Bộ Đề thi Giữa kì 2 lớp 5 năm 2024 chọn lọc



Tổng hợp đề thi Giữa kì 2 lớp 5 Năm học 2023 - 2024 Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, ... chọn lọc từ đề thi Giữa kì 2 của các trường Tiểu học trên cả nước giúp học sinh lớp 5 ôn tập đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 2 lớp 5.

Để xem chi tiết, bạn vào tên từng bộ đề bài viết dưới đây:

Đề thi Giữa kì 2 lớp 5 môn Toán năm 2024

Đề thi Giữa kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2024

Đề thi Giữa kì 2 lớp 5 môn Tiếng Anh năm 2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 2 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 5

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng của các câu sau:

Câu 1. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3m5dm2   = … m2 là:

A. 350                B. 3,5                C. 3,05                D. 3,005

Câu 2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 3 m76 dm3   = … m là: 

A. 3,76                B. 3,706                C. 37,6                D. 3,076

Câu 3. Phân số Đề thi Giữa kì 2 Toán lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án (5 đề) được viết dưới dạng số thập phân là:

A. 4,5                B. 5,4                C. 0,4                D. 0,8

Câu 4. Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 1 giờ 25 phút = ... phút là:

A. 85                B. 125                C. 49                D. 1,25

Câu 5. Cho hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 26 cm và 64 cm. Chiều cao hình thang 30 cm thì diện tích hình thang là:

A. 270 cm2              B.  2700cm2                   C.  130 cm2                           D. 1350cm2

Câu 6. Một lớp học có 30 học sinh, trong đó có 12 bạn nữ. Hỏi số bạn nữ chiếm bao nhiêu phần trăm so với số học sinh cả lớp?   

A. 40%                    B. 60%                       C. 25%                         D. 125%

Câu 7. Giá trị của biểu thức 201 : 1,5  +  2,5    0,9  là:

A. 359                     B. 136,25                     C. 15,65                     D. 3590

Câu 8. Hình tam giác có diện tích 600cm2, độ dài đáy 40cm. Chiều cao của tam giác là:

A. 15cm                     B. 30cm                     C. 35cm                     D. 25cm

II. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1. Đặt tính rồi tính: 

  a) 14 năm 7 tháng + 2 năm 4 tháng                b) 45 phút 24 giây – 23 phút 17 giây

............................................................                 ..............................................................                                 

.............................................................              ...............................................................

.............................................................               ...............................................................

 c) 4 ngày 15 giờ x 5                                         d)  24 giờ 42 phút : 6

............................................................               ................................................................                                 

.............................................................              ................................................................

Câu 2:  Người ta làm một cái bể nuôi cá bằng kính dạng hình lập phương (không có nắp) có cạnh 8,5dm.

a) Tính diện tích kính để làm bể cá (không kể mép dán).

b) Tính thể tích nước nếu đổ  đầy bể cá đó.

Câu 3. Tính diện tích hình tròn biết chu vi của hình tròn đó bằng 28,26 m.

Câu 4. Tính bằng cách thuận tiện nhất: 

13,25 : 0,5  +   13,25 : 0,2  +  13,25 : 0,25


ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Khoanh vào ý đúng của mỗi câu được 0,5 điểm. 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ý đúng

C

D

     D

A

D

A

B

B

B. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1. - Đúng mỗi ý cho 0,5 điểm

Đ/a: a/ 16 năm 11 tháng;     b/ 22 phút 7 giây;   c/  23 ngày 3 giờ;   d/  4 giờ 7 phút

Câu  2. - Đúng mỗi ý cho 0,75 điểm

Bài giải

a)  Diện tích kính để làm bể là:

8,5 x 8,5 x 5 = 361,25 (dm2)

b) Thể tích nước là:

8,5 x 8,5 x 8,5 = 614,125 (dm3)

ĐS: a) 361,25 dm2    b) 614,125 dm3

Câu 3:

Bài giải

Bán kính hình tròn là:

28,26 : 3,14 : 2 = 4,5 (m)

Diện tích hình tròn là:

4,5 x 4,5 x 3,14 = 63,585 (m2)

ĐS: 63,585 m2

Câu 4:

13,25 : 0,5  +   13,25 : 0,2  +  13,25 : 0,25 = 13,25 x 2 + 13,25 x 5 + 13,25 x 4 

= 13,25 x (2 + 5 + 4 ) = 13,25 x 11 = 145,75

ĐS: 145,75

Lưu ý:  Học sinh giải theo cách khác và giải đúng vẫn cho điểm tối đa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.

Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.

Ôi! Khung của sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên của sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."

1. Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì? (0,5 điểm)

A. Ánh nắng

B. Mặt trăng

C. Sắc mây

D. Đàn vàng anh

2. Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào? (0,5 điểm)

A. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.

B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.

C. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.

D. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

3. Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì? (0,5 điểm)

A. Như một câu chuyện cổ tích.

B. Như một đàn vàng anh.

C. Như một khung cửa sổ.

D. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách.

4. Hà thích làm điều gì bên cửa sổ? (0,5 điểm)

A. Ngắm nhìn bầu trời không chán

B. Ngửi hương thơm của cây trái.

C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.

D. Ngắm đàn chim đi ăn

5. Trong câu "Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân" Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? (0.5 điểm)

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Cả so sánh và nhân hóa

6. Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào? (0.5 điểm)

A. Tả cảnh vật, bầu trời qua khung cửa sổ

B. Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ

C. Tả cảnh bầu trời nắng.

7. Từ nào sau đây viết sai chính tả (0.5 điểm)

A. In - Đô - nê - xi – a

B. Na - pô - lê – ông

C. Sác - lơ Đác – uyn

D. Bắc Kinh

8. Em hãy viết hai câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? (1 điểm)

9. Viết tiếp vế câu thích hợp để tạo nên câu ghép: (0,5 điểm)

a. Nếu các em chăm học................................................................

b. ....................................nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần.

10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng "càng.....càng"? (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Tranh làng Hồ

Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2 của em

Xem thêm bộ đề thi lớp 5 năm 2024 chọn lọc, hay khác: