Top 15 Đề thi Công nghệ 12 Giữa kì 2 năm 2025 (có đáp án)
Trọn bộ 15 đề thi Công nghệ 12 Giữa kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Công nghệ 12.
Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 12 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 12 CD
Chỉ từ 100k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 12 Giữa kì 2 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 12 Kết nối tri thức Điện Điện tử (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 12 Kết nối tri thức Lâm nghiệp Thủy sản (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 12 Cánh diều Điện Điện tử (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 12 Cánh diều Lâm nghiệp Thủy sản (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 12 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 12 CD
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
năm 2025
Môn: Công nghệ 12
(Công nghệ điện – điện tử)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (3,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1. Kĩ thuật điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến
A. thiết kế thiết bị điện tử.
B. chế tạo thiết bị điện tử.
C. thiết kế, chế tạo thiết bị điện tử.
D. thiết kế thời trang.
Câu 2. Kĩ thuật điện tử phục vụ cho
A. đời sống.
B. sản xuất.
C. đời sống và sản xuất.
D. thương mại.
Câu 3. Có mấy ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện được giới thiệu trong chương trình?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 4. Công việc của ngành thiết kế thiết bị điện tử là gì?
A. Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về kĩ thuật điện tử để tạo ra bản thiết kế mạch nguyên lí, thử nghiệm hoạt động của mạch nguyên lí, bản thiết kế mạch in và các thành phần cần thiết khác của thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra.
B. Sử dụng các dây chuyền công nghệ hoặc máy và công cụ hỗ trợ để tạo ra thiết bị điện tử vật liệu, linh kiện theo bản thiết kế ban đầu và quy trình kiểm soát chất lượng.
C. Kết nối và kiểm tra hoạt động của thiết bị điện tử riêng lẻ theo tiêu chuẩn kĩ thuật và an toàn.
D. Hoạt động duy trì chế độ làm việc bình thường của thiết bị điện đáp ứng các yêu cầu chất lượng, độ tin cậy và kinh tế.
Câu 5. Đối với điện trở có 4 vạch màu, vạch số 1 thể hiện
A. giá trị hàng chục.
B. giá trị hàng đơn vị.
C. hệ số nhân theo lũy thừa.
D. giá trị sai số.
Câu 6. Điện trở màu có mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Diode dẫn điện từ anot sang catot khi
A. UAK > 0.
B. UAK < 0.
C. UAK = 0.
D. Không phụ thuộc vào UAK.
Câu 8. Kí hiệu sau đây của diode nào?
A. Diode thường.
B. Diode ổn áp.
C. Diode thường hoặc diode ổn áp đều có kí hiệu như trên.
D. Không diode nào có kí hiệu như trên.
Câu 9. Khái niệm tín hiệu tương tự?
A. Có biên độ cố định.
B. Có biên độ biến đổi
C. Có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian.
D. Có biên độ biến đổi không liên tục.
Câu 10. Tín hiệu tương tự được phân làm mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11. Khuếch đại thuật toán có mấy lối vào?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. Khuếch đại thuật toán có mấy lối ra?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (4,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Cho các phát biểu về cuộn cảm:
a) Khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
b) Cuộn cảm được phân thành 3 loại.
c) Điện cảm biểu thị khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó.
d) Kí hiệu cảm kháng của cuộn cảm là XC
Câu 2. Cho các phát biểu về mạch tích hợp IC:
a) Khái niệm của mạch tích hợp IC là linh kiện được chế tạo bằng các công nghệ đặc biệt với độ chính xác cao, trong đó tích hợp một lượng lớn các linh kiện điện tử siêu nhỏ.
b) Cách nhận biết IC hai hàng chân là nhìn từ trên xuống, đếm từ số 1 đến số cuối theo chiều kim đồng hồ.
c) Theo đặc điểm tín hiệu xử lí, người ta chia IC thành 3 loại.
d) IC có công dụng khuếch đại.
Câu 3. Cho các phát biểu về mạch giải điều chế biên độ:
a) Tín hiệu điều chế biên độ được truyền tới nơi thu.
b) Mạch giải điều chế biên độ sử dụng diode.
c) Tín hiệu điều chế biên độ được truyền tới nơi phát.
d) Công dụng của mạch giải điều chế biên độ là khôi phục lại tín hiệu mang thông tin ban đầu.
Câu 4. Cho các phát biểu về khuếch đại thuật toán:
a) Là mạch tích hợp có hai lối vào, một lối ra, hệ số khuếch đại lớn.
b) Ở lối vào đảo của khuếch đại thuật toán có kí hiệu dấu cộng.
c) Ở lối vào đảo của khuếch đại thuật toán có kí hiệu dấu trừ.
d) Kí hiệu rút gọn của khuếch đại thuật toán:
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1 điểm). Em hãy nêu ý nghĩa của thông số 104 ghi trên tụ điện?
Câu 2. (2 điểm). Trên thân của linh kiện transistor ghi kí hiệu: A1015. Em hãy cho biết tên của nước sản xuất và phân loại (NPN hay PNP) của transistor này.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
năm 2025
Môn: Công nghệ 12
(Công nghệ lâm nghiệp – thủy sản)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (3,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1. Trong cùng điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho
A. năng suất khác nhau.
B. hiệu quả kinh tế khác nhau.
C. năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.
D. năng suất giống nhau.
Câu 2. Các cá thể của cùng một giống thường giống nhau về
A. ngoại hình.
B. thể chất.
C. sức sinh sản.
D. ngoại hình, thể chất, sức sinh sản.
Câu 3. Mùa sinh sản của cá ở miền Bắc vào thời gian
A. đầu mùa hè.
B. cuối mùa xuân.
C. cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
D. đầu mùa mưa.
Câu 4. Mùa sinh sản của cá ở miền Nam vào thời gian
A. đầu mùa hè.
B. cuối mùa xuân.
C. cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
D. đầu mùa mưa.
Câu 5. Người ta sử dụng chất kích thích sinh sản bằng cách nào?
A. Sử dụng đơn lẻ.
B. Sử dụng kết hợp một số chất kích thích sinh sản với nhau.
C. Sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp chúng với nhau tùy từng loại.
D. Đáp án khác.
Câu 6. Hormone chuyển sang giới tính cái là
A. estrogen.
B. testosterone.
C. LRHa.
D. HCG.
Câu 7. Thức ăn thủy sản gồm mấy thành phần dinh dưỡng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8. Chất khô trong thức ăn của thủy sản có:
A. Chất vô cơ.
B. Chất hữu cơ.
C. Chất vô cơ và chất hữu cơ.
D. Một số chất, ngoại trừ chất vô cơ và chất hữu cơ.
Câu 9. Ở nhiệt độ dưới 0oC, thức ăn tươi sống của thủy sản được bảo quản trong thời gian bao lâu?
A. Trên 1 năm.
B. Dưới 1 năm.
C. Dưới 6 tháng.
D. Trên 6 tháng.
Câu 10. Tại sao mỗi nhóm thức ăn cần có phương pháp bảo quản riêng?
A. Để dự trữ thức ăn.
B. Để đảm bảo chất lượng.
C. Để dự trữ và đảm bảo chất lượng.
D. Để thêm phong phú cách thức bảo quản.
Câu 11. Có mấy ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. Bước 1 của quy trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phế phụ phẩm cá tra là
A. Xử lí nguyên liệu.
B. Làm nhỏ nguyên liệu.
C. Thuỷ phân.
D. Ép viên, sấy khô.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (4,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Cho các phát biểu về bảo quản lạnh tinh trùng:
a) có vai trò ngăn cản suy giảm chất lượng di truyền do lai cận huyết trong thuỷ sản.
b) có thể thực hiện bằng ba phương pháp.
c) thời gian bảo quản dài hạn có thể lên tới 1 năm.
d) bảo quản ngắn hạn trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 °C đến 4 °C.
Câu 2. Vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản:
a) là căn cứ để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng loài.
b) thức ăn hỗn hợp giúp động vật thủy sản hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
c) tảo xanh thuộc nhóm chất bổ sung.
d) thức ăn tươi sống có hàm lượng protein cao.
Câu 3. Cho các phát biểu về chế biến thức ăn thủy sản.
a) Chế biến thủ công có thời gian bảo quản dài.
b) Thực hiện ở quy mô nhỏ.
c) Chế biến thức ăn công nghiệp có thời gian bảo quản dài.
d) quy trình chế biến thức ăn công nghiệp gồm có 4 bước.
Câu 4. Chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phế phụ phẩm cá tra:
a) Phế phụ phẩm cá tra chiếm khoảng 60% cơ thể cá.
b) Phế phụ phẩm cá tra chứa nhiều loại protein khác nhau.
c) Quy trình chế biến được tiến hành theo 4 bước.
d) Cần làm khô nguyên liệu trước khi nghiền thành bột.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1 điểm). Sử dụng hóa chất như thế nào để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản ở địa phương em?
Câu 2. (2 điểm). Vì sao phải khử trùng con giống trước khi thả vào nơi nuôi?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: Công nghệ 12
(Công nghệ điện – điện tử)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (3,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1. Kĩ thuật điện tử liên quan đến vấn đề
A. linh kiện điện tử.
B. vi mạch.
C. vi điều khiển.
D. linh kiện điện tử, vi mạch, vi điều khiển.
Câu 2. Kĩ thuật điện tử phục vụ cho
A. sản xuất.
B. đời sống.
C. sản xuất và đời sống.
D. đáp án khác.
Câu 3. Người thực hiện trong nghề thiết kế thiết bị điện tử là ai?
A. Kĩ sư điện tử.
B. Kĩ thuật viên điện tử.
C. Kĩ sư điện tử, kĩ thuật viên điện tử.
D. Thợ điện tử.
Câu 4. Máy móc chuyên dụng sử dụng trong sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử là
A. máy khoan.
B. máy tạo mạch in.
C. hàn thiếc tự động.
D. máy khoan, máy tạo mạch in, hàn thiếc tự động.
Câu 5. Đơn vị điện cảm là
A. Ôm.
B. Henry.
C. Vôn.
D. Ampe.
Câu 6. Công thức tính cảm kháng
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 7. Ý nghĩa của giá trị điện trở là gì?
A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
B. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của tụ điện.
C. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của cuộc cảm.
D. Cho biết mức độ cản trở điện áp của điện trở.
Câu 8. Công dụng của cuộn cảm là gì?
A. Dẫn dòng một chiều.
B. Dẫn dòng xoay chiều.
C. Chặn dòng một chiều.
D. Dẫn dòng một chiều và xoay chiều.
Câu 9. Tín hiệu tương tự là tín hiệu có đặc điểm nào sau đây?
A. Biên độ cố định.
B. Biên độ biến đổi liên tục theo thời gian.
C. Biên độ biến đổi không liên tục theo thời gian.
D. Tần số biến đổi liên tục theo thời gian.
Câu 10. Tín hiệu tương tự được biểu diễn thông qua
A. điện áp.
B. dòng điện.
C. điện áp hoặc dòng điện.
D. tần số.
Câu 11. Khuếch đại thuật toán có
A. 1 đầu vào, 1 đầu ra.
B. 1 đầu vào, 2 đầu ra.
C. 2 đầu vào, 1 đầu ra.
D. 2 đầu vào, 2 đầu ra.
Câu 12. Khuếch đại thuật toán được ứng dụng trong mạch nào?
A. Mạch khuếch đại
B. Mạch khuếch đại, mạch cộng
C. Mạch khuếch đại, mạch cộng, mạch trừ
D. Mạch khuếch đại, mạch cộng, mạch trừ, mạch so sánh.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (4,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Cho các phát biểu về ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử:
a) Công việc thiết kế tiến hành ở môi trường có địa hình khắc nghiệt.
b) Công nghệ sản xuất theo dây chuyền được ứng dụng để chế tạo các thiết bị điện tử.
c) Vận hành các máy sản xuất do thợ điện tử thực hiện.
d) Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử định kì hoặc khi có sự cố.
Câu 2. Cho các phát biểu về linh kiện điện tử tích cực:
a) Diode sử dụng trong mạch chỉnh lưu, ổn áp.
b) Điện áp ngược lớn nhất là trị số điện áp nhỏ nhất cho phép đặt lên hai cực của diode mà vẫn đảm bảo an toàn, diode không bị đánh thủng.
c) Transistor có ba lớp vật liệu bán dẫn.
d) Cách xác định chân của IC một hàng chân: chân số 1 là chân ngoài cùng bên trái, các chân tiếp theo lần lượt từ trái qua phải.
Câu 3. Cho các phát biểu về mạch khuếch đại tín hiệu:
a) Làm tăng cường biên độ tín hiệu.
b) Làm thay đổi dạng tín hiệu.
c) Mạch khuếch đại âm thanh sử dụng transistor.
d) Hệ số khuếch đại của mạch được kí hiệu k.
Câu 4. Cho các phát biểu về khuếch đại thuật toán:
a) Hệ số khuếch đại có thể lên đến 106.
b) Khi có tín hiệu đưa đến đầu vào đảo thì tín hiệu ra cùng dấu với tín hiệu vào.
c) Đầu vào đảo có kí hiệu dấu “-”.
d) Ura là kí hiệu của điện áp ra.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1 điểm). Một tụ điện có thông số 100 µF/450 V. Em hãy giải thích ý nghĩa của các thông số đó.
Câu 2. (2 điểm). Trình bày chức năng, hoạt động, ứng dụng của mạch điều chế?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: Công nghệ 12
(Công nghệ lâm nghiệp – thủy sản)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (3,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1. Giống thủy sản có mấy vai trò chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Giống thủy sản có vai trò nào sau đây?
A. Quyết định năng suất nuôi trồng.
B. Quyết định chất lượng sản phẩm nuôi trồng.
C. Quyết định năng suất nuôi trồng và quyết định chất lượng sản phẩm nuôi trồng.
D. Đáp án khác.
Câu 3. Tuổi thành thục lần đầu của cá là
A. sau 3 năm.
B. sau 1 năm.
C. sau 6 tháng.
D. tùy thuộc vào từng loài.
Câu 4. Loài cá nào sinh sản lần đầu sau 3 năm?
A. Cá trôi.
B. Cá trắm.
C. Cá tra.
D. Cá trôi, cá trắm, cá tra.
Câu 5. Thức ăn nào sau đây có nguồn gốc động vật?
A. Bột cá.
B. Trùn chỉ.
C. Bột cá, trùn chỉ.
D. Động vật phù du.
Câu 6. Loại thức ăn nào có hàm lượng protein cao?
A. Thức ăn có nguồn gốc động vật.
B. Thức ăn tươi sống.
C. Thức ăn có nguồn gốc động vật, thức ăn tươi sống
D. Thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Câu 7. Có mấy phương pháp chế biến thức ăn thủy sản phổ biến?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8. Đâu là phương pháp chế biến thức ăn thủy sản phổ biến?
A. Chế biến thủ công.
B. Chế biến công nghiệp.
C. Chế biến thủ công, chế biến công nghiệp.
D. Chế biến tổng hợp.
Câu 9. Khung lồng nuôi cá rô phi có dạng hình gì?
A. Hình vuông.
B. Hình chữ nhật.
C. Hình tròn.
D. Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.
Câu 10. Kích thước khung lồng nuôi cá rô phi dạng hình vuông
A. 3m × 3m × 3m.
B. 4m × 4m × 4m.
C. 5m × 5m × 5m.
D. 3m × 4m × 5m.
Câu 11. Tuổi yêu cầu đối với người lao động làm việc tại cơ sở nuôi thủy sản?
A. 15 tuổi.
B. 16 tuổi trở lên.
C. 20 tuổi trở lên.
D. 18 tuổi trở lên.
Câu 12. Thời gian nghỉ giữa 2 vụ nuôi tối thiểu là bao lâu?
A. 30 ngày.
B. 10 ngày.
C. 20 ngày.
D. 3 ngày.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (4,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản:
a) Thức ăn hỗn hợp được sản xuất bằng quy trình công nghệ cao gọi là thức ăn công nghiệp.
b) Thức ăn tươi sống là thức ăn ở dạng tươi hoặc sống.
c) Thức ăn tươi sống có hàm lượng dinh dưỡng thấp.
d) Nguyên liệu thức ăn được thêm vào để chế biến thành thức ăn thủy sản.
Câu 2. Cho các phát biểu về bảo quản thức ăn hỗn hợp:
a) Tránh nước và ánh sáng trực tiếp.
b) Đóng bao, xếp cách tường từ 1m trở lên.
c) Phân loại riêng thức ăn khác nhau.
d) Không nên bảo quản quá 3 tháng.
Câu 3. Kĩ thuật nuôi ghêu bến tre trên bãi triều:
a) Tỉ lệ cát chiếm khoảng 30%.
b) Nền đáy dốc.
c) Chọn nghêu giống màu sáng.
d) Mùa vụ thả gnhee từ tháng 5 đến tháng 6.
Câu 4. Cho các phát biểu về VietGAP trong nuôi trồng thủy sản:
a) Bước 2 của quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP là chuẩn bị cơ sở nuôi.
b) Công việc cuối cùng trong quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP là kiểm tra nội bộ.
c) Lợi ích đối với cơ sở chế biến thủy sản là giảm chi phí ở các công đoạn.
d) Biết rõ nguồn gốc sản phẩm.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1 điểm). Vì sao không nên đặt lồng nuôi cá ở nơi có nước chảy mạnh?
Câu 2. (2 điểm). Vì sao nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP không gây ô nhiễm môi trường?
Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 12 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 12 CD
Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 12 (sách cũ)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12