Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 có đáp án (Lần 1 - 3 đề)

Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 có đáp án (Lần 1 - 3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 12.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Câu 1: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Đơn vị: Triệu người

Năm19952000200520102012
Thành thị14,918,722,326,528,3
Nông thôn56,758,960,160,460,5
Tổng số71,677,682,486,988,8

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Để biểu thị sự chuyển dịch tỉ trọng của dân số nước ta theo bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp là:

A. Cột    B. Đường    C. Miền    D. Tròn

Câu 2: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ, NĂM 2012

Đơn vị: %

VùngNông, lâm, thủy sảnCông nghiệp và xây dựngDịch vụ
Đồng bằng sông Hồng40,729,829,5
Đồng bằng sông Cửu Long52,116,631,3

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Nhận xét nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế năm 2012:

A. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất

B. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng ngành dịch vụ thấp nhất

C. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất

D. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành dịch vụ thấp nhất

Câu 3: Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây của Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến khắc phục sự phân bố dân cư chưa hợp lí?

A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.

B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

C. Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị.

D. Đưa xuất khâu lao động thành một chương trình lớn.

Câu 5: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thu nhập là:

A. ô nhiễm môi trường.

B. giảm tốc độ phát triển kinh tế.

C. giảm GDP bình quân đầu người.

D. cạn kiệt tài nguyên.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động của nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.

B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

Câu 7: Đặc điểm của quá trình đô thị hoá nước ta từ năm 1975 đến nay là:

A. chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp.

B. cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp, nhưng nếp sống đô thị đã rất tốt.

C. nếp sống đô thị đã rất tốt, nhưng số lao động tự do còn nhiều.

D. số lao động tự do tuy còn nhiều, nhưng môi trường đô thị tốt.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố, thị xã ở nước ta?

A. Là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng.

B. Nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

C. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, không có sức hút đối với đầu tư nước ngoài.

D. Đóng góp một tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của các địa phương, các vùng.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các thành phố nào sau đây có quy mô dân số trên 1.000.000 dân?

A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hoà.

B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.

C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

D. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây là đô thị loại 1 ở nước ta?

A. Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hải Phòng.

C. Hà Nội.

D. Cần Thơ.

Câu 1: Từ khóa “chuyển dịch tỉ trọng”. Bảng số liệu có 5 mốc năm. miền thích hợp nhất (xử lí số liệu)

Chọn: C.

Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng thấp nhất (16,6%).

Chọn: D.

Câu 3: Tây Bắc (69 người/km2) là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước còn vùng đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước.

Chọn: B.

Câu 4: Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng là một trong các nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến khắc phục sự phân bố dân cư chưa hợp lí.

Chọn: B.

Câu 5: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thu nhập là việc giảm GDP bình quân đầu người.

Chọn: C.

Câu 6: Đặc điểm lao động nước ta: Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, mặc dù chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhưng đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều, lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.

Chọn: D.

Câu 7: Đặc điểm của quá trình đô thị hoá nước ta từ năm 1975 đến nay là chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp.

Chọn: A.

Câu 8: Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, không có sức hút đối với đầu tư nước ngoài là phát biểu không đúng khi nói về các thành phố, thị xã ở nước ta hiện nay.

Chọn: C.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 (Dân số). Xác định kí hiệu đô thị có quy mô dân số trên 1.000.000 dân. Đó là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.

Chọn: B.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 (Dân số). Xác định kí hiệu đô thị loại 1. Đó là: Hải Phòng. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là đô thị đặc biệt. Cần Thơ là đô thị loại 2.

Chọn: B.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Câu 1: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Đơn vị: Triệu người

Năm19952000200520102012
Thành thị14,918,722,326,528,3
Nông thôn56,758,960,160,460,5
Tổng số71,677,682,486,988,8

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Để biểu thị quy mô và cơ cấu dân số nước ta năm 1995 và 2012 qua bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp là:

A. Cột    B. Đường    C. Miền    D. Tròn

Câu 2: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ, NĂM 2012

Đơn vị: %

VùngNông, lâm, thủy sảnCông nghiệp và xây dựngDịch vụ
Đồng bằng sông Hồng40,729,829,5
Đồng bằng sông Cửu Long52,116,631,3

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Nhận xét nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế năm 2012:

A. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất trong cơ cấu lao động

B. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cao hơn Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao hơn Đồng bằng sông Hồng

D. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 3: Dân số đông đem lại thuận lợi nào sau đây cho nền kinh tế nước ta?

A. Chất lượng lao động cao.     B. Nguồn lao động dồi dào.

C. Có nhiều việc làm mới.     D. Thu nhập người dân tăng.

Câu 4: Nội dung nào sau đây của Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến dân số thành thị?

A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.

B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

C. Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị.

D. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn. 

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta?

A. Dân số nước ta tăng nhanh.

B. Việt Nam là một nước đông dân.

C. Phần lớn dân số ở thành thị.

D. Cơ cấu dân số chuyển sang già hóa.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn của nước ta trong thời gian gần đây?

A. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng, chưa qua đào tạo tăng.

B. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm, qua đào tạo tăng.

C. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo giảm, chưa qua đào tạo tăng.

D. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm, qua đào tạo giảm.

Câu 7: Điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hoá của nước ta?

A. Thời kì phong kiến, đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí thuận lợi với các chức năng hành chính, thương mại, quân sự.

B. Thời kì Pháp thuộc, hệ thống đô thị mở rộng, các đô thị lớn được tập trung phát triển mạnh.

C. Từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá trên cơ sở mạng lưới đô thị có từ trước.

D. Từ 1975 đến nay, đô thị hoá phát triển mạnh, các đô thị được mở rộng nhanh hơn, đặc biệt phát triển các đô thị lớn.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta hiện nay?

A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

B. Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít.

C. Đội ngũ cán bộ quản lí còn thiếu nhiều.

D. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đông đảo.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây ở nước ta là đô thị loại 3?

A. Đồng Hới, Hưng Yên, Tân An, Kon Tum.

B. Thái Bình, Đà Lạt, Cà Mau, Trà Vinh.

C. Sơn La, Thái Nguyên, Pleiku, Cao Bằng.

D. Lạng Sơn, Quy Nhơn, Vĩnh Long, Quảng Trị.

Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định đô thị của nước ta có quy mô dân số dưới 1 triệu người?

A. Hà Nội

B. Hải Phòng

C. Thành phố Hồ Chí Minh

D. Đà Nẵng.

Câu 1: Từ khóa “quy mô và cơ cấu”. Yêu cầu vẽ 2 mốc năm. → tròn là thích hợp nhất (xử lí số liệu, bán kính).

Chọn: D.

Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long (16,6%) có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng thấp hơn Đồng bằng sông Hồng (29,8%)

Chọn: B.

Câu 3: Dân số đông tạo ra nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ lớn.

Chọn B.

Câu 4: Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị là một trong các nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến dân số thành thị.

Chọn: C.

Câu 5: Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta: Dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước, dân cư phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển còn phân bố thưa thớt ở miền núi và phần lớn dân cư sinh sống ở các vùng nông thôn.

Chọn: C.

Câu 6: Đặc điểm của sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn của nước ta trong thời gian gần đây là tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo đã giảm còn lao động qua đào tạo ngày càng tăng.

Chọn: B.

Câu 7: Điểm không đúng với quá trình đô thị hoá của nước ta là thời kì Pháp thuộc, hệ thống đô thị mở rộng, các đô thị lớn được tập trung phát triển mạnh.

Chọn: B.

Câu 8: Đặc điểm không đúng với lao động nước ta hiện nay là đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đông đảo.

Chọn: D.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 (Dân số). Xác định kí hiệu đô thị loại 3. Đó là: Đồng Hới, Hưng Yên, Tân An, Kon Tum.

Chọn: A.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 (Dân số). Xác định kí hiệu đô thị có quy mô dân số dưới 1 triệu người. Đó là: Đà Nẵng. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng có số dân trên 1 triệu người.

Chọn: D.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Câu 1: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Đơn vị: Triệu người

Năm19952000200520102012
Thành thị14,918,722,326,528,3
Nông thôn56,758,960,160,460,5
Tổng số71,677,682,486,988,8

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Để biểu thị quy mô và cơ cấu dân số nước ta năm 2000 và 2010 qua bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp là:

A. Cột    B. Đường    C. Miền     D. Tròn

Câu 2: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ, NĂM 2012

Đơn vị: %

VùngNông, lâm, thủy sảnCông nghiệp và xây dựngDịch vụ
Đồng bằng sông Hồng40,729,829,5
Đồng bằng sông Cửu Long52,116,631,3

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế năm 2012:

A. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất trong cơ cấu lao động.

B. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cao hơn Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng ngành dịch vụ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước là:

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng Sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây của Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến vấn đề gia tăng dân số?

A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.

B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

C. Xây dựng chính sách chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị.

D. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn. 

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải của dân số nước ta hiện nay?

A. Dân số đông.

B. Nhiều thành phần dân tộc.

C. Dân số tăng nhanh.

D. Phân bố đồng đều.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn của nước ta trong thời gian gần đây?

A. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng.

B. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo tăng.

C. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo không đổi.

D. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo giảm.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đô thị hoá nói chung và ở Việt Nam nói riêng?

A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.

B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.

C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi. 

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

A. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

B. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

C. Sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

D. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số từ 500.001 đến 1.000.000 người là:

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

B. Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ.

C. Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng.

D. Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.    C. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, Cần Thơ.    D. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Câu 1: Từ khóa “quy mô và cơ cấu”. Yêu cầu vẽ 2 mốc năm. → tròn là thích hợp nhất (xử lí số liệu, bán kính)

Chọn: D.

Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất trong cơ cấu lao động (chiếm 52,1%).

Chọn: A.

Câu 3: Khai thác bảng 16.2. sách giáo khoa trang 69

Chọn: B.

Câu 4: Để tác động trực tiếp đến gia tăng dân số cần có biện pháp: Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số. Thông qua chương trình kế hoạch hóa gia đình.

Chọn: A

Câu 5: Nước ta là một nước đông dân, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 13 trên thế giới với 54 dân tộc cùng sinh sống nhưng dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước.

Chọn: D.

Câu 6: Trong thời gian gần đây tỉ trọng lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng.

Chọn: A.

Câu 7: Điểm không đúng với đô thị hoá nói chung và ở Việt Nam nói riêng là hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp. Đúng phải là hoạt động dân cư gắn với công nghiệp, dịch vụ.

Chọn: A.

Câu 8: Đô thị hoá đã tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta là sử dụng nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

Chọn: C.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 (Dân số). Xác định kí hiệu đô thị có quy mô dân số từ 500001 đến 1 triệu người. Đó là: Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng.

Chọn: C.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 (Dân số). Xác định kí hiệu đô thị đặc biệt. Đó là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội → Đô thị đặc biệt. Cần Thơ là đô thị loại 2. Đà Nẵng, Hải Phòng đô thị loại 1.

Chọn: A.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Câu 1: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Đơn vị: Triệu người

Năm19952000200520102012
Thành thị14,918,722,326,528,3
Nông thôn56,758,960,160,460,5
Tổng số71,677,682,486,988,8

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Để biểu thị tốc độ tăng trưởng dân số nước ta qua bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp là:

A. Cột    B. Đường    C. Miền    D. Tròn

Câu 2: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ, NĂM 2012

Đơn vị: %

VùngNông, lâm, thủy sảnCông nghiệp và xây dựngDịch vụ
Đồng bằng sông Hồng40,729,829,5
Đồng bằng sông Cửu Long52,116,631,3

Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014

Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế năm 2012:

A. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất

B. Cả 2 vùng đồng bằng đều có tỉ trọng ngành dịch vụ thấp nhất

C. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành công nghiệp cao nhất

D. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng ngành dịch vụ thấp nhất

Câu 3: Vùng có mật độ dân số thấp nhất là:

A. Tây Nguyên.    B. Đồng bằng Sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.    D. Bắc Trung Bộ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây của Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động?

A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.

B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

C. Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các ngành nghề.

D. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn.

Câu 5: Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số nước ta đứng thứ:

A. 10.    B. 11.    C. 12.    D. 13.

Câu 6: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng:

A. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

B. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.

C. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.

D. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 7: Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá:

A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều.

B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.

C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta?

A. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.

B. Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.

C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để.

D. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số từ 200001 đến 500000 người là:

A. Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ.

B. Buôn Ma Thuột, Huế, Long Xuyên.

C. Hải Phòng, Biên Hòa, Cần Thơ.

D. Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn thứ hai ở Đông Nam Bộ là:

A. Vũng Tàu.    B. TP. Hồ Chí Minh.

C. Thủ Dầu Một.     D. Biên Hòa.

Câu 1: Từ khóa “tốc độ tăng trưởng”. Yêu cầu vẽ 5 mốc năm. → đường là thích hợp nhất (xử lí số liệu).

Chọn: B.

Câu 2: Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất trong cơ cấu lao động. (40,7%).

Chọn: A.

Câu 3: Vùng có mật độ dân số thấp nhất là: Tây Nguyên (khai thác bảng SGK)

Chọn: A.

Câu 4: Nội dung liên quan trực tiếp đến chất lượng lao động là: Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các ngành nghề.

Chọn: C.

Câu 5: Nước ta là một nước đông dân, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 13 trên thế giới với 54 dân tộc cùng sinh sống nhưng dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước.

Chọn: D.

Câu 6: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

Chọn: A.

Câu 7: Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm và các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

Chọn: C.

Câu 8: Tình trạng thất nghiệp ở thành phố, thiếu việc làm ở các vùng nông thôn hiện nay đang là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay.

Chọn: C.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 (Dân số). Xác định kí hiệu đô thị có quy mô dân số 200001 đến 500000 người. Đó là: Buôn Ma Thuột, Huế, Long Xuyên.

Chọn: B.

Câu 10: TP. Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn nhất Đông Nam Bộ. Biên Hòa lớn thứ 2. Thủ Dầu Một lớn thứ 3. Vũng Tàu lớn thứ 4.

Chọn: D.

Xem thêm các đề thi Địa Lí 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học