Top 50 Đề thi Tin học 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
Bộ 50 Đề thi Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Tin học 7.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tin 7 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề thi Tin học 7 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Tin học 7 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Tin học 7 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Tin học 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Xem thêm đề thi Tin 7 cả ba sách:
Top 10 Đề thi Tin học 7 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 Đề thi Tin học 7 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 Đề thi Tin học 7 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 Đề thi Tin học 7 Học kì 2 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Theo em không nên làm việc gì dưới đây?
A. Giữ tay khô và sạch khi thao tác với máy tính.
B. Gõ phím nhẹ dứt khoát.
C. Tắt máy tính bằng cách ngắt nguồn điện.
D. Đóng các chương trình ứng dụng rồi tắt máy tính bằng chức năng Shutdown.
Câu 2. Tiếp nhận thông tin vào qua các nút nhấn, nút cuộn là chức năng của:
A. chuột máy tính
B. bàn phím
C. màn hình
D. loa
Câu 3. Chức năng của Micro?
A. Tiếp nhận thông tin vào qua các nút nhấn, nút cuộn.
B. Tiếp nhận thông tin vào ở dạng hình ảnh.
C. Tiếp nhận thông tin vào qua tiếp xúc của ngón tay.
D. Tiếp nhận thông tin vào ở dạng âm thanh.
Câu 4. Khi thực hiện lắp ráp thiết bị, thao tác nào không đúng?
A. Giữ thiết bị có cổng kết nối khi thực hiện ấn đầu nối vào cổng kết nối.
B. Giữ đầu nối thẳng với cổng kết nối khi cắm.
C. Đầu nối không được cắm chặt vào cổng kết nối.
D. Không chạm tay vào phần kim loại của máy tính khi chưa ngắt nguồn điện.
Câu 5. Thiết bị nào có chức năng tiếp nhận thông tin vào thông qua tiếp xúc của ngón tay, bút cảm ứng?
A. Bàn phím
B. Màn hình.
C. Chuột.
D. Màn hình cảm ứng.
Câu 6. Hệ điều hành không có chức năng nào sau đây?
A. Quản lí, điều khiển và cung cấp thông tin thiết bị phần cứng máy tính.
B. Tổ chức, lưu trữ, quản lí dữ liệu trên ổ đĩa.
C. Quản lí, điều khiển các chương trình đang chạy trên máy tính.
D. Tạo và chỉnh sửa nội dung tệp văn bản.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về phần mềm ứng dụng?
A. Phải được cài đặt thì máy tính mới có thể hoạt động được.
B. Cài đặt vào máy tính khi có nhu cầu sử dụng.
C. Trực tiếp quản lí, điều khiển thiết bị phần cứng.
D. Tạo môi trường để chạy phần mềm hệ thống.
Câu 8: Dãy gồm các hệ điều hành là:
A. MS Word, MS Excel, Windows 10
B. Windows 10, Android, iOS
C. MS Excel, Android, MS Powerpoit
D. MS Powerpoit, iOS, Windows 10
Câu 9: Em hãy cho biết đâu là biểu tượng phần mềm ứng dụng?
A.
B.
C.
D.
Câu 10: Sử dụng phần mềm diệt virus và tường lửa giúp em:
A. sao lưu dữ liệu
B. sắp xếp dữ liệu
C. phòng chống vrius
D. tìm kiếm dữ liệu
Câu 11 phần mở rộng của tệp dữ liệu văn bản là:
A. .pptx
B. .docx
C. .xlsx
D. .com
Câu 12: Tệp có phần mở rộng .doc, docx thuộc loại tệp gì?
A. Không có loại tệp này
B. Tệp chương trình máy tính
C. Tệp dữ liệu của phần mềm Word
D. Tệp dữ liệu Video
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dựa vào phần mở rộng, ta có thể biết được máy tính đang sử dụng phần mềm hệ điều hành nào.
B. Mỗi loại tệp được lưu trong máy tính đều gồm 2 phần là tên và phần mở rộng được phân cách nhau bởi dấu chấm.
C. Khi đặt tên tệp không cần đặt tên phần mở rộng.
D. Không nên chỉnh sửa phần mở rộng của tệp để tránh nhầm lẫn cho người sử dụng và có thể làm cho hệ điều hành nhận biết sai loại tệp.
Câu 14: Phần mềm nào không phải là phần mềm chống virus?
A. Google Chrome
B. Bkav, Avast Free Antivirus
C. AVG AntiVirus Free,
D. Avira Free, Windows Defender
Câu 15: Đáp án nào không phải là ưu điểm của mạng xã hội?
A. Giúp người dùng dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin đa dạng, phong phú.
B. Kết nối người dùng, giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng.
C. Tham gia các lớp học online, mua hàng trực tuyến, ...
D. Mạng xã hội tiềm ẩn những nguy cơ như thông tin không chính xác, không lành mạnh, không phù hợp lứa tuổi.
Câu 16: Website nào dưới đây không phải là mạng xã hội?
A. vietnamnet.vn.
B. facebook.com.
C. youtube.com.
D. instagram.com.
Câu 17: Chọn đáp án đúng nhất.
Đâu là kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet?
A. Thư điện tử
B. Nhắn tin, gọi điện
C. Diễn đàn, mạng xã hội.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Người dùng sử dụng máy tính vào nhiều công việc khác nhau nên cần phải có nhiều phần mềm ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
B. Cần phải cài đặt các phần mềm ứng dụng vào máy tính trước, sau đó mới cài đặt hệ điều hành.
C. Phần mềm ứng dụng được cài đặt vào máy tính khi người dùng có nhu cầu sử dụng.
D. Phần mềm ứng dụng chạy trên nền của hệ điều hành, là công cụ, tiện ích cho phép người dùng xử lí công việc trên máy tính.
Câu 19: Trong các phần mềm sau đây đâu là phần mềm ứng dụng?
A. Window 10
B. Linux
C. iOS
D. MS Word
Câu 20: Tệp Baitap.pptx với phần mở rộng là .pptx là:
A. tệp trình chiếu và có thể được mở, chỉnh sửa nội dung bằng MS Powerpoint.
B. tệp văn bản và phần mềm soạn thảo MS Word có thể xử lí tệp này.
C. tệp bảng tính và phần mềm MS Excel có thể xử lí tệp này.
D. tệp chương trình máy tính.
Câu 21: Chọn phát biểu không đúng?
A. Trong một thư mục, có thể có hai tệp giống nhau phần tên tệp nhưng khác nhau ở phần mở rộng.
B. Trong một thư mục có thể có hai tệp khác nhau phần tên tệp và giống nhau ở phần mở rộng.
C. Trong mỗi thư mục phải có chứa ít nhất một tệp hoặc thư mục con.
D. Tổ chức, lưu trữ dữ liệu theo cấu trúc cây thư mục giúp người dùng dễ dàng quản lí, tìm kiếm dữ liệu.
Câu 22: Lệnh nào trên dải lệnh Home của cửa sổ File Explorer có chức năng đổi tên tệp và thư mục?
A. Cut
B. Rename
C. Delete
D. Paste
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Bài 1: Em hãy nêu một số biện pháp có thể ngăn chặn phần mềm độc hại mà người dùng máy tính cần lưu ý ?
Bài 2: Em hãy kể tên các công việc người dùng có thể thực hiện được sau khi đã đăng nhập vào tài khoản Facebook?
Bài 3:
a) Em hãy nêu chức năng của hệ điều hành?
b) Nêu một số hệ điều hành dành cho máy tính và điện thoại thông minh?
…………. Hết ………….
Đáp án
1. C |
2. A |
3. D |
4. C |
5. D |
6. D |
7. B |
8. B |
9. D |
10. C |
11. B |
12. C |
13. A |
14. A |
15. D |
16. A |
17. D |
18. B |
19. D |
20. A |
21. C |
22. B |
Bài 1:
Để ngăn chặn phần mềm độc hại, người sử dụng máy tính cần lưu ý:
- Luôn cập nhật bản sửa lỗi phần mềm để cải thiện tính năng bảo mật của hệ thống.
- Kiểm tra kĩ độ tin cậy trước khi nháy chuột vào các liên kết hoặc tải dữ liệu từ Internet.
- Thận trọng khi mở tệp đính kèm trong thư điện tử từ địa chỉ lạ gửi đến.
- Không sao chép dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ ngoài chưa đủ độ tin cậy.
Bài 2:
Một số chức năng cơ bản của Facebook: tạo, cập nhật hồ sơ cá nhân; tạo, đăng tải bài viết mới; bình luận, chia sẻ bài viết đã có; tìm kiếm, kết bạn và trò chuyện.
Bài 3:
a) Hệ điều hành có các chức năng cơ bản sau:
- Quản lí, điều khiển các thiết bị phần cứng hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
- Quản lí, điều khiển các tiến trình (các phần mềm đang chạy trên máy tính), cấp phát, thu hồi tài nguyên (như CPU, bộ nhớ, ...) phục vụ các tiến trình.
- Quản lí tài khoản người dùng, cung cấp môi trường trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tính.
- Tổ chức lưu trữ, quản lí dữ liệu trong máy tính.
b) Một số hệ điều hành như Windows, Linux, MacOS, … dành cho máy tính; các hệ điều hành iOS, Android, … dành cho điện thoại thông minh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm – mỗi câu 0.25 điểm)
Câu 1. Loại chuẩn kết nối nào có cổng và đầu nối như hình dưới đây?
A. USB – A.
B. HDMI – A.
C. HDMI – C.
D. HDMI – D.
Câu 2. Đâu không phải thiết bị ra trong các thiết bị sau?
A. Chuột.
B. Loa.
C. Màn hình.
D. Máy in.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng.
A. Hệ điều hành kết nối, quản lí, điều khiển các thiết bị phần cứng, phần mềm trên máy tính.
B. Phần mềm ứng dụng là phần mềm hệ điều hành.
C. Cần phải cài đặt các phần mềm ứng dụng trong máy tính trước, sau đó mới cài đặt phần mềm hệ điều hành.
D. Khi bật máy tính thì phần mềm ứng dụng sẽ khởi động trước phần mềm hệ điều hành.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Có thể tạo được nhiều thư mục trong một thư mục.
B. Có thể tạo được nhiều tệp trong một thư mục.
C. Có thể tạo được nhiều thư mục cùng tên trong một thư mục.
D. Có thể tạo được nhiều thư mục và tệp trong một thư mục.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hạn chế của sao lưu ngoài là có thể thất lạc bản sao lưu trên thiết bị nhớ rời.
B. Hạn chế của sao lưu nội bộ là có thể bị mất cả bản gốc và bản sao.
C. Chức năng sao lưu của hệ điều hành MS Windows chỉ cho phép sao lưu nội bộ.
D. Khi sao lưu từ xa, người sử dụng không phải bảo quản thiết bị nhớ lưu trữ bản sao.
Câu 6. Website nào dưới đây không phải là mạng xã hội?
A. vietnamnet.vn
B. facebook.com
C. youtube.com
D. instargram.com
Câu 7. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào dưới đây?
A. Tìm kiếm tài liệu.
B. Giao lưu, học hỏi bạn bè.
C. Chia sẻ những bài viết về học tập, làm việc tích cực.
D. Bình luận xấu về người khác.
Câu 8. Trong giờ thực hành, máy tính của em tự động truy cập vào một trang web có nội dung xấu. Cách ứng xử nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Tiếp tục truy cập truy cập trang web đó.
B. Đóng ngay trang web đó.
C. Thông báo thầy cô ngăn chặn trang web đó.
D. Gửi trang web đó cho bạn bè xem.
Câu 9. Chọn phát biểu đúng nhất.
Đâu là việc không nên làm khi tham gia vào mạng xã hội?
A. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật; Cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội.
B. Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, làm hạ uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
C. Nhắn tin quấy rối, đe dọa, bắt nạt người khác.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Câu 10. Theo em tình huống nào sau đây là truy cập hợp lệ ?
A. Truy cập vào tài khoản mạng xã hội Facebook của người khác khi biết được tài khoản đăng nhập và mật khẩu.
B. Truy cập vào các liên kết do thầy cô gửi để lấy tài liệu học tập.
C. Sử dụng máy tính, điện thoại của bạn khi chưa biết bạn có đồng ý hay không.
D. Truy cập vào trang web có nội dung kích động bạo lực, cổ xúy cho hành vi thiếu văn hóa, vô cảm.
Câu 11. Khi dùng MS Excel, phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Vùng nhập dữ liệu là nơi thực hiện trực tiếp việc nhập dữ liệu vào bảng tính.
B. Ô tính là nơi giao nhau của một hàng và một cột trên trang tính.
C. Các cột của trang tính được đặt tên bằng các số: 1, 2, 3, … theo thứ tự từ trái qua phải.
D. Mỗi bảng tính có thể chứa nhiều trang tính.
Câu 12. Địa chỉ của ô đang được chọn hiển thị ở đâu trên trang tính?
A. Ô tính.
B. Thanh trạng thái.
C. Hộp tên.
D. Thanh công thức.
Câu 13. Có thể định dạng dữ liệu kiểu số bằng nhóm lệnh nào?
A. Nhóm lệnh Number trong dải lệnh Home.
B. Nhóm lệnh Font trong dải lệnh Home.
C. Nhóm lệnh Alignment trong dải lệnh Home.
D. Nhóm lệnh Page Setup trong dải lệnh Page Layout.
Câu 14. Khi nhập công thức vào một ô, đầu tiên em cần gõ dấu gì?
A. =
B. +
C. >
D. <
Câu 15. Cho ô A1 có công thức là =B1 + C1 - D1 * E1. Khi dùng chức năng tự động điền dữ liệu từ A1 đến A3. Hỏi ô A3 sẽ có giá trị tương ứng với công thức nào?
A. =B1 + C1 - D1 * E1.
B. =B2 + C2 – D2 * E2.
C. =B3 + C3 – D3 * E3.
D. Lỗi dữ liệu, không có công thức nào.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai về sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức ?
A. Khi địa chỉ của ô tính chứa công thức thay đổi thì địa chỉ của các ô tính trong công thức luôn được giữ nguyên.
B. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối của ô tính chứa công thức và các ô tính trong công thức luôn được giữ nguyên.
C. Mỗi khi có sự thay đổi dữ liệu ở các ô tính có trong công thức thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính lại theo dữ liệu mới.
D. Khi địa chỉ của ô tính chứa công thức thay đổi thì địa chỉ của các ô tính trong công thức cũng tự động thay đổi theo.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Em hãy nêu 2 ưu điểm và 2 hạn chế khi tham gia vào mạng xã hội?
Câu 2. (2 điểm) Khi sử dụng mạng xã hội, em thấy bạn H đăng hình ảnh, tên tuổi, lớp học, địa chỉ nhà của bạn A và dùng những lời lẽ không tốt nói về bạn A. Rất nhiều học sinh trong trường đã chia sẻ bài viết trên. Theo em, việc làm của bạn H và các bạn có đúng hay không? Vì sao?
Câu 3. (2 điểm)
a) Khi nào thì nên sử dụng vùng nhập dữ liệu để chỉnh sửa dữ liệu trong ô tính?
b) Hãy chuyển các biểu thức Toán học dưới đây thành các biểu thức trong MS Excel:
i) 45 + 14 × 2 : 7
ii) 5 × 23 + 6 × 33
Câu 4. (1 điểm) Theo em, nên hay không nên sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức? Vì sao?
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm. (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
(Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bảng tính mới được tạo mặc định có một trang tính có tên là Sheet1.
B. Mỗi bảng tính chỉ có tối đa một trang tính và có tên là Sheet 1.
C. Mỗi bảng tính có thể có nhiều trang tính.
D. Có thể đổi tên trang tính.
Câu 2. Nên chỉnh sửa dữ liệu thông qua vùng nhập liệu khi:
A. Dữ liệu trong ô tính là dữ liệu kiểu số.
B. Dữ liệu trong ô tính quá dài.
C. Dữ liệu trong ô tính là dữ liệu kiểu ngày.
D. Dữ liệu trong ô tính ngắn.
Câu 3. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Công thức trong MS Excel được bắt đầu bởi dấu bằng (=), tiếp theo là biểu thức đại số.
B. Trình tự thực hiện các phép toán trong MS Excel tuân thủ đúng theo quy tắc Toán học.
C. Khi nhập công thức cho ô tính ta bắt buộc phải nhập thông qua vùng nhập liệu.
D. Có thể nhập trực tiếp công thức vào ô tính.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Kết quả của công thức sử dụng giá trị cụ thể trong ô tính sẽ không thay đổi khi thay đổi dữ liệu trong ô tính đó.
B. Khi thay đổi dữ liệu trong ô tính, phần mềm bảng tính sẽ không tự động tính toán lại những công thức có sử dụng địa chỉ của ô tính đó.
C. Phần mềm bảng tính cho phép sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức để thay thế cho việc sử dụng dữ liệu trong ô tính đó.
D. Có thể nhập công thức trực tiếp vào ô tính hoặc thông qua vùng nhập liệu.
Câu 5. Cách nào dưới đây không cho phép thực hiện sao chép công thức?
A. Sử dụng lệnh Cut, Paste trên dải lệnh Home.
B. Sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
C. Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C và Ctrl + V.
D. Sử dụng lệnh Copy, Paste trên dải lệnh Home.
Câu 6. Thao tác nào dưới đây không cần thực hiện khi sao chép công thức bằng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill)?
A. Chọn ô tính chứa công thức cần sao chép.
B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.
C. Đưa con trỏ chuột đến góc phải dưới 3 tính chứa công thức cần sao chép để xuất hiện dấu +.
D. Kéo thả nút điền đến ô tính cuối cùng của khối ô tính muốn được sao chép công thức.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nút lệnh để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.
B. Mặc định các ô tính đã được kẻ đường viền.
C. Nút lệnh vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả.
D. Định dạng, căn lề dữ liệu ô tính trong phần mềm bảng tính tương tự như trong phần mềm soạn thảo văn bản.
Câu 8. Trong khi nhập dữ liệu nếu dữ liệu dài, để dữ liệu không bị che khuất hay tràn sang ô bên phải, em sẽ không dùng cách nào trong các cách dưới đây?
A. Thay đổi độ rộng cột của ô tính đó.
B. Nhấn tổ hợp phím Alt + Enter.
C. Sử dụng nút lệnh thiết lập xuống dòng Wrap Text.
D. Thay đổi chiều cao hàng của ô tính đó.
Câu 9. Khi thực hiện gộp khối ô nếu trong khối ô tính có nhiều ô tính chứa dữ liệu thì ô tính kết quả sẽ lưu giữ:
A. Dữ liệu của ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
B. Dữ liệu của ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ dưới lên trên và từ trái sang phải.
C. Dữ liệu của ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ trên xuống dưới và từ phải sang trái.
D. Dữ liệu của tất cả các ô tính của khối ô tính.
Câu 10. Nhấn tổ hợp phím nào sau đây sẽ cho phép mở bảng chọn thông số in?
A. Ctrl + A.
B. Ctrl + B.
C. Ctrl + P.
D. Ctrl + C.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi chèn thêm một hàng, hàng mới sẽ được chèn vào đúng vị trí hàng được chọn.
B. Khi chèn thêm cột (hoặc hàng), dữ liệu của cột (hoặc hàng) được chọn sẽ bị xoá đi.
C. Khi chèn thêm một cột, cột mới được chèn vào đúng vị trí cột được chọn.
D. Có thể chèn đồng thời nhiều hàng hay nhiều cột.
Câu 12. Kết quả của ô tính A5 là gì nếu ô A5 là hàm AVERAGE(A1:A3), giá trị của ô A1 đến A4 lần lượt là 2; 4; 6; 8?
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Câu 13. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?
A. Các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số, bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ, ô tính trống.
B. Khi sao chép hay di chuyển hàm, vị trí tương đối giữa các ô tính có địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm không thay đổi.
C. Tương tự như nhập công thức vào ô tính, ta có thể nhập hàm vào ô tính thông qua vùng nhập liệu hoặc trực tiếp tại ô tính.
D. Tham số của hàm có thể là các dữ liệu cụ thể, các địa chỉ ô tính, các địa chỉ khối ô tính và thường cách nhau bởi dấu chấm than.
Câu 14. Cho hình dưới đây, hỏi ô A6 có giá trị là bao nhiêu?
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 15. Các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 nhận các giá trị là số nguyên như Hình sau. Để tính trung bình cộng giá trị của các ô tính này vào ô tính A6, công thức nào sau đây là sai?
A. =SUM(A1:A5)/5
B. = AVERAGE(A1:A5)
C. =(A1+A2+A3+A4+A5)/5
D. AVERAGE(A1:A5)/5
Câu 16. Các ô B3, C3, D3, F3 nhận các giá trị lần lượt là: “Toán học”, 10, “Ngữ Văn”, 9, 7, 3. Tại ô tính F3 khi gõ công thức = COUNT(B3:E3) ta sẽ được kết quả nào?
A. #Name?
B. #Value!
C. 6
D. 4
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Cho bảng tính như Hình 1:
Hình 1
Tại ô G3 gõ công thức =(C3+D3+E3*2+F3*3)/7, sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu thì công thức ở các ô G4, G6, G8 là gì?
Câu 2. (1,5 điểm) Cho bảng tính như Hình 2:
Hình 2
- Địa chỉ của khối ô tính đang được chọn là: ……………….
- Nếu sử dụng chức năng gộp ô tính và căn giữa (), dữ liệu trong ô tính kết quả sẽ là: ……………………
Câu 3. (2 điểm) Cho bảng tính như Hình 2 ở Câu 2.
Em hãy viết công thức có sử dụng hàm và địa chỉ khối ô tính để tính tổng điểm, điểm trung bình của lớp 7A; điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất.
Câu 4. (1 điểm) Cho bảng tính như Hình 3.
Hình 3
Em hãy viết công thức sử dụng hàm đối với khối ô A1:A6 để tính tổng, tính trung bình cộng, tìm số lớn nhất, tìm số nhỏ nhất, đếm các giá trị số và cho biết kết quả tương ứng?
……………. Hết …………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Định dạng trang tính giúp trang tính đẹp hơn, dễ đọc hơn.
B. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home>Cells.
C. Để định dạng ô tính trước tiên cần chọn ô tính cần định dạng.
D. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home>Font và Home>Alignment.
Câu 2. Nút lệnh dùng để làm gì?
A. Căn lề giữa dữ liệu trong ô tính.
B. Gộp khối ô tính và căn lề giữa.
C. Gộp khối ô tính, căn lề giữa và định dạng kí tự.
D. Thiết lập xuống dòng cho dữ liệu trong ô tính.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ta có thể nhập hàm vào ô tính thông qua vùng nhập liệu hoặc trực tiếp tại ô tính.
B. Có thể sao chép hàm bằng lệnh Copy, Paste hoặc sử dụng tính năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
C. Các công thức có sử dụng địa chỉ ô tính chỉ tính toán trên các ô dữ liệu số, bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ, ô tính trống.
D. Các tham số của hàm thường cách nhau bởi dấu phẩy (,), tham số có thể là dữ liệu cụ thể, địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính.
Câu 4. Khi gõ biểu thức =SUM(10,20,30)/3 vào 1 ô tính bất kì, mặc định kết quả hiển thị trong ô tính là:
A. 60
B. 25.0
C. 20
D. Thông báo lỗi
Câu 5. Câu nào dưới đây đúng?
A. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu kí tự.
B. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu kiểu số.
C. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu tiền tệ.
D. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính trống.
Câu 6. Nút lệnh nào sau đây dùng để thay đổi kí hiệu đầu mục phân cấp?
A.
B.
C.
D.
Câu 7. Để định dạng dòng chữ tiêu đề “CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH” có kiểu chữ đậm và nghiêng, các thao tác phải thực hiện là:
A. Đưa con trỏ văn bản vào giữa dòng đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl + I.
B. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + U và Ctrl + I.
C. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl + I.
D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl + I.
Câu 8. Khi đang ở chế độ soạn thảo, để trình chiếu từ trang đầu, ta gõ phím nào sau đây trên bàn phím?
A. Enter
B. F5
C. F2
D. Tab
Câu 9. Để thay đổi bố cục của nhiều trang, ta thực hiện chọn các trang bằng cách nào?
A. Nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột chọn các trang.
B. Nhấn giữ phím Alt và nháy chuột chọn các trang.
C. Nhấn giữ phím Shift và nháy chuột chọn các trang.
D. Nhấn giữ phím Ctrl + Shift + Alt và nháy chuột chọn các trang.
Câu 10. Cho các thao tác sau:
(1) Chọn trang trình chiếu.
(2) Chọn Transitions>Transition to This Slide>Split.
Các thao tác này sẽ thực hiện:
A. tạo hiệu ứng động cho một đối tượng trong trang trình chiếu.
B. tạo hiệu ứng chuyển trang cho trang trình chiếu trong bài trình chiếu.
C. đưa hình ảnh hoặc âm thanh vào bài trình chiếu.
D. định dạng cách bố trí các khối văn bản, hình ảnh, đồ thị, … trên một trang trình chiếu.
Câu 11. Cho dãy số: 47, 35, 36, 11, 36, 46, 36, 63, 36, 18, 24. Để tìm số 36 trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta cần thực hiện bao nhiêu lần lặp?
A. 9 lần
B. 7 lần
C. 5 lần
D. 3 lần
Câu 12. Dùng thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm một số trong dãy thẻ số (được sắp xếp theo thứ tự không giảm), sau bước Kiểm tra: số cần tìm nhỏ hơn giá trị trên thẻ? nếu nhận kết quả Sai, ta thực hiện bước nào?
A. Xét dãy thẻ số đứng sau thẻ số vừa lật.
B. Xét dãy thẻ số đứng trước thẻ số vừa lật.
C. Kết thúc.
D. Kiểm tra: dãy rỗng.
Câu 13. Chọn phát biểu sai về thuật toán tìm kiếm nhị phân?
A. Thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia (số lượng thẻ của dãy) /2.
B. Khi dãy chỉ còn một thẻ số thì nửa trước (hoặc nửa sau) là dãy rỗng (dãy không có thể số nào).
C. Vòng lặp sẽ kết thúc khi tìm thấy số cần tìm hoặc dãy không còn thẻ số nào nữa.
D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.
Câu 14. Chỉ ra phương án sai:
Ý nghĩa của việc chi bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 15. Bạn An thực hiện thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số sau theo thứ tự tăng dần, kết thúc bước thứ 3 ta thu được dãy số nào?
Dãy số ban đầu: 64, 25, 12, 22, 11
A. 11, 25, 12, 22, 64.
B. 11, 12, 25, 22, 64.
C. 11, 12, 22, 25, 64.
D. 12, 22, 11, 25, 64.
Câu 16. Đặc điểm của thuật toán sắp xếp nổi bọt là:
A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất đưa về vị trí đầu tiên.
B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.
C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.
D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Hãy điền vào chỗ chấm tính năng của mỗi hàm trong bảng dưới đây.
Tên hàm |
Tính năng của hàm |
SUM |
…………………………………………………………………………. |
AVERAGE |
…………………………………………………………………………. |
MAX |
…………………………………………………………………………. |
MIN |
…………………………………………………………………………. |
COUNT |
…………………………………………………………………………. |
Câu 2. (2 điểm) Đánh dấu (X) để chỉ ra những việc nên làm, không nên làm trong bảng dưới đây:
Việc |
Nên làm |
Không nên làm |
a) Trong bài trình chiếu cần có trang tiêu đề. |
||
b) Trang giới thiệu tổng quan ghi chi tiết, đầy đủ các nội dung. |
||
c) Trang tiêu đề thường giới thiệu về chủ đề bài trình chiếu, tên tác giả, ngày trình bày, địa điểm trình bày, … |
||
d) Sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu giúp người xem dễ dàng hiểu được bố cụ nội dung, logic trình bày. |
||
e) Trong trang trình chiếu nên sử dụng thật nhiều phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ và màu chữ để thu hút sự chú ý của người xem. |
Câu 3. (2 điểm) Theo em, thuật toán tìm kiếm nào trong 2 thuật toán đã học là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số 14, 17, 21, 25, 30, 52, 66? Vì sao em không chọn thuật toán còn lại?
Hãy mô phỏng thuật toán phù hợp nhất đã chọn để tìm số 30 trong dãy số trên bằng cách điền thông tin mỗi lần lặp vào bảng dưới đây.
Lần lặp |
Số của dãy được kiểm tra |
Đúng số cần tìm |
Đã kiểm tra hết số |
1 |
… |
… |
… |
2 |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Câu 4. (1 điểm) Danh sách tên của các bạn trong tổ gồm Tiến, Vân, Phương, Bình, Anh, Hùng hiện đang được sắp xếp theo thứ tự chỗ ngồi. Hãy sắp xếp lại danh sách theo vần a, b, c các chữ cái bắt đầu của tên các bạn bằng thuật toán sắp xếp chọn. Ghi kết quả của các vòng lặp vào bảng sau đây (ví dụ như dòng 1).
Vòng lặp |
Dãy chữ cái bắt đầu của tên các bạn chưa được sắp xếp |
Cặp chữ cái đầu tiên và “nhỏ nhất” |
Đổi chỗ cặp chữ cái “nhỏ nhất” và đầu tiên (có/không) |
Dãy chữ cái có chữ cái “nhỏ nhất” đã đúng vị trí |
1 |
T, V, P, B, A, H |
T, A |
Có |
A, V, P, B, T, H |
2 |
||||
Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)