Đề thi Học kì 1 Đạo Đức lớp 3 năm 2024 có đáp án (5 đề)



Phần dưới là danh sách Đề thi Học kì 1 Đạo Đức lớp 3 năm 2024 có đáp án (5 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi môn Đạo đức lớp 3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: Bạn N cho rằng chỉ cần học thôi không cần tham gia các hoạt động của lớp, trường tổ chức vì mất thời gian. Em có nhận xét gì về bạn N?

 A. N là người vô cảm.

 B. N là người không có trách nhiệm.

 C. N là người chưa tích cực và tự giác trong các hoạt động tập thể.

 D. N là người tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 2: Biểu hiện của tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là ?

 A. Dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm cùng mọi người.

 B. Ủng hộ đồng bào gặp khó khăn.

 C. Tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá.

 D. Cả A,B,C.

Câu 3: Vào dịp gần Tết trong thôn em phát động mọi người trong thôn quét dọn đường làng ngõ xóm cho sạch đẹp. Các hộ trong thôn tích cực tham gia và hưởng ứng, chỉ có gia đình bà G là không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Nếu em là con của bà G em sẽ khuyên bà G như thế nào?

 A. Để mẹ tự quyết định.

 B. Khuyên mẹ không tham gia vì mất thời gian.

 C. Không quan tâm.

 D. Khuyên mẹ tham gia quét dọn cùng mọi người vì hoạt động chung.

Câu 4: Hành động nào thể hiện chưa tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là?

 A. Nhận giúp đỡ bạn học kém trong lớp.

 B. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của nhà trường.

 C. Ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

 D. Tham gia viết báo tường nhân dịp 20/11.

Câu 5: Tự giác là...làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. Trong dấu “…” đó là ?

 A. Chủ động.

 B. Tự ý thức.

 C. Tự nhận thức.

 D. Tích cực.

Câu 6: Tích cực là luôn luôn …học tập, làm việc và rèn luyện? Trong dấu “…” đó là ?

 A. Ý thức, tích cực, kiên trì.

 B. Cố gắng, ý thức, kiên trì.

 C. Tích cực, vượt khó, kiên trì.

 D. Cố gắng, vượt khó, kiên trì.

Câu 7: Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là ?

 A. Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, được mọi người tôn trọng, quý mến.

 B. Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân .

 C. Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.

 D. Cả A,B,C.

Câu 8: Vào dịp 20/11 nhà trường phát động phong trào viết báo tường, tại lớp em có bạn D không tham gia viết báo tường với lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

 A. Không quan tâm.

 B. Khuyên bạn tham gia các hoạt động tập thể để hoàn thiện mình hơn.

 C. Khuyên bạn chỉ cần học giỏi không cần tham gia các hoạt động chung.

 D. Nói xấu bạn để cả lớp tẩy chay.

Câu 9: Mặc dù bạn P bị ốm nhưng bạn vẫn đến cổ vũ văn nghệ cho lớp. Theo em bạn P là người như thế nào ?

 A. Bạn P là người cần cù, chăm chỉ.

 B. Bạn P là người siêng năng, cần cù.

 C. Bạn P là người có ý thức.

 D. Bạn P là người tích cực, tự giác trong các hoạt động chung.

Câu 10: Bạn E giả vờ ốm để xin cô giáo nghỉ lao động. Hành động đó của E nói lên điều gì?

 A. E là người vô trách nhiệm.

 B. E là người vô tâm.

 C. E là người ích kỷ.

 D. E là người không tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 11: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

 A. Chào hỏi hàng xóm.

 B. Không quan tâm đến hàng xóm.

 C. Nói xấu hàng xóm.

 D. Chê bai hàng xóm.

Câu 12: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

 A. Không quan tâm đến hàng xóm.

 B. Nói xấu hàng xóm.

 C. Chê bai hàng xóm.

 D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Thấy trời mưa Q chạy sang nhà bác hàng xóm cất hết quần áo. Việc làm đó thể hiện?

 A. Q là người biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.

 B. Q là người biết điều.

 C. Q là người tử tế.

 D. Q là người tốt bụng.

Câu 14: Câu tục ngữ “Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau” nói về?

 A. Sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 B. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 C. Không sống hòa đồng với mọi người.

 D. Sự sẻ chia với niềm vui, nỗi buồn của hàng xóm.

Câu 15: “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng” nói về?

 A. Sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 B. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 C. Không sống hòa đồng với mọi người.

 D. Sự sẻ chia với niềm vui, nỗi buồn của hàng xóm.

Câu 16: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của?

 A. Tình bạn.

 B. Tình yêu.

 C. Tình cảm.

 D. Tình làng nghĩa xóm.

Câu 17: Bấm chuông nhà hàng xóm để trêu đùa thể hiện?

 A. Không tôn trọng hàng xóm.

 B. Tôn trọng hàng xóm.

 C. Hòa đồng với hàng xóm.

 D. Trêu đùa hàng xóm.

Câu 18: Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn thể hiện?

 A. Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.

 B. Tôn trọng hàng xóm.

 C. Hòa đồng với hàng xóm.

 D. Trêu đùa hàng xóm.

Câu 19: Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm thể hiện?

 A. Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.

 B. Tôn trọng hàng xóm.

 C. Hòa đồng với hàng xóm.

 D. Trêu đùa hàng xóm.

Câu 20: Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm thể hiện?

 A. Không tôn trọng hàng xóm.

 B. Tôn trọng hàng xóm.

 C. Hòa đồng với hàng xóm.

 D. Trêu đùa hàng xóm.

Đề thi Đạo Đức lớp 3 Học kì 1 có đáp án (Đề 1) | Đề thi Đạo Đức 3 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1: Ngày Thương Binh liệt sỹ là?

 A. 27/7.

 B. 26/7.

 C. 27/6.

 D. 26/7

Câu 2: Việc làm thể hiện biết ơn thương binh, liệt sỹ là?

 A. Chào hỏi các bác thương binh.

 B. Tặng quà cho các gia đình thương binh.

 C. Đến thăm các gia đình thương binh.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Khi đi học về D thấy một chú thương binh đang tìm nhà người quen D đã dẫn chú đến tận nhà người quen. Việc đó thể hiện?

 A. D là người biết ơn thương binh, liệt sỹ.

 B. D là người tiết kiệm.

 C. D là người hòa đồng.

 D. D là người tốt bụng.

Câu 4: Hoạt động dọn vệ sinh khu vực nghĩa trang liệt sỹ thể hiện?

 A. Biết ơn thương binh, liệt sỹ.

 B. Hòa đồng.

 C. Tiết kiệm.

 D. Sống chán hòa.

Câu 5: Câu tục ngữ nói về sự biết ơn là?

 A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

 B. Góp gió thành bão.

 C. Tích tiểu thành đại.

 D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 6: Các anh hùng liệt sĩ là?

 A. Võ Thị Sáu.

 B. Nông Văn Dền.

 C. Trần Quốc Toản.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Ai không phải là anh hùng liệt sỹ?

 A. Văn Cao.

 B. Võ Thị Sáu.

 C. Nông Văn Dền.

 D. Trần Quốc Toản.

Câu 8: Câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” nói về?

 A. Lòng biết ơn.

 B. Lòng yêu nước.

 C. Lòng dũng cảm.

 D. Lòng gan dạ.

Câu 9: Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ liệt sĩ, mấy hôm nay bà bị ốm em sẽ làm gì?

 A. Không quan tâm.

 B. Sang hỏi thăm và mua cháo cho bà.

 C. Trêu chọc bà.

 D. Ở nhà học bài.

Câu 10: Nông Văn Dền còn có tên gọi là?

 A. Kim Đồng.

 B. Trần Quốc Toản.

 C. Lý Tự Trọng.

 D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 11: Tham gia làm việc lớp, việc trường là?

 A. Quyền và bổn phận của học sinh.

 B. Quyền lợi của học sinh.

 C. Bổn phận của học sinh.

 D. Nghĩa vụ của học sinh.

Câu 12: Nhân dịp 20/11 nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng lớp 6c khích lệ các bạn cùng tham gia. Trong lớp Phương phân công những bạn có tài: người viết kịch bản, người diễn xuất, hát, múa. Cả lớp sôi nổi nhiệt tình, duy nhất chỉ có Khanh là không nhập cuộc. Em có nhận xét gì về bạn Khanh ?

 A. Khanh là người hòa đồng với mọi người.

 B. Khanh là người khinh người.

 C. Khanh là người không sống chan hòa với mọi người.

 D. Khanh là người sống ích kỉ.

Câu 13: Biểu hiện tích cực tham gia việc của lớp là?

 A. Dọn dẹp vệ sinh lớp sau giờ học.

 B. Tham gia cùng lớp trồng cây xanh.

 C. Tham gia tập văn nghệ chào mừng 20/11.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 14: Biểu hiện không tích cực tham gia việc của lớp là?

 A. Giả vờ ốm để không phải đi trực trường.

 B. Nói dối cô nhà có việc bận để không đi thi văn nghệ.

 C. Không quan tâm đến các hoạt động trồng cây của nhà trưởng, chỉ chú ý học hành.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 15: Dù B không hát hay nhưng vẫn tích cực đi tham gia hoạt động văn nghệ của lớp và xin vào đội múa. Việc đó thể hiện?

 A. B là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.

 B. B là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.

 C. B là người sống hòa đồng với các bạn.

 D. B là người tốt bụng.

Câu 16: Do bạn D hát hay nên được cô giáo chọn vào đội văn nghệ của trường nhưng D đã từ chối bằng cách nói dối cô phải đi học thêm nhiều không có thời gian tham gia. Việc đó thể hiện?

 A. D là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.

 B. D là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.

 C. D là người sống hòa đồng với các bạn.

 D. D là người tốt bụng.

Câu 17: K thích tham gia văn nghệ của lớp nên đã đăng ký với cô giáo tham gia vào đội văn nghệ. Việc đó thể hiện?

 A. K là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.

 B. K là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.

 C. K là người sống hòa đồng với các bạn.

 D. K là người tốt bụng.

Câu 18: Việc tham gia vào hoạt động của lớp, trường sẽ giúp em?

 A. Có thêm niềm vui.

 B. Có thêm nỗi buồn.

 C. Có nhiều bận rộn.

 D. Mất thời gian.

Câu 19: Trong khi các bạn trong lớp đang trồng cây thì Q lẻn ra chỗ khác chơi cho mát. Việc đó thể hiện?

 A. Q là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.

 B. Q là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.

 C. Q là người sống hòa đồng với các bạn.

 D. Q là người tốt bụng.

Câu 20: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường cần phải?

 A. Tự giác.

 B. Bắt buộc.

 C. Tự ý thức.

 D. Tự nguyện.

Đề thi Đạo Đức lớp 3 Học kì 1 có đáp án (Đề 2) | Đề thi Đạo Đức 3 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1: Bạn H lấy tiền mừng tuổi của mình để ủng hộ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

 A. Học tập tốt, lao động tốt.

 B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

 C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

 D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 2: Bạn M cùng các bạn trong lớp vẽ tranh chào mừng ngày 20/11 để tặng cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

 A. Học tập tốt, lao động tốt.

 B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

 C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

 D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 3: Trong giờ ra chơi, Bạn D thường đi mua quà ăn vặt để ăn và vứt rác trong ngăn bàn. Việc làm đó đã làm trái với điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

 A. Học tập tốt, lao động tốt.

 B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

 C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

 D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 4: Trên đường đi học về, H được 1.000.000đ và mang số tiền đó đến nhờ chú công an trả lại cho người mất. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

 A. Học tập tốt, lao động tốt.

 B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

 C. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

 D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 5: Bác Hồ sinh ra tại đâu?

 A. Nghệ An.

 B. Hà Tĩnh.

 C. Quảng Trị.

 D. Hà Nội.

Câu 6: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?

 A. 19/5/1890.

 B. 19/5/1980.

 C. 20/1/1890.

 D. 01/2/1890.

Câu 7: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày, tháng, năm nào?

 A. 15/1/1945.

 B. 19/8/1945.

 C. 20/11/1945.

 D. 2/9/1945.

Câu 8: Bác Hồ có những tên gọi nào khác?

 A. Nguyễn Sinh Cung.

 B. Nguyễn Sinh Côn.

 C. Nguyễn Tất Thành.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 9:

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao …

Trong dấu “…” là?

 A. Bác Hồ.

 B. Kim Đồng.

 C. Võ Thị Sáu.

 D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 10: Bài hát nào nói về Bác Hồ?

 A. Ngày đầu tiên đi học.

 B. Con cò.

 C. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

 D. Cái bống bang.

Câu 11: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói về?

 A. Giữ lời hứa.

 B. Lòng tự trọng.

 C. Đoàn kết.

 D. Cần cù.

Câu 12: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

 A. Không nên hứa với bất cứ ai điều gì.

 B. Chỉ nên hứa những điều mà mình thực hiện được.

 C. Hứa cái gì cũng làm.

 D. Hứa nhưng không làm.

Câu 13: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

 A. Hứa với tất cả mọi người, làm được hay không thì không cần biết.

 B. Làm những việc tốt khi đã hứa.

 C. Chỉ thực hiện lời hứa khi làm việc tốt.

 D. Không nên hứa trước điều gì.

Câu 14: Biểu hiện của việc giữ lời hứa là?

 A. Đi học đúng giờ.

 B. Làm bài tập trước khi đến lớp.

 C. Không chép tài liệu khi kiểm tra.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 15: Biểu hiện của việc không giữ lời hứa là?

 A. Hứa xuông, lần sau lại vi phạm nội quy.

 B. Hứa nhưng không thực hiện.

 C. Hứa nhưng giả vờ quên.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 16: Giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta?

 A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.

 B. Bị mọi người xa lánh.

 C. Bị mọi người căm ghét.

 D. Được mọi người tôn vinh.

Câu 17: Không giữ lời hứa sẽ?

 A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.

 B. Bị mọi người xa lánh.

 C. Bị mọi người mất niềm tin.

 D. Được mọi người tôn vinh.

Câu 18: Hành động nào sau đây lời hứa không nên làm?

 A. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.

 B. Trốn mẹ đi tắm sông.

 C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19: Các hành vi biết giữ lời hứa là?

 A. Sửa chữa đi học muộn bằng cách hẹn đồng hồ báo thức.

 B. Trốn mẹ đi tắm sông.

 C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.

 D. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.

Câu 20: H hứa với bố sẽ không chơi game nữa nhưng được 2 hôm thì H lại trốn bố đi chơi game. Hành động đó thể hiện?

 A. H là người không biết giữ lời hứa.

 B. H là người biết giữ lời hứa.

 C. H là người có ý thức.

 D. H là người thiếu ý thức.

Đề thi Đạo Đức lớp 3 Học kì 1 có đáp án (Đề 3) | Đề thi Đạo Đức 3 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1: Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em?

 A. Tiến bộ hơn.

 B. Hạnh phúc hơn.

 C. Vui vẻ hơn.

 D. Hòa đồng hơn

Câu 2: Tự làm lấy việc của mình là?

 A. Cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.

 B. Cố gắng làm lấy công việc của người khác mà không dựa dẫm vào người khác.

 C. Cố gắng làm lấy công việc của người khác mà không dựa dẫm vào bản thân.

 D. Cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào bản thân.

Câu 3: H thấy bài toán khó không làm được nên nhờ M làm hộ. Việc làm đó thể hiện?

 A. H không tự làm lấy việc của mình.

 B. H tự làm lấy việc của mình.

 C. H là người chăm chỉ.

 D. H là người tiết kiệm.

Câu 4: H thấy bài toán khó nhưng vẫn cố gắng giải bằng được. Việc làm đó thể hiện?

 A. H tự làm lấy việc của mình.

 B. H tự làm lấy việc của mình.

 C. H là người chăm chỉ.

 D. H là người tiết kiệm.

Câu 5: Những việc em có thể tự làm là?

 A. Học và làm bài tập.

 B. Vệ sinh cá nhân.

 C. Lau bàn ghế.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 6: Những việc em không thể tự làm là?

 A. Xây nhà.

 B. Bê bàn ghế.

 C. Làm đường.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Buổi sáng H thường để bố mẹ gọi dậy đi học. Việc đó cho thấy?

 A. H không tự làm lấy việc của mình.

 B. H tự làm lấy việc của mình.

 C. H không có tính tự lập.

 D. H có tính tự lập.

Câu 8: Gấp quần áo và chăn màn của mình sau khi thức dậy là việc làm của ai?

 A. Của bản thân em.

 B. Của bố mẹ.

 C. Của anh chị.

 D. Của ông bà.

Câu 9: Lau bàn ghế, quét nhà là việc làm của ai?

 A. Của bản thân em.

 B. Của bố mẹ.

 C. Của anh chị.

 D. Của ông bà.

Câu 10: Xếp gọn đồ chơi sau khi chơi là việc làm của ai?

 A. Của bản thân em.

 B. Của bố mẹ.

 C. Của anh chị.

 D. Của ông bà.

Câu 11: Câu tục ngữ “Em ngã chị nâng” nói về ?

 A. Sự quan tâm, chăm sóc của chị dành cho em.

 B. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái.

 C. Sự quan tâm, chăm sóc của ông bà dành cho con cháu.

 D. Sự quan tâm, chăm sóc của bạn bè.

Câu 12: Câu tục ngữ:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

nói về?

 A. Tình cảm kính trọng của con cái với cha mẹ.

 B. Tình cảm kính trọng của em dành cho chị.

 C. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái.

 D. Sự quan tâm, chăm sóc của ông bà dành cho con cháu.

Câu 13: Biểu hiện thể hiện kính trọng ông bà là?

 A. Nghe lời ông bà.

 B. Chăm sóc ông bà lúc ốm đau.

 C. Nắn chân cho bà khi bà bị đau chân.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 14: Biểu hiện thể hiện kính trọng bố mẹ là?

 A. Nghe lời bố mẹ.

 B. Giúp mẹ nấu cơm.

 C. Giúp mẹ quét nhà.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 15: Biểu hiện thể hiện sự quan tâm đến anh chị em trong gia đình là?

 A. Giúp chị lau nhà.

 B. Giúp anh rửa bát.

 C. Nghe lời anh chị.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 16: Biểu hiện thể hiện không kính trọng ông bà là?

 A. Nghe lời ông bà.

 B. Chăm sóc ông bà lúc ốm đau.

 C. Nắn chân cho bà khi bà bị đau chân.

 D. Cãi lời ông bà.

Câu 17: Biểu hiện thể hiện không kính trọng bố mẹ là?

 A. Nghe lời bố mẹ.

 B. Giúp mẹ nấu cơm.

 C. Giúp mẹ quét nhà.

 D. Cãi láo bố mẹ.

Câu 18: Biểu hiện thể hiện không quan tâm đến anh chị em trong gia đình là?

 A. Giúp chị lau nhà.

 B. Giúp anh rửa bát.

 C. Nghe lời anh chị.

 D. Đánh chị khi bị chị mắng.

Câu 19: Câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm đọc dở hay đỡ đần” nói về?

 A. Sự quan tâm, giúp đỡ của anh chị em khi gặp khó khăn.

 B. Tình cảm kính trọng của con cái với cha mẹ.

 C. Tình cảm kính trọng của em dành cho chị.

 D. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái

Câu 20: Trong gia đình em phải nghe lời những ai?

 A. Bố mẹ.

 B. Ông bà.

 C. Anh chị.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Đề thi Đạo Đức lớp 3 Học kì 1 có đáp án (Đề 4) | Đề thi Đạo Đức 3 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 5)

Câu 1: Khi bạn bị điểm kém em sẽ?

 A. Động viên, an ủi bạn.

 B. Phân biệt đối xử.

 C. Đến trêu chọc bạn.

 D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 2: Khi bạn được điểm 10 em sẽ?

 A. Chúc mừng bạn.

 B. Phân biệt đối xử.

 C. Đến trêu chọc bạn.

 D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 3: Thờ ơ cười nói khi bạn gặp chuyện buồn thể hiện?

 A. Người vô cảm.

 B. Người có trách nhiệm.

 C. Người tốt bụng.

 D. Người hòa đồng.

Câu 4: Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nghèo thể hiện?

 A. Người vô cảm.

 B. Người có trách nhiệm.

 C. Người tốt bụng.

 D. Người hòa đồng.

Câu 5:Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình thể hiện?

 A. Người ích kỷ.

 B. Người có trách nhiệm.

 C. Người tốt bụng.

 D. Người hòa đồng.

Câu 6: Tích cực là luôn luôn … học tập, làm việc và rèn luyện? Trong dấu “…” đó là ?

 A. Ý thức, tích cực, kiên trì.

 B. Cố gắng, ý thức, kiên trì.

 C. Tích cực, vượt khó, kiên trì.

 D. Cố gắng, vượt khó, kiên trì.

Câu 7: Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là ?

 A. Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, được mọi người tôn trọng, quý mến.

 B. Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân .

 C. Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.

 D. Cả A,B,C.

Câu 8: Vào dịp 20/11 nhà trường phát động phong trào viết báo tường, tại lớp em có bạn D không tham gia viết báo tường với lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

 A. Không quan tâm.

 B. Khuyên bạn tham gia các hoạt động tập thể để hoàn thiện mình hơn.

 C. Khuyên bạn chỉ cần học giỏi không cần tham gia các hoạt động chung.

 D. Nói xấu bạn để cả lớp tẩy chay.

Câu 9: Mặc dù bạn P bị ốm nhưng bạn vẫn đến cổ vũ văn nghệ cho lớp. Theo em bạn P là người như thế nào ?

 A. Bạn P là người cần cù, chăm chỉ.

 B. Bạn P là người siêng năng, cần cù.

 C. Bạn P là người có ý thức.

 D. Bạn P là người tích cực, tự giác trong các hoạt động chung.

Câu 10: Bạn E giả vờ ốm để xin cô giáo nghỉ lao động. Hành động đó của E nói lên điều gì?

 A. E là người vô trách nhiệm.

 B. E là người vô tâm.

 C. E là người ích kỷ.

 D. E là người không tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 11: Các anh hùng liệt sĩ là?

 A. Võ Thị Sáu.

 B. Nông Văn Dền.

 C. Trần Quốc Toản.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 12: Ai không phải là anh hùng liệt sỹ?

 A. Văn Cao.

 B. Võ Thị Sáu.

 C. Nông Văn Dền.

 D. Trần Quốc Toản.

Câu 13: Câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” nói về?

 A. Lòng biết ơn.

 B. Lòng yêu nước.

 C. Lòng dũng cảm.

 D. Lòng gan dạ.

Câu 14: Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ liệt sĩ, mấy hôm nay bà bị ốm em sẽ làm gì?

 A. Không quan tâm.

 B. Sang hỏi thăm và mua cháo cho bà.

 C. Trêu chọc bà.

 D. Ở nhà học bài.

Câu 15: Nông Văn Dền còn có tên gọi là?

 A. Kim Đồng.

 B. Trần Quốc Toản.

 C. Lý Tự Trọng.

 D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 16: Những việc em cần phải sự giúp đỡ của bố mẹ là?

 A. Nấu cơm.

 B. Rửa bát.

 C. Thay bóng đèn.

 D. Giặt quần áo.

Câu 17: Biểu hiện của tự làm lấy việc của mình là?

 A. Trông em giúp mẹ.

 B. Vệ sinh cá nhân.

 C. Lau bàn ghế.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 18: Biểu hiện của việc không tự làm lấy việc của mình là?

 A. Quần áo để bố mẹ gấp vào tủ.

 B. Bố mẹ gọi đi học.

 C. Bố mẹ dọn cơm sau bữa ăn.

 D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19: Khi xe đạp em bị hỏng trên đường đi học về em sẽ ?

 A. Tự dắt xe về nhà.

 B. Chờ bố mẹ đến đón.

 C. Chờ bạn bè giúp đỡ.

 D. Nhờ bạn sửa hộ.

Câu 20: Chỉ cần tự làm lấy những việc mà mình yêu thích thể hiện ?

 A. Sự ích kỉ.

 B. Sự lãng phí.

 C. Sự tiết kiệm.

 D. Sự hòa đồng.

Đề thi Đạo Đức lớp 3 Học kì 1 có đáp án (Đề 5) | Đề thi Đạo Đức 3 có đáp án

Xem thêm các đề kiểm tra các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học, Đạo đức lớp 3 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học