Phản ứng thủy phân của muối



Chuyên đề: Sự điện li

Phản ứng thủy phân của muối

I. Phương pháp giải

+ Viết phương trình điện li các chất tạo thành ion, nhận xét khả năng thủy phân trong nước của các ion vừa tạo thành.

+ Ion gốc của axit yếu thủy phân trong nước tạo môi trường bazơ.

+ Ion gốc của bazơ yếu thủy phân trong nước tạo môi trường axit.

+ Ion gốc của axit mạnh và ion gốc của bazơ mạnh không bị thủy phân trong nước, đóng vai trò trung tính.

II. Ví dụ

Bài 1: Giải thích môi trường của các dung dịch muối: NH4Cl; Fe2(SO4)3; KHSO4; NaHCO3; K2S; Ba(NO3)2; CH3COOK.

Trả lời

+ NH4Cl → NH4+ + Cl-

NH4+ + H2O ⇌ NH3 + OH-

=> Môi trường bazơ

+ Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO4-

Fe3+ + H2O ⇌ Fe(OH)3+ + H+

=> Môi trường axit

+ KHSO4 → K+ + HSO4-

HSO4- + H2O ⇌ SO42- + H3O+

=> Môi trường axit

+ NaHCO3 → Na+ + HCO3-

HCO3- + H2O ⇌ CO32- + H3O+

HCO3- + H2O ⇌ H2CO3 + OH-

=>Môi trường trung tính

+ K2S → 2K+ + S2-

S2- + H2O ⇌ HS- + OH-

=> môi trường bazơ

+ Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-

=> Môi trường trung tính

+ CH3COOK → CH3COO- + K+

CH3COO- + H2O ⇌ CH3COOH + OH-

=> Môi trường bazơ.

Bài 2: Chỉ dung quỳ tím nhận biết các dung dịch sau:

a) HCl, Na2SO4, Na2CO3, Ba(OH)2, FeCl3

b) H2SO4, HNO3, NH4Cl, Ba(NO3)2, NaOH, Ba(OH)2.

Trả lời

a)

HClFeCl3Na2SO4Na2CO3Ba(OH)2
Quỳ tímđỏđỏtímxanhxanh
Na2SO4___↓ trắng
Ba(OH)2_↓ nâu đỏ

Phương trình phản ứng:

Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH

Ba(OH)2 + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + BaCl2

b)

H2SO4HNO3NH4ClBa(NO3)2NaOHBa(OH)2
Quỳ tímđỏđỏđỏtímxanhxanh
Ba(NO3)2↓ trắng_____
H2SO4___↓ trắng
Ba(OH)2_

Phương trình phản ứng:

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + HNO3

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O

Ba(OH)2 + NH4Cl → BaCl2 + NH3↑ + H2O

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. HCl.                 

B. Na2SO4.                      

C. Ba(OH)2.          

D. HClO4.

Câu 2: Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết các chất sau: Ba(OH)2; NH4HSO4; BaCl2; HCl; NaCl; H2SO4 đựng trong 6 lọ bị mất nhãn là 

A. dung dịch H2SO4.                 

B. dung dịch AgNO3.                

C. dung dịch NaOH.      

D. quỳ tím.

Câu 3: Dung dịch chất nào dưới đây có pH > 7?

A. NaHCO3.    

B. Cu(NO3)2.    

C. KCl.    

D. SnCl2.

Câu 4: Dung dịch chất nào dưới đây có pH < 7?

A. KNO3.    

B. Cu(NO3)2.    

C. CH3COONa.    

D. NaNO2.

Câu 5: Dung dịch chất nào dưới đây có pH > 7?

A. NaCl.    

B. Na2SO4.    

C. Na2CO3.    

D. NaNO3.

Câu 6: Cho các muối sau: CuSO4; KCl; NH4NO3; (NH4)2S; Na2SO4; K2CO3; Al2(SO4)3; Fe(NO3)3. Có bao nhiêu muối bị thủy phân khi hòa tan vào nước?

A. 3.    

B. 4.    

C. 5.    

D. 6.

Câu 7: Cho vào mỗi ống dung dịch sau đây một mẩu quỳ tím: KCl (1); NH4NO3 (2); NaHSO4 (3); Na2S (4); CH3COONa (5). Nhận xét đúng là

A. (1); (2) không làm đổi màu quỳ tím.

B. (3); (5) làm quỳ tím hóa xanh.

C. (2); (3) làm quỳ tím hóa đỏ.

D. (1); (5) làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 8: Trong các dung dịch sau đây: K2CO3; KCl; CH3COONa; NH4Cl; NaHSO4; Na2S. Có bao nhiêu dung dịch có pH > 7?

A. 3                   

B. 4                       

C. 2                                 

D. 5

Câu 9: Cho các dung dịch muối: Na2CO3 (1); NaNO3 (2); NaNO2 (3); NaCl (4); Na2SO4 (5); CH3COONa (6); NH4HSO4 (7); Na2S (8). Những dung dịch muối làm quỳ hoá xanh là

A. (1); (3); (5); (6).     

B. (2); (5); (6); (7).     

C. (1); (2); (3); (4).     

D. (1); (3); (6); (8).

Câu 10: Muối nào cho dưới đây là muối acid?

A. Na2CO3.                        

B. CH3COONa.                

C. Na2SO4.                        

D. Na2HPO4.

Tham khảo các bài Chuyên đề 1 Hóa 11 khác:


chuyen-de-su-dien-li.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học