Trắc nghiệm Vật Lí 7 Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích (phần 2)



Trắc nghiệm Vật Lí 7 Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích (phần 2)

Câu 250: Chọn câu trả lời đúng

Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy chúng?Tại sao?

A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát

B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát

C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện

D. Đẩy, vì vụn giấy bị nhiễm điện

Câu 251: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào

A. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính

B. Vì cánh quạt có điện

C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện

D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện

Câu 252: Chọn câu giải thích đúng

Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi

A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước

B. Vì khăn vải khô không dính được các hạ bụi

C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải

D. Cả ba câu đều sai

Câu 253: Chọn câu trả lời đúng

Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?

A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện

B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện

C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện

D. Cả A và C đều đúng

Câu 254: Hai quả cầu A và B được đặt gần nhau bằng hai sợi chỉ, chúng hút nhau làm cho phương của hai sợi chỉ bị lệch như trên hình 7.1. Trường hợp nào sau đây là sai:

A. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện

B. Quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện

C. Quả cầu nhiễm điện dương, quả cầu A không nhiễm điên

D. Quả cầu B và quả cầu A đều nhiễm điện dương

Câu 255: Chọn câu giải thích đúng

Ở xứ lạnh vào mùa đông , một người đi tất(vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy gải thích vì sao?

A. Vì khi người đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện

B. Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa

C. Chỉ có câu A đúng

D. Cả hai câu A và B đều đúng

Câu 256: Chọn câu trả lời đúng

Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:

A. Màn hình đã bị nhiễm điện

B. Có sự phóng điện giữa tay và màn hình

C. Cả hai câu A và B đều đúng

D. Cả hai câu A và B đều sai

Câu 257: Chọn câu trả lời đúng

Đưa tay hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau

A. Chúng luôn hút nhau

B. Chúng luôn đẩy nhau

C. Chúng không hút và không đẩy nhau

D. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu

Câu 258: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Các vật nhiễm điện ………… thì đẩy nhau, ………….. thì hút nhau

A. Khác loại, cùng loại

B. Cùng loại, khác loại

C. Như nhau, khác nhau

D. Khác nhau, như nhau

Câu 259: Chọn câu sai

Các vật nhiễm……….. thì đẩy nhau.

A. Cùng điện tích dương

B. Cùng điện tích âm

C. Điện tích cùng loại

D. Điện tích khác nhau

Hướng dẫn giải và Đáp án

Câu 250:

Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút các mẩu giấy vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát

Đáp án: B

Câu 251:

Cánh quạt trong các quạt điện thường quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào, vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện, do đó hút được bụi

Đáp án: C

Câu 252:

Khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi, vì khăn vải kho làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải

Đáp án: C

Câu 253:

Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện, nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện

Đáp án: B

Câu 254:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 7

Hai quả cầu đó chỉ có khả năng:

   -nhiễm điện trái dấu

   -một quả nhiễm điện, một quả không nhiễm điện

   - Câu D sai

Đáp án: D

Câu 255:

Ở xứ lạnh, vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có các tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị điện giật. Nguyên nhân:

   -vì người khi đo trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện

   -do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa

Đáp án: D

Câu 256:

Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:

   -màn hình đã bị nhiễm điện

   -có sự phóng điện giữa tay và màn hình

Đáp án: C

Câu 257:

Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau, chúng có thể hút hoặc đẩy nhau tuy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu

Đáp án: D

Câu 258:

Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau

Đáp án: B

Câu 259:

Các vật nhiễm điện tích khác loại hì hút nhau => câu D sai

Đáp án: D

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học