Lý thuyết Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích



Lý thuyết Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích

1. Sự nhiễm điện do cọ xát

   Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác

   Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng phóng điện qua vật khác trong điều kiện thích hợp

2. Hai loại điện tích

   a. Hai loại điện tích

   - Có hai loại điện tích là: điện tích dương và điện tích âm

   - Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau,khác loại thì hút nhau

   b. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

   - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển dọng quanh hạt nhân

   - Tổng điện tích âm của các êlectron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện

   - Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác

   - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận hêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron

3. Bài tập bổ sung

Câu 1: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. Trời nắng.

B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.

C. Gió mạnh.

D. Không mưa, không nắng.

Câu 2: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì

A. trong bút đã có điện.

B. ngón tay chạm vào đầu bút.

C. mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát.

D. mảnh tôn nhiễm điện.

Câu 3: Chọn câu sai. Các vật nhiễm……….. thì đẩy nhau.

A. cùng điện tích dương.

B. cùng điện tích âm.

C. điện tích cùng loại.

D. điện tích khác nhau.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do

A. màn hình đã bị nhiễm điện.

B. có sự phóng điện giữa tay và màn hình.

C. Cả hai câu A và B đều đúng.

D. Cả hai câu A và B đều sai.

Câu 5: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng

A. đẩy các vật khác.

B. hút các vật khác.

C. vừa hút vừa đẩy các vật khác.

D. không hút, không đẩy các vật khác. 

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng. Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?

A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.

B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện.

C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 7: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:

A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.

B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.

C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.

D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.

Câu 8: Chọn câu giải thích đúng. Ở xứ lạnh vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy giải thích vì sao?

A. Vì khi người đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện.

B. Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa.

C. Chỉ có câu A đúng.

D. Cả hai câu A và B đều đúng.

Câu 9: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

A. cọ xát vật.

B. nhúng vật vào nước đá.

C. cho chạm vào nam châm.

D. nung nóng vật.

Câu 10: Chọn câu giải thích đúng. Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi?

A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước

B. Vì khăn vải khô không dính được các hạ bụi

C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải

D. Cả ba câu đều sai.

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học