Top 22 Đề thi Ngữ Văn 11 Học kì 1 có đáp án
Phần dưới là danh sách Top 22 Đề thi Ngữ Văn 11 Học kì 1 có đáp án, cực sát đề thi chính thức gồm đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, đề thi giữa kì, đề thi học kì. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn lớp 11.
- Đề kiểm tra 15 phút Văn 11 Học kì 1 có đáp án (10 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 11 Học kì 1 có đáp án (10 đề)
- Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 11 Học kì 1 có đáp án (10 đề)
- Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 11 Học kì 1 có đáp án (10 đề)
- Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 11 Học kì 1 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Học kì 1 Văn 11 có đáp án (10 đề)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề bài: Tóm tắt truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Huấn Cao là nhân vật chính trong “Chữ người tử tù”, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Trong thời gian giam giữ trong ngục tù, ông cương trực và bất khuất. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao như dọn dẹp chỗ ở, dọn đồ ăn ngon nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường.Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù, cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử khi cả tù nhân và kẻ trọng tội không còn có sự phân biệt, họ hướng đến tình yêu nghệ thuật. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 45 phút
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.
(Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?
Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Phần I: Đọc hiểu:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
Câu 3:
- Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận
- Hiệu quả NT:
+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm
+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau
Câu 4: Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.
(HS lựa chọn nêu quan điểm và lí giải được quan điểm đã nêu – GV linh hoạt khi chấm bài)
Phần II: Làm văn
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Không gian phố huyện lúc đêm khuya: Bóng tối tối dày đặc bao trùm lên phố huyện đối lập với ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh. Thế giới bóng tối cũng chính là cuộc sống tăm tối và tù túng đang bao phủ con người
- Cuộc sống của con người nghèo khó, bấp bênh, bế tắc. Nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua:
* Khi tàu đến:
Từ xa: sự xuất hiện của người gác ghi. Ngọn lửa xanh biếc, một làn khói bừng sáng. Tiếng còi vang lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ
Đến gần:Tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới; lố nhố những người, các cửa kính sang trọng. các toa đèn sáng trưng, sang trọng, đồng và kền lấp lánh.
→ Tâm trạng vui mừng, hân hoan, hạnh phúc. Chuyến tàu tới làm cho phố huyện bừng sáng. Ánh sáng và âm thanh náo nhiệt của đoàn tàu đã phá vỡ màn đêm mênh mông và tịch mịch của phố huyện.
* Tàu đi qua:
- Những đốm than đỏ, chiếc đèn xanh... khuất sau rặng tre. Phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối
→ nuối tiếc, lặng theo mơ tưởng về Hà Nội.
Đoàn tàu là biểu tượng về một thế giới tươi sáng và tốt đẹp hơn trong ước mơ của những người dân nơi phố huyện nghèo.
Tâm trạng của Liên:
- Gần gũi với thiên nhiên, với phố huyện
- Nhớ những kỉ niệm về Hà Nội - “một vùng sáng rực và lấp lánh”
- Cảm thông, dõi theo cuộc sống của những mảnh đời nghèo khổ nơi phố huyện
- Cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua – sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya
- Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, đôn hậu.
- Chờ đợi đoàn tàu trong niềm nuối tiếc về quá khứ, về Hà Nội, những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp, sung túc khi xưa; ước mơ về một thế giới khác đi qua, rực rỡ, vui tươi, tràn đầy âm thanh và ánh sáng.
* Nghệ thuật: Nghệ thuật đối lập, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu...
Kết thúc vấn đề: qua nhân vật Liên nhà văn bày tỏ sự xót thương sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, cơ cực; sự đồng cảm, trân trọng với ước mơ, khát vọng của con người.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra tập làm văn số 1 - Học kì 1
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề bài: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm: học đi đôi với hành.
a. Mở bài
– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.
– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.
– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.
b. Thân bài
Giải thích khái niệm:
– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiếu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…
– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.
– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.
Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:
- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:
+ Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…
+ Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…
- Mục đích của việc học:
+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.
+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.
+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.
- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:
+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học dóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
+ Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.
→ Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
Mở rộng, nâng cao vấn đề:
– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.
– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kỉ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.
– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
+ Nếu hành mà không học thì số thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.
c. Kết bài
– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.
– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.
Xem thêm các Đề thi Ngữ Văn 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)