Axit - bazơ - chất lưỡng tính theo Areniut và Bronsted; Hằng số phân li axit yếu (Ka) và bazơ yếu (Kb)



Chuyên đề Sự điện li

I. Phương pháp giải

- Nắm chắc định nghĩa về axit, bazo, muối, lưỡng tính.
Thuyết Arêniut (thuyết điện li)Thuyết Bronstêt (thuyết proton)

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+

HCl → H+ + Cl-

Axit là chất nhường proton H+.

HCl + H2O → H3O+ + Cl+

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra OH-

NaOH → OH- + Na+

Bazơ là chất nhận proton H+ NH3 + H2O ⇌ NHH4+ + OH-
Hiđroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li theo bazơChất lưỡng tính vừa có thể nhường proton, vừa có thể nhận proton .

II. Ví dụ

Bài 1: Theo thuyết axit-bazơ của Bronsted, các chất sau giữ vai trò là axit – bazơ - lưỡng tính - trung tính: HSO4-, H2PO4-, PO43-, NH3, S2-, Na+ , Al3+, Cl- , CO32- , NH4+, HS-.

Trả lời

- Axit: NH4+, HSO4+, Al3+

NH4+ + H2O ⇌ NH3 + H3O+

HSO4- + H2O ⇌ SO42- + H3O+

Al3+ + H2O ⇌ [Al(OH)]2+ + H+

- Bazơ: PO43-, NH3, S2-, CO32-

PO42- + H2O ⇌ HPO4- + OH-

NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH-

S2- + H2O ⇌ HS- + OH-

CO32- + H2O ⇌ HCO3- + OH-

- Lưỡng tính: H2PO4-, HS-

H2PO4- + H2O ⇌ H3PO4 + OH-

H2PO4- + H2O ⇌ HPO42- + H3O+

HS- + H2O ⇌ H2S + OH-

HS- + H2O ⇌ S2- + H3O+

- Trung tính: Na+, Cl-

Bài 2: Từ quan điểm axit-bazơ của Bronsted, hãy cho biết tính axit, bazơ, trung tính hay lưỡng tính của các dung dịch sau: NaCl, Na2S, NaHCO3, Cu(NO3)2. NH4Cl, CH3COOK, Ba(NO3)2, Na2CO3.

Trả lời

- Dung dịch có tính axit: Cu(NO3)2, NH4Cl.

+ Cu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO3-

Cu2+ + H2O ⇌ [Cu(OH)]+ + H+

+ NH4Cl → NH4+ + Cl-

NH4+ + H2O ⇌ NH3 + H3O+

- Dung dịch có tính bazơ: Na2S, CH3COOK.

+ Na2S → 2Na+ + S2-

S2- + H2O ⇌ HS- + OH-

+ CH3COOK → CH3COO- + K+

CH3COO- + H2O ⇌ CH3COOH + OH-

- Dung dịch có tính lưỡng tính: NaHCO3.

+ NaHCO3 → Na+ + HCO3-

HCO3- + H2O ⇌ H2CO3 + OH-

HCO3- + H2O ⇌ CO32- + H3O+

- Dung dịch trung tính: NaCl, Ba(NO3)2

NaCl → Na+ + Cl-

Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Trong dung dịch nước, cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thuỷ phân, còn cation kim loại trung bình và yếu bị thuỷ phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thuỷ phân tạo môi trường base. Dung dịch muối nào sau đây có pH > 7?

A. KNO3.

B. K2SO4.

C. Na2CO3.

D. NaCl.

Câu 2: Theo thuyết Arrhenius thì chất nào sau đây là acid?

A. HCOONa.        

B. NaCl.      

C. LiOH.    

D. HCl.

Câu 3: Theo Arrhenius, hydroxide nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Zn(OH)2                          

B. Pb(OH)2.                 

C. Al(OH)3.                 

D. Tất cả.

Câu 4: Nhóm các muối nào sau đây đều có phản ứng thủy phân?

A. Na2CO3; NaCl; NaNO3.                               

B. CuCl2; CH3COONa; KNO3.

C. Na2SO4; KNO3; AlCl3.                                 

D. CuCl2; CH3COONa; NH4Cl.

Câu 5: Trong các dung dịch sau: Na2CO3; KCl; CH3COONa; NH4Cl; NaHSO4; C6H5ONa. Số dung dịch có pH > 7 là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6: Chỉ dùng quỳ tím, có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt nào sau đây?

A. HCl; NaNO3; Ba(OH)2.

B. H2SO4; HCl; KOH.

C. H2SO4; NaOH; KOH.   

D. Ba(OH)2; NaCl; H2SO4.

Câu 7: Dung dịch có pH = 7 là

A. NH4Cl.          

B. CH3COONa.

C. C6H5ONa.          

D. KClO3.

Câu 8: Khi hòa tan trong nước, chất làm cho quỳ tím chuyển màu xanh là

A. NaCl.          

B. NH4Cl.

C. Na2CO3.          

D. FeCl3.

Câu 9: Các dung dịch có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ (hồng) là

A. CH3COOH; HCl và BaCl2.

B. NaOH; Na2CO3 và Na2SO3.

C. H2SO4; NaHCO3 và AlCl3.

D. NaHSO4; HCl và AlCl3.

Câu 10: Cho các dung dịch muối Na2CO3 (1); NaNO3 (2); NaNO2 (3); NaCl (4); Na2SO4 (5); CH3COONa (6); NH4HSO4 (7); Na2S (8). Những dung dịch muối làm quỳ hoá xanh là

A. (1); (2); (3); (4).          

B. (1); (3); (5); (6).

C. (1); (3); (6); (8).          

D. (2); (5); (6); (7).

Xem thêm Chuyên đề Hóa học 11 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


chuyen-de-su-dien-li.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học