an và nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
Câu 17. “Những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Mục tiêu cá nhân.
B. Kế hoạch cá nhân.
C. Mục tiêu phấn đấu.
D. Năng lực cá nhân.
Câu 18. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, gồm:
A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.
D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?
A. Cụ thể.
B. Đo lường được.
C. Có thể đạt được.
D. Không có thời hạn.
Câu 20. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?
A. 6 bước.
B. 7 bước.
C. 8 bước.
D. 9 bước.
Câu 21. Tiêu chí “cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?
A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
Câu 22. Bạn S (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn S thuộc loại mục tiêu nào sau đây?
A. Mục tiêu ngắn hạn.
B. Mục tiêu sức khỏe.
C. Mục tiêu sự nghiệp.
D. Mục tiêu tài chính.
Câu 23. Đầu năm học, C quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. C đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, C thực hiện rất tốt, nhưng sau đó C chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. C tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến C không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, C có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.
Nếu là bạn thân của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Khuyên C kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.
C. Khuyên C từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Trách móc, phê bình C gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.
Câu 24. Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn T có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. T dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, T đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, T cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì.
Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên T kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Phê bình T gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?
Tình huống a) Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai.
Tình huống b) Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy.
Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nên cần phải khai thác và sử dụng tối đa thì mới đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt.
Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập GDCD 8 Kết nối tri thức hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều