Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều



Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Toán 7 Giữa kì 2.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương Toán 7 Giữa kì 2 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề cương ôn tập Toán 7 Giữa kì 2 Cánh diều gồm hai phần: tóm tắt nội dung kiến thức và một số câu hỏi, bài tập, trong đó:

- 45 bài tập trắc nghiệm;

- 27 bài tập tự luận;

Phần I. Tóm tắt nội dung kiến thức

A. Đại số

1. Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu

2. Phân tích và xử lí dữ liệu

3. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố.

4. Tỉ lệ thức.

5. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

6. Đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.

B. Hình học

1. Tam giác cân.

2. Các trường hợp bằng nhau của tam giác.

3. Quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác, quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.

4. Quan hệ giữa ba cạnh của tam giác.

5. Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong tam giác.

Phần II. Một số câu hỏi, bài tập tham khảo

A. Bài tập trắc nghiệm:

Chọn câu trả lời đúng.

Câu 1. Chọn phương án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp?

A. Số lần xuất hiện số 1 trong dãy số tự nhiên từ 1 đến 30;

B. Thu thập dữ liệu về số đội bóng tham dự EURO 2020;

C. Diệu Hân tìm kiếm thông tin các nước có chỉ số BMI trung bình của người trưởng thành cao nhất thế giới trên Internet;

D. Xuân tìm top những quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Câu 2. Cho các dữ liệu sau đây, dữ liệu nào là dữ liệu không là số?

A. Thời gian tự học ở nhà (đơn vị giờ) của các bạn trong lớp;

B. Lượng mưa trung bình (đơn vị mm) của các tháng trong năm 2022 tại Thành Phố Hồ Chí Minh;

C. Môn thể thao yêu thích nhất của các bạn lớp 8A;

D. Số học sinh nữ của mỗi lớp trong khối 8.

Câu 3. Bạn Nhung ghi chép lại dân số Việt Nam (đơn vị triệu người) các năm 2019, 2020, 2021, 2022 lần lượt như sau: 96,21; 97,20; 78,28; 99,20. Hỏi số liệu của năm nào là giá trị không hợp lí?

A. Năm 2019;

B. Năm 2020;

C. Năm 2021;

D. Năm 2022.

Câu 4. Thầy hiệu phó thống kê số học sinh của khối lớp 8 và lập ra biểu đồ

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều

Khối lớp 8 có số học sinh là

A. 145;

B. 143;

C. 144;

D. 142.

Câu 5. Dự báo quy mô dân số của Trung Quốc và Ấn Độ qua các năm được biểu diễn bằng biểu đồ sau

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều

Nhận xét nào trong các nhận xét sau đây là đúng

A. Dân số Trung Quốc luôn thấp hơn dân số Ấn Độ;

B. Dân số Trung Quốc luôn cao hơn dân số Ấn độ;

C. Hiện tại dân số Trung Quốc cao hơn nhưng sẽ thấp hơn dân số Ấn Độ trong tương lai;

D. Hiện tại dân số Trung Quốc thấp hơn nhưng sẽ cao hơn dân số Ấn Độ trong tương lai.

Câu 6. Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần được mặt 6 chấm. Biến cố nào dưới đây xảy ra?

A. "Gieo được mặt có số chấm là số lẻ";

B. "Gieo được mặt có số chấm là hợp số";

C. "Gieo được mặt có số chấm là số chính phương";

D. "Gieo được mặt có số chấm là số nguyên tố".

Câu 7. Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần rồi quan sát số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc, biến cố nào sau đây là biến cố chắc chắn:

A. "Gieo được mặt có số chấm là số chẵn";

B. "Gieo được mặt có số chấm là số chia hết cho 3";

C. "Gieo được mặt có số chấm là số không bé hơn 1";

D. "Gieo được mặt có số chấm lớn hơn 2".

Câu 8. Một hộp có 4 tấm thẻ được in số lần lượt từ 1 đến 4. Lấy ra ngẫu nhiên một thẻ từ hộp và quan sát số trên đó. Biến cố nào dưới đây là biến cố ngẫu nhiên?

A. "Số trên thẻ lấy ra không bé hơn 1";

B. "Số trên thẻ lấy ra lớn hơn 4";

C. "Số trên thẻ lấy ra là số tự nhiên";

D. "Số trên thẻ lấy ra là số lẻ".

Câu 9. Tổ I lớp 7E có 8 bạn đều là nam, trong đó có 3 bạn là học sinh giỏi. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một bạn làm tổ trưởng. Biến cố nào dưới đây là biến cố không thể?

A. "Bạn được chọn là nam";

B. "Bạn được chọn là nữ";

C. "Bạn được chọn không phải học sinh giỏi";

D. "Bạn được chọn là học sinh giỏi".

Câu 10. Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Xác suất của biến cố: "Gieo được mặt có số chấm là số nhỏ hơn 7" là

A. 0.

B. 1.

C. 12.

D. 16.

................................

................................

................................

B. Bài tập tự luận

1. Đại số

Dạng 1. Thu thập, phân loại, phân tích biểu diễn biểu đồ

Bài 1. Nhóm của Nam phát tờ khảo sát về số điểm 10 các bạn trong lớp đã đạt trong kỳ thi vừa rồi. Nhóm của Nam đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào? Nếu nhóm Nam sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu còn lại thì sẽ thực hiện như thế nào?

Bài 2. Dữ liệu thu được cho mỗi câu hỏi sau thuộc loại nào?

a) Cân nặng của bạn là bao nhiêu?

b) Số sản phẩm nhà máy sản xuất được trong tháng là bao nhiêu?

c) Vị kem yêu thích nhất của bạn là gì?

d) Bạn đánh giá đề thi học kì 1 như thế nào trong các mức độ sau: rất khó, khó, trung bình, dễ, rất dễ?

Bài 3. Học lực của các học sinh trong một lớp học được biểu diễn trong biểu đồ sau:

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều

Loại học lực nào chiếm số lượng lớn nhất trong lớp học?

Dạng 2. Biến cố và xác suất của biến cố

Bài 4. Trong các biến cố sau, em hãy chỉ ra biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.

A: "Bà Thanh năm nay 70 tuổi, bà sẽ sống thọ đến 300 tuổi";

B: "Theo lịch dương, tháng 1 có 31 ngày";

C: "Ngày mai trời có mưa to";

D: "Năm. 2023, dân số Việt Nam sẽ vượt quá 100 triệu người".

Bài 5. Một hộp có 4 quả bóng màu đỏ và 3 quả bóng màu vàng. Lấy ngẫu nhiên cùng một lúc 2 bóng từ hộp thấy chúng đều có màu đỏ. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra?

A: "Có ít nhất 1 bóng màu đỏ trong hai bóng lấy ra";

B: "Có ít nhất 1 bóng màu xanh trong hai bóng lấy ra";

C: "2 bóng lấy ra có cùng màu";

D: "Không có bóng nào màu vàng trong hai bóng lấy ra".

Bài 6. Lớp 7A có 42 học sinh, trong đó có 21 học sinh nam. Cô giáo gọi ngẫu nhiên một học sinh trả lời câu hỏi. Tính xác suất để học sinh được gọi trả lời là nữ.

Bài 7. Một hộp có 4 tấm thẻ cùng kích thước được in số lần lượt là 6; 7; 8; 9. Rút ra ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp. Tính xác suất của các biến cố sau:

A: "Tấm thẻ rút ra ghi số chia hết cho 5".

B: "Tấm thẻ rút ra ghi số chính phương".

C: "Tấm thẻ rút ra ghi số tròn chục".

D: "Tấm thẻ rút ra ghi số lớn hơn 5.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương Toán lớp 7 Cánh diều có lời giải hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học