3 Đề thi Học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)
Với bộ 4 đề thi Học kì 1 Tin học 7 năm học 2024 - 2025 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Kết nối tri thức và sưu tầm từ đề thi Tin học 7 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Tin học 7.
- Đề thi Học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức (Đề 1)
- Ma trận 1 Đề thi Học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức
- Đề thi Học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức (Đề 2)
- Ma trận 2 Đề thi Học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức
- Đề thi Học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức (Đề 3)
- Đề thi Học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức (Đề 4)
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 1 Tin 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất
Câu 1. Thiết bị nào xuất dữ liệu âm thanh từ máy tính ra ngoài?
A. Máy ảnh.
B. Loa.
C. Micro.
D. Màn hình.
Câu 2. Việc nào sau đây là chức năng của phần mềm ứng dụng?
A. Sao chép tệp văn bản Baitap.docx từ ổ cứng sang USB.
B. Tìm kiếm từ “Quảng Ngãi" trong tệp văn bản Quehuongem.docx.
C. Đổi tên tệp Baitap.docx trên USB thành Baitapvenha.docx
D. Xóa tệp dữ liệu Baitap.docx khỏi ổ đĩa cứng.
Câu 3. Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn?
A. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm.
B. Nhấn giữ công tắc nguồn vài dây.
C. Sử dụng nút lệnh Restart của Windows.
D. Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows.
Câu 4. Tệp có phần mở rộng .exe thuộc loại tệp gì?
A. Tệp dữ liệu video.
B. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Word.
C. Tệp chương trình máy tính.
D. Không có loại tệp này.
Câu 5. Mật khẩu nào sau đây mạnh nhất?
A. QuangVinh
B. 12345678
C. 2@QuangVinh
D. matkhau
Câu 6. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?
A. Học hỏi kiến thức.
B. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình.
C. Giao lưu với bạn bè.
D. Bình luận xấu về người khác.
Câu 7. Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?
A. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
C. Đe dọa lại người bắt nạt mình.
D. Nói lời xúc phạm người đó.
Câu 8. Để trở thành người giao tiếp, ứng xử có văn hoá trên mạng em KHÔNG nên thực hiện những điều nào sau đây?
A. Tuân thủ các quy tắc ứng xử trong cuộc sống thực,
B. Cần đọc trước rồi hãy hỏi. Chú ý đến chính tả, cách trình bày vấn đề.
C. Chuyển tiếp tất cả các thông tin chưa được kiểm chứng cho tất cả mọi người.
D. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
Câu 9. Khi trò chuyện trên mạng em nên sử dụng webcam khi nào?
A. Không bao giờ sử dụng webcam
B. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng
C. Khi nói chuyện với bất kì ai
D. Khi nói chuyện với những người em quen biết trong thế giới thực như bạn bè người thân
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Các hàng và cột trong trang tính không có tên.
B. Các cột của trang tính được đặt tên theo các số: 1, 2, 3, …
C. Các hàng của trang tính được đặt tên theo các chữ cái : A, B, C, …
D. Các hàng của trang tính được đặt tên theo các số: 1, 2, 3, …
Câu 11. Vị trí giao của một hàng và một cột được gọi là gì?
A. Ô tính.
B. Trang tính.
C. Hộp địa chỉ.
D. Bảng tính.
Câu 12. Trong phần mềm bảng tính, công thức tính nào dưới đây sai?
A. 5*2 + 3*3
B. 2(3 + 5)
C. 1^2 + 2^2
D. 10/5 + 2 + 1*3
Câu 13. Công thức nào sau đây tự động tính toán?
A. 3*(15 + 45)
B. 15/3 + 5^2
C. 13 + 14 + 15 + 16
D. D4*(2*E5 + F5)
Câu 14. Công thức khi nhập vào ô tính sẽ căn như thế nào?
A. Luôn căn trái.
B. Luôn căn phải.
C. Luôn căn giữa.
D. Tùy thuộc vào kết quả tính toán của công thức là số, văn bản hay ngày tháng.
Câu 15. Để tính tổng, em dùng hàm nào sau đây?
A. ADD
B. COUNT
C. SUM
D. AVERAGE
Câu 16. Khi nhập “=MAX(2,10,5,15)” vào ô tính thì kết quả sẽ là bao nhiêu?
A. 2
B. 5
C. 10
D. 15
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Nêu ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
Câu 2. (2,0 điểm)
Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn?
Câu 3. (1,0 điểm)
Phần mềm bảng tính mặc định căn phải các giá trị số và ngày tháng, căn trái dữ liệu là văn bản. Em có thể thay đổi lại cách căn lề cho dữ liệu số, ngày tháng và văn bản được không? Nếu có thì bằng lệnh nào?
Câu 4. (1,0 điểm)
Để tính tổng số sản phẩm làm được trong 5 ngày tại ô C8 ở bảng dữ liệu trong Hình bằng một công thức:
Bạn Minh gõ công thức: =C3+C4+C5+C6+C7.
Bạn Khoa gõ công thức: =SUM(C3;C4;C5;C6;C7).
Bạn An gõ công thức: =SUM(20;17;13;9;18).
Em hãy cho biết các công thức trên có cho kết quả đúng không? Nhược điểm khi dùng các công thức trên là gì? Em sử dụng công thức nào cho dễ dàng và nhanh chóng?
…………………. Hết ………………….
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
B |
D |
C |
C |
D |
A |
C |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
D |
D |
A |
B |
D |
D |
C |
D |
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu hỏi |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
Câu 1 (2,0 điểm)
|
Ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. - Những thông tin giả tràn lan trên mạng xã hội vào lúc dịch bệnh gây hoang mang dư luận, vu khống, xuyên tạc uy tín của một người, một cơ quan, một tổ chức nào đó. - Những thông tin xấu, đoạn video cắt ghép của một người có thể xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, thậm chí ảnh hưởng đến tâm lí và tính mạng của họ. - Những thông tin lừa đảo có thể gây thiệt hại cho nạn nhân. |
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ |
Câu 2 (2,0 điểm)
|
- Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến, em sẽ khuyên bạn nên hạn chế thời gian lên mạng và thay bằng các hoạt động ngoại khóa vào lúc rảnh để giảm thời gian sử dụng Internet. - Nếu không được, em có thể nhờ đến thầy cô, phụ huynh đưa ra lời khuyên cho bạn. |
1,0 đ
1,0 đ |
Câu 3 (1,0 điểm) |
- Em có thể thực hiện được - Em có thể thay đổi lại cách căn lề cho dữ liệu số, ngày tháng và văn bản bằng các lệnh trong nhóm lệnh Alignment. |
0,5 đ 0,5 đ |
Câu 4 (1,0 điểm) |
- Công thức của ba bạn đều đúng. - Công thức của An có hạn chế là khi số sản phẩm thay đổi thì phải gõ lại công thức. - Các công thức của Minh và Khoa sẽ gặp khó khăn nếu cần tính tổng của nhiều ô tính, chẳng hạn tổng của các ô từ C1 đến C100. - Em dùng công thức =SUM(C3:C7) giúp viết dễ dàng, nhanh chóng hơn. |
0,25 đ 0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ |
Ma trận 1 Đề thi Học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức
A. Giới thiệu
- Đề thi soạn theo phân phối chương trình sau:
Tiết |
Tên bài |
Lí thuyết |
Thực hành |
Chủ đề 1 |
Máy tính và cộng đồng |
||
1, 2 |
Bài 1. Thiết bị vào ra |
2 |
|
3, 4 |
Bài 2. Phần mềm máy tính |
2 |
|
5, 6 |
Bài 3. Quản lý dữ liệu trong máy tính |
1 |
1 |
Chủ đề 2 |
Tổ chức dữ liệu, tìm kiếm và trao đổi thông tin |
||
7, 8 |
Bài 4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet |
2 |
|
Chủ đề 3 |
Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trướng số |
||
9, 10 |
Bài 5. Ứng xử trên mạng |
2 |
|
11 |
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 |
1 |
|
Chủ đề 4 |
Ứng dụng Tin học |
||
12, 13 |
Bài 6. Làm quen với phần mềm bảng tính |
1 |
1 |
14, 15 |
Bài 7. Tính toán tự động trên bảng tính |
1 |
1 |
16, 17 |
Bài 8. Công cụ hỗ trợ tính toán |
1 |
1 |
18 |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 |
1 |
- Nội dung: Ma trận đề thi
TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
|||
1 |
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng |
1. Thiết bị vào - ra |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
5% (0.5 đ) |
2. Phần mềm máy tính |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
2.5% (0.25 đ) |
||
3. Quản lí dữ liệu trong máy tính |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
5% (0.5 đ) |
||
2 |
Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin |
4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
|
22.5% (2,25 đ) |
3 |
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số |
5. Ứng xử trên mạng |
2 |
|
1 |
|
|
1 |
|
|
27.5% (2,75 đ) |
4 |
Chủ đề E. Ứng dụng tin học
|
6. Bảng tính điện tử cơ bản |
2 |
1 |
|
|
|
|
|
|
15% (1,5 đ) |
7. Tính toán tự động trên bảng tính |
2 |
|
1 |
|
|
|
|
|
7.5% (0,75 đ) |
||
8. Công cụ hỗ trợ tính toán |
2 |
|
|
|
|
|
|
1 |
15% (1,5 đ) |
||
Tổng câu |
12 |
1 |
4 |
1 |
|
1 |
|
1 |
100% (10 đ) |
||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1. Máy tính của em đang làm việc với một tập tin trên thẻ nhớ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các thao tác sau để máy tính được an toàn, không làm mất dữ liệu.
(1) Chọn nút lệnh Shut down để tắt máy tính.
(2) Đóng tệp đang mở trên thẻ nhớ.
(3) Nhấp phải lên biểu tượng của thẻ nhớ trên thanh công việc, chọn “Safe To Remove Hardware" đề ngắt kết nối với thẻ nhớ.
(4) Lưu lại nội dung của tệp.
A. (1) → (2) → (3) → (4)
B. (4) → (2) → (3) → (1)
C. (2) → (4) → (1) → (3)
D. (2) → (3) → (4) → (1)
Câu 2. Em hãy cho biết máy ảnh nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính?
A. Con số.
B. Văn bản.
C. Hình ảnh.
D. Âm thanh.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Người sử dụng xử lí những yêu cầu cụ thể bằng phần mềm ứng dụng.
B. Để phần mềm ứng dụng chạy được trên máy tính phải có hệ điều hành.
C. Để máy tính hoạt động được phải có phần mềm ứng dụng.
D. Để máy tính hoạt động được phải có hệ điều hành.
Câu 4. Để việc tìm kiếm dữ liệu trong máy tính được dễ dàng và nhanh chóng, khi
đặt tên thư mục và tệp em nên:
A. Đặt tên theo ý thích như tên người thân hay tên thú cưng.
B. Đặt tên sao cho dễ nhớ và để biết trong đó chứa gì.
C. Đặt tên giống như trong ví dụ của sách giáo khoa.
D. Đặt tên tuỳ ý, không cần theo quy tắc gì.
Câu 5. Sao lưu từ xa có thể được lưu ở đâu?
A. Ổ cứng ngoài
B. Công nghệ đám mây
C. Đĩa quang
D. USB
Câu 6. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?
A. Giao lưu với bạn bè.
B. Học hỏi kiến thức.
C. Bình luận xấu về người khác.
D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình.
Câu 7. Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?
A. Nói lời xúc phạm người đó.
B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
D. Đe dọa người bắt nạt mình.
Câu 8. Trang website nào không phải là mạng xã hội?
A. gapo.vn
B. instagram.com
C. twitter.com
D. wikipedia.org
Câu 9. Đâu là kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet?
A. Thư điện tử
B. Diễn đàn
C. Mạng xã hội
D. Cả A, B và C
Câu 10. Dữ liệu kiểu số được chương trình bảng tính mặc định căn như thế nào?
A. căn trái.
B. căn phải.
C. căn giữa.
D. Tùy thuộc vào mỗi loại hãng máy tính.
Câu 11. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Một bảng tính có thể chứa nhiều trang tính.
B. Mỗi bảng tính chỉ chứa một trang tính.
C. Mỗi trang tính bao gồm nhiều bảng tính.
D. Mỗi trang tính chỉ chứa một bảng tính.
Câu 12. Hộp địa chỉ dùng làm gì?
A. Nhập dữ liệu
B. Chỉnh sửa dữ liệu
C. Thực hiện phép tính
D. Xem địa chỉ ô tính
Câu 13. Ô A1, B1, C1 lần lượt có giá trị như sau: 7, 9, 2
Ô D1 có công thức =(7-9)/2
Muốn kết quả của ô D1 tự động cập nhật khi thay đổi dữ liệu các ô A1, B1, C1 thì công thức ô D1 phải là:
A. =(A1+B1)/C1
B. =A1-B1/C1
C. =(A1-B1)/C1
D. =(7-9)/C1
Câu 14. Hàm SUM trong Excel dùng để:
A. Tính tổng giá trị số.
B. Tính trung bình cộng.
C. Xác định giá trị lớn nhất.
D. Xác định giá trị nhỏ nhất.
Câu 15. Giả sử tại ô G10 có công thức G10 = H10 + 2*K10. Nếu sao chép công thức này đến ô G12 thì công thức ô G12 sẽ là?
A. = H11 + 2*K11
B. = H12 + 2*K12
C. = H13 + 2*K13
D. = H14 + 2*K14
Câu 16. Các tham số của hàm ngăn cách nhau bằng dấu gì?
A. Dấu chấm, dấu phẩy
B. Dấu chấm phẩy, dấu phẩy
C. Dấu chấm, dấu chấm phẩy
D. Dấu chấm, dấu ngoặc đơn
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. Em hãy nêu vài ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. (2 điểm)
Câu 2. Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn? (2 điểm)
Câu 3. Em hãy cho biết có bao nhiêu cách nhập dữ liệu vào trang tính? Em hãy mô tả các cách đó? (1 điểm)
Câu 4. (1 điểm) Cho bảng dữ liệu sau:
Em hãy viết công thức tại các ô có dấu hỏi chấm để tính: Tổng số tiền chi tiêu một tháng là bao nhiêu? Khoản chi nhiều nhất, ít nhất trong một tháng? Trung bình mỗi ngày chi bao nhiêu tiền?
………………….. Hết …………………..
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM _ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
B |
C |
C |
B |
B |
C |
C |
D |
D |
B |
A |
D |
C |
A |
B |
B |
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu hỏi |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Ví dụ 1: giả mạo Facebook công an đăng tin sai sự thật, chia sẻ thông tin có nội dung hiểu nhầm, hiểu sai, gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. - Ví dụ 2: đăng tải thông tin sai sự thật về khẩu phần ăn trong khu cách ly tập trung trên mạng xã hội Facebook. (Các ví dụ khác đúng, HS vẫn được điểm) |
0,5
1,5 |
Câu 2 (2 điểm) |
- Chia sẻ, tâm sự với bạn một cách thường xuyên. - Khuyên bạn rời xa máy tính, trò chơi. - Giúp bạn giới hạn thời gian sử dụng dụng máy tính để chơi game. - Rủ bạn cùng chơi các môn thể thao, đọc sách, ... |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 3 (1 điểm) |
Có 2 cách nhập dữ liệu vào trang tính: - Cách 1: Nhập dữ liệu trực tiếp vào từng ô tính. - Cách 2: Nhập dữ liệu tại vùng nhập dữ liệu. |
0,5 0,25 0,25 |
Câu 4 (1 điểm) |
- Chọn C12, nhập công thức =SUM(C3:C10), nhấn Enter. - Chọn C13, nhập công thức =MAX(C3:C10), nhấn Enter. - Chọn C14, nhập công thức =MIN(C3:C10), nhấn Enter. - Chọn C15, nhập công thức =SUM(C3:C10)/30, nhấn Enter.
(Ghi chú: Có thể sử dụng công thức khác, nếu đúng thì vẫn được đủ điểm) |
0,25 0,25 0,25 0,25
|
Ma trận 2 Đề thi Học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức
A. Giới thiệu
- Đề thi soạn theo phân phối chương trình sau:
- Nội dung: Ma trận đề thi
TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
|||
1 |
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng
|
1. Thiết bị vào - ra |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2,5% 0,25 đ |
2. Phần mềm máy tính |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
5% 0,5 đ |
||
3. Quản lí dữ liệu trong máy tính |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
5% 0,5 đ |
||
2 |
Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
|
4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet |
1 |
1 |
1 |
|
|
|
|
|
15% 1,5 đ |
3 |
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số |
5. Ứng xử trên mạng |
2 |
|
|
1 |
|
|
|
|
25% 2,5 đ |
4 |
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính |
14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự |
1
|
|
1
|
|
|
1
|
|
|
25% 2,5 đ |
15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân |
2 |
|
1 |
|
|
|
|
|
7,5% 0,75 đ |
||
16. Thuật toán sắp xếp |
2 |
|
|
|
|
|
|
1 |
15% 1,5 đ |
||
Tổng |
12 |
1 |
4 |
1 |
|
1 |
|
1 |
10 đ |
||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. TRẮC NGHIỆM: ( 4.0 điểm) Em hãy chọn phương án đúng.
Câu 1. Bộ điều khiển game trong hình bên là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra.
D. Thiết bị lưu trữ.
Câu 2. Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành?
A. Windows 7
B. Windows 10
C. Windows Explorer
D. Windows Phone
Câu 3. Chọn phát biểu đúng?
A. Gmail, Linux, Zalo là phần mềm ứng dụng
B. Linux, UnikeyNT là phần mềm ứng dụng
C. Windows 10, Zalo, Gmail là phần mềm ứng dụng
D. Zalo, Windows Media Player là phần mềm ứng dụng
Câu 4. Tệp có phần mở rộng .exe thuộc loại tệp gì?
A. Không có loại tệp này.
B. Tệp dữ liệu video.
C. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Word.
D. Tệp chương trình máy tính.
Câu 5. Mật khẩu nào sau đây là mạnh nhất?
A. AAA123!
B. AAA&&
C. Aa0b&1&1
D. AAAA1&
Câu 6. Mạng xã hội Instagram dùng làm gì?
A. Chia sẻ video
B. Chia sẻ ảnh
C. Giao lưu với bạn bè
D. Diễn đàn, học tập, thảo luận
Câu 7. Trang website nào là mạng xã hội?
A. wikipedia.org
B. baomoi.com
C. thanhnien.vn
D. gapo.vn
Câu 8. Theo em, hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?
A. Học tập trực tuyến.
B. Đọc tin tức.
C. Sử dụng mạng xã hội.
D. Trao đổi thông tin qua thư điện tử.
Câu 9. Bạn em gửi cho em đường dẫn trang web lạ, em sẽ làm gì?
A. Truy cập để xem nội dung
B. Chia sẻ cho bạn bè cùng xem
C. Không mở trang web và khuyên bạn đừng gửi những trang web lạ
D. Nói xấu bạn vì đã gửi đường dẫn lạ
Câu 10. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
A. Lưu trữ dữ liệu.
B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần.
C. Xử lí dữ liệu.
D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
Câu 11. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào?
A. Sắp xếp lại dữ liệu theo thứ tự của bảng chữ cái.
B. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét lần lượt từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.
C. Chia nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm.
D. Bắt đầu tìm từ vị trí bất kì của danh sách.
Câu 12. Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong danh sách [“Hoa”, “Lan”, “ Ly”, “Mai”, “Phong”, “Vi”]
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 13. Thuật toán tìm kiếm nhị phân bắt đầu thực hiện ở vị trí nào trong danh sách?
A. Đầu danh sách
B. Cuối danh sách
C. Giữa danh sách
D. Bất kì vị trí nào
Câu 14. Vị trí giữa của vùng tìm kiếm được tính như thế nào?
A. Phần nguyên của (vị trí cuối + vị trí đầu)/2
B. Phần nguyên của (vị trí cuối - vị trí đầu)/2
C. Phần nguyên của (vị trí cuối - vị trí đầu - 1)/2
D. Phần nguyên của (vị trí cuối + vị trí đầu -1)/2
Câu 15. Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp danh sách bằng cách:
A. Chọn phần tử có giá trị bé nhất đặt vào đầu danh sách.
B. Chọn phần tử có giá trị lớn nhất đặt vào đầu danh sách.
C. Hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. Chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo danh sách sắp xếp theo đúng thứ tự.
Câu 16. Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?
A. Để thay đổi đầu vào của bài toán.
B. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán.
C. Để bài toán dễ giải quyết hơn.
D. Để bài toán khó giải quyết hơn.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. (1.0 điểm) Em hãy nêu lợi ích và rủi ro khi sử dụng mạng xã hội?
Câu 2. (2.0 điểm) Để trở thành người giao tiếp, ứng xử có văn hóa trên mạng em nên thực hiện những điều nào?
Câu 3. (2.0 điểm) Cho danh sách học sinh sau đây:
TT |
Họ tên |
Ngày sinh |
1 |
Nguyễn Châu Anh |
14/12/2010 |
2 |
Nguyễn Phương Chi |
09/02/2010 |
3 |
Hà Minh Đức |
05/01/2010 |
4 |
Phạm Minh Hằng |
25/10/2010 |
5 |
Lê Đức Huy |
18/01/2010 |
Em hãy tạo bảng liệt kê các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm học sinh đầu tiên sinh vào tháng Một.
Câu 4. (1.0 điểm)
a. Nêu mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm?
b. Em tìm một từ Tiếng Anh trong quyển từ điển theo cách nào? Tại sao em lại dùng cách đó?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
C |
D |
D |
C |
B |
D |
C |
D |
D |
B |
C |
C |
A |
C |
C |
- Mỗi câu trắc nghiệm đúng tương ứng với 0,25 điểm.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu hỏi |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
||||||||||||||||||||
Câu 1 (1 điểm) |
* Lợi ích khi tham gia mạng xã hội : - Tiếp thu , học hỏi những kiến thức có ích và có lợi - Giải trí sau những giờ học tập căng thẳng - Giao lưu , chia sẻ , kết bạn và làm quen được với nhiều người * Rủi ro khi tham gia vào mạng xã hội : - Bạo lực trên mạng , lăng mạ , nói xấu nhau bằng các tin nhắn sẽ gây tổn thương tâm lý. - Bị những đối tượng có hành vi xấu dụ dỗ , chúng dùng những hình ảnh cá nhân nhạy cảm của bạn để đăng lên nhục mạ hay tống tiền - Nghiện mạng xã hội khiến kết quả học tập xa xút và sao nhãn mọi thứ . |
0,5
0,5
|
||||||||||||||||||||
Câu 2 (2 điểm) |
Để trở thành người giao tiếp, ứng xử có văn hóa trên mạng em nên thực hiện những điều sau: - Tuân thủ các quy tắc ứng xử trong đời sống thực. - Tôn trọng quyền riêng tư của người khác. - Khi nhắn tin, bình luận thì chú ý không viết tắt, sử dụng từ lóng, địa phương; chú ý chính tả, ngữ pháp, … - Luôn ghi nhớ là mình giao tiếp với người chứ không phải máy tính hay điện thoại thông minh. (HS đưa ra các ý khác đúng vẫn được điểm) |
0,5 0,5 0,5
0,5 |
||||||||||||||||||||
Câu 3 (2 điểm) |
|
|
||||||||||||||||||||
Câu 4 (1 điểm) |
- Sắp xếp giúp cho việc tìm kiếm được thực hiện nhanh hơn. - Để tìm kiếm một từ tiếng Anh trong quyển từ điển, em tìm kiếm bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân vì nó sẽ giảm số tìm kiếm. |
0,5 0,5
|
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. TRẮC NGHIỆM: ( 4.0 điểm) Em hãy chọn phương án đúng.
Câu 1. Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì?
A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra.
D. Không phải thiết bị vào – ra.
Câu 2. Chức năng nào sau đây không phải của hệ điều hành?
A. Quản lí các tệp dữ liệu trên đĩa.
B. Tạo và chỉnh sửa nội dung một tệp hình ảnh.
C. Điều khiển các thiết bị vào - ra
D. Quản lí giao diện giữa người sử dụng và máy tính.
Câu 3 . Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành?
A. Windows 7
B. Windows 10
C. Windows Explorer
D.Windows Phone.
Câu 4. Đâu là chương trình máy tính giúp em quản lí tệp và thư mục?
A. Help.
B. Microsoft Word.
C. Internet Explorer.
D. File Explorer.
Câu 5. Để bảo vệ dữ liệu em có thể sử dụng các cách nào sau đây?
A. Sao lưu dữ liệu ở bộ nhớ ngoài hoặc lưu trữ trên Internet nhờ công nghệ đám mây.
B. Cài đặt chương trình phòng chống Virus.
C. Cài đặt mật khẩu mạnh để truy cập vào máy tính hoặc tài khoản trên mạng
D. Cả A, B, C
Câu 6. Chọn phương án ghép sai.
Ưu điểm của mạng xã hội là:
A. Giúp người sử dụng kết nối với người thân, bạn bè.
B. Hỗ trợ người sử dụng giảng dạy và học tập.
C. Tăng khả năng giao tiếp trực tiếp.
D. Là nguồn cung cấp thông tin và cập nhật thông tin nhanh chóng, hiệu quả.
Câu 7. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?
A. Học hỏi kiến thức.
B. Giao lưu với bạn bè.
C. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình.
D. Bình luận xấu về người khác.
Câu 8. Những phương án nào là tác hại của việc nghiện internet?
A. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần giảm sút.
B. Thiếu kết nối với thế giới thực, mất dần các mối quan hệ bạn bè, người thân.
C. Dễ bị lôi kéo vào các việc xấu, lãng phí thời gian của bản thân.
D. Cả A, B, C.
Câu 9. Khi giao tiếp qua mạng, điều nào sau đây nên tránh?
A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình.
B. Kết bạn với những người mình quen biết.
C. Bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
D. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.
Câu 10. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc
B. Thông báo “ Tìm thấy”
C. Thông báo “ Tìm thấy” và kết thúc
D. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.
Câu 11 . Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [ 1, 4, 8, 7, 10, 28]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 12. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm nhị phần không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc
B. Thông báo Tìm thấy và tiến tiếp xem còn phần tử nào khác nữa không.
C. Thông báo Tìm thấy và kết thúc
D. Thông báo "Không tìm thấy và kết thúc
Câu 13. Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần thực hiện bao nhiêu bước lặp để thông báo không tìm thấy số 15 trong danh sách [3, 5, 7, 11, 12, 25]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 14. Thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 10 trong danh sách [2, 4, 6, 8, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là gì?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.
Câu 15. Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:
A. So sánh.
B. Đổi chỗ.
C. So sánh và đổi chỗ.
D. Đổi chỗ và xóa.
Câu 16. Sau vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp chọn, phương án nào đúng?
A. Phần tử có giá trị nhỏ nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
B. Phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
C. Các phần tử liền kề được hoán đổi.
D. Phần tử liền kề được hoán đổi.
II. TỰ LUẬN (6 đ)
Câu 1: (1 điểm) Khi thực hiện việc đăng thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội, theo em sẽ gây ra những hậu quả gì?
Câu 2: (2 điểm) Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn?
Câu 3. (2 điểm) Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]?
Câu 4: (1 điểm) Em hãy liệt kê các bước lặp của thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp các số 3, 7, 4, 9, 5 theo thứ tự tăng dần?
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)