Trắc nghiệm Vật Lí 7 Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện - Cường độ dòng điện (phần 3)



Trắc nghiệm Vật Lí 7 Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện - Cường độ dòng điện (phần 3)

Câu 389: Chọn câu trả lời đúng

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 7

Cho mạch điện như hình 11.13

A. Công tắc A ở vị trí 1, công tắc B ở vị trí 2: đèn sáng

B. Công tắc A ở vị trí 2, công tắc B ở vị trí 1: đèn sáng

C. Công tắc A ở vị trí 1, công tắc B ở vị trí 1: đèn sáng

D. Câu A và B đúng

Câu 390: Chọn câu trả lời đúng

Ampe kế là dụng cụ dùng để đo:

A. Tác dụng của dòng điện

B. Mức độ của dòng điện

C. Cường độ dòng điện

D. Khả năng của dòng điện

Câu 391: Chọn câu trả lời đúng

Số chỉ của ampe kế:

A. Cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện

B. Là giá trị của cường độ dòng điện

C. Cả hai câu A và B đều sai

D. Cả hai câu A và B đều đúng

Câu 392: Chọn câu trả lời đúng

Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của ampe kế khi vẽ sơ đồ mạch điện:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 7

Câu 393: Chọn câu sai

A. 1A = 1000mA   B. 1A = 103mA

C. 1mA = 103A   D. 1mA = 0,001 A

Câu 394:Chọn câu trả lời đúng

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 7

Trong sơ đồ thí nghiệm hình 11.14, đồng hồ đo được dùng để đo đại lượng nào?

A. Hiệu điện thế

B. Cường độ dòng điện

C. Cường độ điện trường

D. Cường độ từ trường

Câu 395: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Dòng điện chạy qua đèn có……………thì đèn…………….

A. Cường độ càng nhỏ, càng cháy sáng

B. Cường độ càng lớn, sáng càng yếu

C. Cường độ càng lớn, càng cháy sáng

D. Cường độ thay đổi, sáng như nhau

Câu 396: Chọn đáp số đúng

A. 1,25 A = 125 mA

B. 0,125A = 1250 mA

C. 125 mA = 0,125 A

D. 1250 mA = 12,5 A

Câu 397: Chọn câu trả lời đúng

Để đo cường độ dòng điện 15 mA, nên chọn Ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất?

A. 2 mA   B. 20 mA

C. 200 mA   D. 2 A

Câu 398: Chọn câu trả lời đúngv

Ở các chốt nối dây của ampe kế thường có ghi kí hiệu (+) và (-)

A. Kí hiệu (+) là nối với cực âm của nguồn điện

B. Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện

C. Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện

D. Câu B và C đúng

Hướng dẫn giải và Đáp án

Câu 389:

Trong mạch điện như hình 11.13, đèn sáng khi:

Công tắc A ở vị trí 1, công tắc B ở vị trí 2

Công tắc A ở vị trí 2, công tắc B ở vị trí 1

Đáp án: D

Câu 390:

Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện

Đáp án: C

Câu 391:

Số chỉ của ampe kế:

   -Cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện

   -Là giá trị của cường độ dòng điện

Đáp án: D

Câu 392:

Kí hiệu A là kí hiệu của ampe kế khi vẽ sơ đồ mạch điện

Đáp án: A

Câu 393:

1 mA = 0,001 A = 10-3A => câu sai C

Đáp án: C

Câu 394:

Trong sơ đồ thí nghiệm hình 11.14, đồng hồ đo được dùng để đo cường độ dòng điện

Đáp án: B

Câu 395:

Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng cháy sáng

Đáp án: C

Câu 396:

125 mA = 0,125 A

Đáp án: C

Câu 397:

Để đo cường độ dòng điện 15mA, nên chọn ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất là 20 mA

Đáp án: B

Câu 398:

Kí hiệu ở các chốt nối dây của ampe kế:

   -Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện

   -Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện

Đáp án: D

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học