4 Đề thi Giữa kì 1 KTPL 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Với bộ 4 Đề thi Giữa kì 1 KTPL 12 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi KTPL 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 KTPL 12.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 KTPL 12 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc được gọi là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển kinh tế.

C. Thành phần kinh tế.

D. Chuyển dịch kinh tế.

Câu 2. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

C. Các chỉ số phát triển con người như sức khỏe, giáo dục.

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 3. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại thể hiện ở sự gia tăng tỉ trọng của các ngành nào trong GDP?

A. Công nghiệp và nông nghiệp.

B. Nông nghiệp và dịch vụ.

C. Công nghiệp và dịch vụ.

D. Nông nghiệp và thương mại.

Câu 4. Thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện (sức khoẻ, tri thức, thu nhập) là nói đến chỉ số phát triển

A. quốc gia.

B. khu vực.

C. kinh tế.

D. con người.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.

B. Làm cho mức thu nhập của dân cư tăng.

C. Giảm bớt tình trạng đói nghèo.

D. Tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Câu 6. Để tạo điều kiện cho mọi người đều có việc làm và thu nhập ổn định, có cuộc sống ấm no, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ..., Nhà nước kiên trì theo đuổi mục tiêu

A. đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.

B. đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ.

C. ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo.

D. tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Câu 7. Chính phủ Việt Nam thường căn cứ vào những số liệu, đánh giá, báo cáo tổng hợp về nền kinh tế của cơ quan nào để đề ra những giải pháp phát triển kinh tế?

A. Tổng cục Dân số.

B. Tổng cục Thống kê.

C. Hội Bảo vệ người tiêu dùng.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 8. “Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của phát triển bền vững” - nhận định trên được thể hiện thông qua việc: tăng trưởng kinh tế góp phần

A. thu hẹp không gian sản xuất.

B. nâng cao phúc lợi cho người dân.

C. hạ thấp một số giá trị truyền thống.

D. tạo ra áp lực về cân bằng sinh thái.

Câu 9. Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới được hiểu là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển kinh tế.

C. hội nhập kinh tế.

D. nhiệm vụ kinh tế.

Câu 10. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia phải dựa trên cơ sở

A. lợi ích cá nhân và áp đặt rào cản thương mại.

B. lợi ích cá nhân và tuân thủ các nguyên tắc riêng.

C. cùng có lợi và tuân thủ các quy định riêng.

D. cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

B. Tạo điều kiện để xóa bỏ sự chênh lệch giàu - nghèo.

C. Góp phần nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư.

D. Loại bỏ mọi nguy cơ mất ổn định kinh tế - chính trị.

Câu 12. Đoạn thông tin sau đây cho thấy: hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại cơ hội nào cho Việt Nam?

Thông tin. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, với việc quan hệ hợp tác cùng nhiều quốc gia, tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và toàn cầu, kí kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các dịch vụ quốc tế,... tạo động lực để tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại đồng thời không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12- bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.19

A. Việt Nam có cơ hội tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

B. Việt Nam đã giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

C. Việt Nam đã xóa bỏ được sự chênh lệch giàu - nghèo.

D. Việt Nam đã trở thành “con rồng” của kinh tế châu Á.

Câu 13. Đoạn thông tin sau đề cập đến hình thức hội nhập kinh tế nào?

Thông tin. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) được các Bộ trưởng kinh tế của bảy nước thành viên ASEAN kí vào ngày 23 - 4 - 2019 và có hiệu lực từ ngày 5 - 4 - 2021. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN thiết lập các khuôn khổ để thực hiện các cam kết tự do hóa, giảm các rào cản phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ, tạo nền tảng pháp lí vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thương mại dịch vụ trong khu vực.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 21

A. Hội nhập kinh tế song phương.

B. Hội nhập kinh tế khu vực.

C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.

D. Hội nhập kinh tế đa phương.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hình thức hội nhập kinh tế khu vực?

A. Là quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực.

B. Là hợp tác kí kết giữa hai quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

C. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức xã hội.

D. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức toàn cầu.

Câu 15. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức toàn cầu được gọi là

A. hội nhập toàn cầu.

B. hợp tác khu vực.

C. hội nhập song phương.

D. hội nhập địa phương.

Câu 16. Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm nào?

A. 1996.

B. 1997.

C. 1998.

D. 2000.

Câu 17. Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội có 2 loại hình là

A. bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

B. bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội thương mại.

C. bảo hiểm xã hội thương mại và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

D. bảo hiểm xã hội đơn phương và bảo hiểm xã hội toàn diện.

Câu 18. Bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để tổ chức bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm là đặc điểm của loại hình bảo hiểm nào sau đây?

A. Bảo hiểm thương mại.

B. Bảo hiểm xã hội.

C. Bảo hiểm y tế.

D. Bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 19. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về hoạt động bảo hiểm?

A. Là hoạt động chuyển giao rủi ro giữa bên tham và tổ chức bảo hiểm thông qua các cam kết.

B. Bên tham gia đóng phí cho tổ chức bảo hiểm để được chi trả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

C. Bảo hiểm ra đời giúp con người chuyển giao rủi ro, chia sẻ rủi ro, khắc phục hậu quả tổn thất.

D. Là hoạt động loại trừ rủi ro giữa bên tham gia và tổ chức bảo hiểm thông qua các cam kết.

Câu 20. Đoạn thông tin dưới đây thể hiện vai trò gì của bảo hiểm?

Thông tin. Theo số liệu thống kê trên Cổng Thông tin giám định Bảo hiểm y tế từ ngày 01/01/2021 đến ngày 02/7/2021, cả nước có 75,58 triệu lượt khám, chữa bệnh với số tiền đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán là trên 48 774 tỉ đồng. Trong đó có: hơn 68,6 triệu lượt khám, chữa bệnh ngoại trú với số tiền đề nghị thanh toán là trên 18 740 tỉ đồng; gần 7 triệu lượt khám, chữa bệnh nội trú với số tiền đề nghị thanh toán là trên 30 033 tỉ đồng.

A. Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư.

B. Là một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

C. Góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.

D. Góp phần ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho con người.

Câu 21. Hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. An sinh xã hội.

B. Trật tự xã hội.

C. Phúc lợi xã hội.

D. Trợ cấp xã hội.

Câu 22. Chính sách nào sau đây không thuộc hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam?

A. Chính sách hỗ trợ việc làm.                          

B. Chính sách trợ giúp xã hội.

C. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp.

Câu 23. Việc nhà nước đầu tư kinh phí để phát triển hệ thống nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách giải quyết việc làm.

D. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây là sai về vai trò của an sinh xã hội?

A. Phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội.

B. Góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

C. Duy trì ổn định xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

D. Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng - Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người là hai mặt của quá trình phát triển nền kinh tế. Trong đó, tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua tiêu chí tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người), là điều kiện cần để thực hiện phát triển con người, bao gồm cơ hội phát triển và năng lực phát triển của con người. Phát triển con người được phản ánh qua Chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những mục tiêu cuối cùng của phát triển. Con người càng phát triển, sẽ có tác động ngược trở lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

(Theo: Tạp chí Cộng sản, “Tác động của phát triển kinh tế đến phát triển con người ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp”, ngày 29/8/2019)

A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người) là biểu hiện của chỉ tiêu tăng trưởng về con người.

B. Nhà nước tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm mục đích tăng mức sống trung bình của người dân.

C. Nhà nước căn cứ vào thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện để đo lường chỉ số phát triển con người.

D. Nâng cao dân trí sẽ tác động thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin 1. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 12/2023, lượng khách du lịch nội địa cả năm 2023 ước đạt 108 triệu lượt người; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,8 % tổng mức và tăng 14,7 % so với năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỉ đồng và tăng 52,5 % so với năm trước.

(Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023, du lịch Việt Nam tăng tốc, đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, ngày 20/12/2023)

Thông tin 1. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 là gần 160 nghìn lao động. Người lao động Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối hơn 3 tỉ USD/năm.

(Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023: Gần 160 nghìn lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, ngày 12/01/2024)

A. Một trong các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là dịch vụ thu ngoại tệ.

B. Dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam bao gồm các dịch vụ quốc tế như du lịch, xuất, nhập khẩu lao động.

C. Tác động tiêu cực của dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam là làm gia tăng nợ nần, tạo ra rủi ro tài chính.

D. Dịch vụ thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư.

Câu 3. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau: 

Trường hợp. Tháng 9/2024, ông K (62 tuổi) nhận quyết định nghỉ hưu sau một thời gian dài gắn bó với công ty P. Lúc này, tổng thời gian tham gia BHXH bắt buộc của ông K là 18 năm 6 tháng. Ông K quyết định tự bỏ số tiền hơn 40 triệu đồng, đóng BHXH tự nguyện khoảng thời gian còn lại (1 năm 6 tháng) để được hưởng lương hưu.

Biết chuyện này, bà X (hàng xóm của ông K) thắc mắc: “Bác đóng BHXH tận mười mấy năm, rút bảo hiểm một lần cũng được hơn trăm triệu đồng rồi. Giờ bác lại bỏ ra số tiền lớn thế, chỉ để mỗi tháng nhận vài triệu bạc lương hưu thôi ư?” Ông K cười đáp: “Bà ạ, hồi năm 2005, tôi cũng đã từng rút bảo hiểm một lần rồi. Số tiền nhận khi đó cũng giúp tôi làm được một vài việc, nhưng chẳng được lâu dài. Đến hồi năm 2006, tôi đi làm trở lại, gắn bó với công ty P từ đó cho tới lúc nghỉ hưu. Tôi đã suy nghĩ, rút kinh nghiệm lần trước nên đã quyết định đóng BHXH tự nguyện số năm còn thiếu để hưởng chế độ hưu trí. Tiền lương hưu hàng tháng cũng đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, mình còn được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh. Khổ, lớn tuổi rồi sức khỏe giảm sút, có khi ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Tôi ngẫm thấy, việc tôi làm bảo đảm quyền lợi hơn cho bản thân mình”.

A. Ông K quyết định đóng một lần số năm còn thiếu đề hưởng chế độ hưu trí là phù hợp.

B. Rút bảo hiểm xã hội một lần là việc cần cân nhắc kỹ lưỡng với mọi công dân vì quyền lợi.

lâu dài.

C. Ngoài chế độ hưu trí, ông K còn được hưởng thêm trợ cấp ốm đau, thất nghiệp và chế độ bảo hiểm y tế.

D. Việc linh hoạt đóng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện thể hiện chính sách ưu việt của nhà nước.

Câu 4. Đọc thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Thông tin. Năm 2020, cả nước có 3 149 226 người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng (trong đó: 51 229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1 812 372 người cao tuổi; 1 096 027 người khuyết tật và 189 598 đối tượng bảo trợ xã hội khác) với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỉ đồng, bao gồm chi trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, để khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra, Chính phủ đã quyết định xuất cấp tổng cộng 22 989,145 tấn gạo cứu đói cho 265 967 hộ với 1 046 326 khẩu thiếu đói.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 32

A. Chính sách trợ giúp xã hội được thể hiện qua thông tin trên.

B. Thông tin trên đề cập đến chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản.

C. Cả 2 chính sách: trợ giúp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh khó khăn và trợ giúp đột xuất cho người dân gặp rủi ro… đều được đề cập đến trong thông tin trên.

D. Chính sách an sinh xã hội chỉ được tiến hành thông qua hoạt động cộng đồng của các lực lượng xã hội (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…).

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-C

4-D

5-D

6-D

7-B

8-B

9-C

10-D

11-C

12-A

13-B

14-A

15-A

16-A

17-A

18-A

19-D

20-C

21-A

22-D

23-D

24-D

 

 

 

 

 

 

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Sai

Đúng

Đúng

Đúng

Câu 2

Đúng

Đúng

Sai

Đúng

Câu 3

Đúng

Đúng

Sai

Đúng

Câu 4

Đúng

Sai

Đúng

Sai

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KTPL 12 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi KTPL 12 Cánh diều có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học