Đề cương ôn tập Hoá học 11 Học kì 1 có lời giải (sách mới)



Bộ đề cương ôn tập Hoá học 11 Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Hóa 11 Học kì 1.

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1 khi kết thúc nội dung: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ.

- Thời gian làm bài: 45 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm (7,0 điểm): 28 câu, mỗi câu 0,25 điểm.

(16 câu ở mức độ nhận biết × 0,75 phút/câu = 12 phút; 12 câu ở mức độ thông hiểu × 1 phút/câu = 12 phút; tổng thời gian làm phần trắc nghiệm khoảng 24 phút).

+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 02 câu, 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1-2 câu, 1,0 điểm).

+ Nội dung nửa đầu học kì 1: khoảng 30% (3,0 điểm)

+ Nội dung nửa học kì sau: khoảng 70% (7,0 điểm).

A. CÁC DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG HOÁ HỌC

Câu 1:Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

A. phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.

B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.

D. xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A. CO2.                 

B. NaOH.              

C. H2O.                 

D. H2S.

Câu 3: Viết biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng sau:

CH3COOH(l) + C2H5OH(l) ⇌CH3COOC2H5(l) + H2O(l)

A. KC=[CH3COOC2H5].[H2O][CH3COOH].[C2H5OH].

B.KC=[CH3COOC2H5][CH3COOH].[C2H5OH].

C. KC=[CH3COOH].[C2H5OH][CH3COOC2H5].[H2O].

D.KC=[CH3COOH].[C2H5OH][CH3COOC2H5].

Câu 4:Cho phương trình:NH3 + H2O ⇌NH4+ + OH-

Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base?

A. NH3.                 

B. H2O.                 

C. NH4+.

D. OH.

Câu 5:Theo thuyết Bronsted – Lowry, dãy các chất nào sau đây là acid?

A. Fe2+, HCl, PO43.

B. CO32-, SO32-, PO43.

C. Na+, H+, Al3+.                                  

D. Fe3+, Ag+, H2CO3.  

Câu 6: Cho cân bằng hoá học: H2 (g) + I2 (g) ⇌2HI (g)ΔrH298o> 0.

Cân bằng không bị chuyển dịch khi

A. tăng nhiệt độ của hệ.

B. giảm nồng độ HI.

C. tăng nồng độ H2.

D. giảm áp suất chung của hệ

Câu 7: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO (g) + H2O (g) ⇌CO2 (g) + H2 (g)ΔrH298o < 0.

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là

A. (1), (4), (5).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 8: Cho cân bằng hoá học sau: H2g+I2gt0 2HIgΔrH2980=9,6kJ

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.

B. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch.

C. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H2, hoặc I2 thì giá trị hằng số cân bằng tăng.

D. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Câu 9: Giá trị pH của dung dịch HCl 0,001M là

A.3.

B. 11.

C. 12.

D. 2.

Câu 10: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

A. (3), (2), (4), (1).

B. (4), (1), (2), (3).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (2), (3), (4), (1).

Câu 11: Để xác định nồng độ của một dung dịch NaOH, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch NaOH này cần 12 mL dung dịch HCl. Nồng độ của dung dịch NaOH trên là

A.0,1.

B. 1,2.

C. 0,12.

D. 0,012.

CHƯƠNG 2: NITROGEN – SULFUR

NITROGEN - HỢP CHẤT NITROGEN

Câu 12: Đặc điểm cấu tạo của phân tử N2

A. có 1 liên kết ba.

B. có 1 liên kết đôi.

C. có 2 liên kết đôi.

D. có 2 liên kết ba.

Câu 13: Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?

A. O2.

B. NO.

C. CO2.

D. N2.

Câu 14: Vị trí của nguyên tố N (Z = 7) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. ô số 7, chu kì 3, nhóm VA.

B. ô số 3, chu kì 2, nhóm VIA.

C. ô số 7, chu kì 2, nhóm VIA.

D. ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.

Câu 15: Trong phản ứng: N2(g) + 3H2(g)⇌2NH3(g). N2 thể hiện

A. tính khử.

B. tính oxi hóa.

C. tính base.

D. tính acid.

Câu 16: Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí

A. CO.

B. NO.

C. SO2.

D. CO2.

Câu 17: Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do

A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.

B. nitrogen có độ âm điện lớn.

C. phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững.

D. phân tử nitrogen không phân cực.

Câu 18: Trong các phản ứng, N2 vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử là do trong N2 nguyên tử N có

A. số oxi hóa trung gian.                      

B. số oxi hóa cao nhất.

C. số oxi hóa thấp nhất

D. hóa trị trung gian.

Câu 19: Quá trình tạo đạm nitrate từ nitrogen trong tự nhiên được mô tả theo sơ đồ sau:

N2(1)+X NO (2)+X NO2(3)+X + H2O HNO3 H++ NO3-

Công thức của X là

A. Cl2.

B. O2.

C. H2.

D. CO2.

AMMONIA - MUỐI AMMONIUM

Câu 20: Trong ammonia, nitrogen có số oxi hóa là

A. +3.

B. −3.

C. +4.

D. +5.

Câu 21: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ ẩmvào bình đựng khí ammonia là

A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. giấy quỳ mất màu.

D. giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 22: Vai trò của NH3 trong phản ứng 4NH3+ 5O2to,  Pt 4NO + 6H2O

A. chất khử.

B. acid.

C. chất oxi hóa.

D. base.

Câu 23: Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là

A. NH3.

B. H2.

C. NO2

D. NO.

Câu 24: Phát biểu không đúng là

A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.

B. Khí NH3 nặng hơn không khí.

C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.

D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.

Câu 25: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein.

Đề cương ôn tập Hoá học 11 Học kì 1 có lời giải (sách mới)

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là

A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.

B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.

C. Nước phun vào bình và không có màu.

D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.

Câu 26: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện

A. khói màu trắng.

B. khói màu tím.

C. khói màu nâu.

D. khói màu vàng.

Câu 27: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với NH3

A. HCl(aq), O2(g, to), AlCl3(aq).

B. H2SO4(aq), H2S(g), NaOH(aq).

C. HCl(aq), FeCl3(aq), Na2CO3(aq).

D. HNO3(aq), H2SO4(aq), NaOH(aq).

Câu 28: Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia?

A. Dung dịch H2SO4 đặc.

B. P2O5 khan.

C. MgO khan.

D. CaO khan.

LƯU HUỲNH VÀ SULFUR DIOXIDE

MỨC ĐỘ BIẾT

Câu 29: Số oxi hóa thấp nhất của nguyên tử sulfur (S) trong hợp chất là

A. −1.

B. +4.

C. +6.

D. −2.

Câu 30: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sulfur?

A. Chất rắn màu vàng.

B. Không tan trong nước.

C. Có tnc thấp hơn ts của nước.

D. Tan nhiều trong benzene.

................................

................................

................................




Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học