Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức



Bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Hóa 11 Học kì 1.

Đề cương ôn tập Hóa học 11 Học kì 1 Kết nối tri thức có 3 Chương trong đó gồm hai phần: tóm tắt lý thuyết và nội dung ôn tập của các chương:

- Chương 1: 32 câu hỏi trắc nghiệm và 5 bài tập tự luận;

- Chương 2: 40 câu hỏi trắc nghiệm và 5 bài tập tự luận;

- Chương 3: 17 câu hỏi trắc nghiệm và 4 bài tập tự luận;

A. CẤU TRÚC

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1 khi kết thúc nội dung: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ.

- Thời gian làm bài: 45 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm (7,0 điểm): 28 câu, mỗi câu 0,25 điểm.

(16 câu ở mức độ nhận biết × 0,75 phút/câu = 12 phút; 12 câu ở mức độ thông hiểu × 1 phút/câu = 12 phút; tổng thời gian làm phần trắc nghiệm khoảng 24 phút).

+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 02 câu, 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1-2 câu, 1,0 điểm).

+ Nội dung nửa đầu học kì 1: khoảng 30% (3,0 điểm)

+ Nội dung nửa học kì sau: khoảng 70% (7,0 điểm).

B. BÀI TẬP ÔN TẬP

I. TRẮC NGHIỆM

Chương 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

Câu 1. Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau ở cùng điều kiện.

(2) Chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch.

(3) Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.

(4) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.

(5) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.

(6) Sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch 2NO2  N2O4 không phụ thuộc sự thay đổi áp suất.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                           

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Phản ứng chỉ có thể diễn ra theo 1 chiều.

B. Tại 1 thời điểm chỉ có thể diễn ra 1 chiều của phản ứng.

C. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch diễn ra lần lượt.

D. Phản ứng có thể diễn ra đồng thời theo cả 2 chiều: thuận và nghịch.

Câu 3. Một phản ứng hoá học được biểu diễn như sau: Các chất phản ứng Các sản phẩm.

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?

A. Chất xúc tác.                                               

B. Nồng độ các chất phản ứng.

C. Nồng độ các sản phẩm.                             

D. Nhiệt độ.

Câu 4. Cân bằng hóa học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi:

A. Tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch.

B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

C. Tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch.

D. Tốc độ phản ứng thuận bằng k lần tốc độ phản ứng nghịch.

Câu 5. Sự chuyển dịch cân bằng là

A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận

B. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch

C. Chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác

D. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và nghịch

Câu 6. Cho phương trình hoá học : N2 (g) + O2 (g)  2NO (g);    ∆H > 0

Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên?

A. Nhiệt độ và nồng độ.                                 

B. Áp suất và nồng độ.

C. Nồng độ và chất xúc tác.                           

D. Chất xúc tác và nhiệt độ.

Câu 7. Hằng số cân bằng KC của phản ứng chỉ phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ                

B. Xúc tác                  

C. Nồng độ                 

D. Áp suất

Câu 8. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là:

A. Sự biến đổi chất.                                        

B. Sự chuyển dịch cân bằng.

C. Sự biến đổi vận tốc phản ứng.                  

D. Sự biến đổi hằng số cân bằng.

Câu 9. Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 3,2.108 thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn là:

A. Phản ứng thuận.                                          

B. Bằng nhau.

C. Phản ứng nghịch                                        

D. Không xác định được.

Câu 10. Cho phản ứng hoá học sau: Br2(g) + H2(g) ⇌ 2HBr(g)

Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng trên là

Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức

Câu 11. Cho phản ứng hoá học sau: PCl3(g) + Cl2(g) ⇌ PCl5(g)

Ở T0C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức; Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức

Hằng số cân bằng KC của phản ứng tại T°C là

A. 1,68.                       

B. 48,16.                     

C. 0,02.                              

D. 16,95.

................................

................................

................................

Chương 2. NITROGEN-SULFUR

Câu 1. Khí nitrogen chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

A. 76%.

B. 77%.

C. 78%.

D. 79%.

Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen?

A. Bảo quản thực phẩm.

B. Bảo quản mẫu vật.

C. Trộn lẫn, pha loãng xăng.

D. Thay thế khí trơ trong hóa học.

Câu 3. Trong khí quyển nitrogen tồn tại chủ yếu ở dạng?

A. Đơn chất

B. Hợp chất vô cơ.

C. Hợp chất hữu cơ.

D. Ion.

Câu 4. Khi có sấm sét, nitrogen tác dụng với oxygen tạo ra chất nào sau đây?

A. NO2 

B. HNO3.

C. N2O. 

D. NO.

Câu 5. Trong phản ứng nào sau đây, nitrogen thể hiện tính khử?

A. N+ 3H⇌ 2NH3 

B. N2 + 6Li 2Li3N

C. N2 + O2 ⇌ 2NO

D. N2 + 3Mg Mg3N2

Câu 6. Khí N2 tác dụng với dãy chất nào sau đây?

A. Cl2 và O2

B. H2 và Cl2

C. H2 và CO2 

D. H2 và O2

Câu 7. Vì sao nitrogen lỏng có thể được sử dụng để làm lạnh nhanh?

A. Vì nitrogen lỏng phá hủy cấu trúc vật chất, sinh ra chất làm lạnh.

B. Vì nitrogen lỏng làm chết vi khuẩn phân hủy vật chất.

C. Vì nitrogen hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp.

D. Vì nitrogen có tính oxi hóa vô cùng mạnh.

Câu 8. Nitrogen lỏng có thể gây

A. Bỏng lạnh.

B. Đóng băng.

C. Ăn mòn.

D. Xuất huyết.

Câu 9. Khí không màu hóa nâu trong không khí là

A. N2O.

B. NO. 

C. NH3.

D. NO2.

Câu 10. Ở điều kiện thường, không tồn tại hỗn hợp khí

A. N2, O2.                   

B. NO, O2.                  

C. N2, CO2.                 

D. N2, H2.

Câu 11. Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) S + O2 → SO2

(2) S + 3F2 → SF6

(3) S + Hg → HgS

(4) S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

A. 3.                            

B. 2.                            

C. 4.                             

D. 1.

................................

................................

................................

CHƯƠNG 3: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Câu 1. Trong các hợp chất sau, chất nào không phải là hợp chất hữu cơ?

A. (NH4)2CO3.           

B. CH3COONa.          

C. CH3Cl.                   

D. C6H5NH2.

Câu 2. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu

A. các hợp chất của carbon.

B. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2).

C. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, muối carbonate, xyanide, carbide,…).

D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống.

Câu 3.Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. nhất thiết phải có carbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P, ...

B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.

C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P, ...

Câu 4. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết cho - nhận.

D. liên kết hiđro.

Câu 5. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:

A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.

Câu 6. Dẫn xuất hydrocarbon là các hợp chất mà thành phần nguyên tố

A. chỉ có C và H.

B. gồm có C, H và O.

C. ngoài C còn có các nguyên tố khác.

D. ngoài C và H còn các nguyên tố khác.

Câu 7. Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. CO2, CaCO3.

B. CH3Cl, C6H5Br.

C. NaHCO3, NaCN.

D. CO, CaC2.

Câu 8. Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6.

B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.

C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl.

D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.

Câu 9. Các chất hữu cơ thường có đặc điểm chung là

A. phân tử luôn có các nguyên tố C, H và O.

B. có nhiệt độ nóng chảy cao.

C. khả năng phản ứng chậm và không theo một hướng xác định.

D. khó bị phân hủy dưới tác dụng nhiệt.

Câu 10. Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường

A. cần đun nóng và có xúc tác.

B. có hiệu suất cao.

C. xảy ra rất nhanh.

D. tự xảy ra được.

Câu 11.Nhóm chức – NH2 thuộc loại hợp chất nào sau đây?

A.Carboxylic acid.   

B. Amine.                   

C. Alcohol.                 

D. Ketone.

................................

................................

................................

Xem thêm đề cương ôn tập Hóa học 11 Kết nối tri thức có lời giải hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học