Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 37 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Phần 4)
Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.
- Lý thuyết Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 37 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Phần 2)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Phần 3)
Câu 34: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đống đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Đáp án: D
Phát biểu không đúng là D.
Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể trong quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất, các cá thể sống bầy đàn, khi trú đông, ngủ đông, ...
Câu 35: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mật độ cá thể của quần thể là một đặc trưng luôn giữ ổn định.
B. Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn sống.
C. Tỉ lệ giới tính ở tất cả các quần thể luôn đảm bảo là 1 : 1.
D. Những cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh thường tăng trưởng theo đường cong S.
Đáp án: B
- Phát biểu đúng: Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn sống
- Phát biểu sai:
+ A sai vì mật độ cá thể của quần thể không ổn định
+ C sai vì tỉ lệ giới tính ở mỗi loài là khác nhau
+ D sai vì Những cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh thường tăng trưởng theo đường cong J
Câu 36: Nhân tố sinh thái nào khi tác động lên quần thể sẽ bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A. Ánh sáng B. Nhiệt độ
C. Nước D. Mối quan hệ kí sinh – vật chủ
Đáp án: D
Các nhân tố phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể là nhân tố hữu sinh: mối quan hệ giữa các cá thể
Câu 37: Phát biểu nào sau đây về tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể là không đúng?
A. Một số quần thể có thể không có nhóm tuổi sau sinh sản
B. quần thể sẽ bị tuyệt diệt nếu không có nhóm tuổi đang sinh sản
C. Cấu trúc tuổi của quần thể có thể thay đổi theo điều kiện môi trường.
D. Quần thể đang phát triển có nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi đang sinh sản
Đáp án: B
Phát biểu sai là B, quần thể sẽ bị tuyệt diệt nếu không có nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản
Câu 38: Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây/m2. Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
A. Tỷ lệ đực/cái B. Thành phần nhóm tuổi
C. Sự phân bố cá thể D. Mật độ cá thể
Đáp án: C
Sự phân bố cá thể của quần thể. Ở đây các cá thể phân bố tập trung nhiều ở bờ mương nơi có điều kiện thuận lợi và ít tập trung trong khu vực giữa ruộng.
Câu 39: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.
C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.
D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.
Đáp án: D
D đúng vì các điều kiện môi trường thay đổi theo chu kì mùa nên vào thời điểm có điều kiện môi trường thuận lợi thì trong quần thể có số lượng cá thể trước và sau sinh sản nhiều, khi điều kiện môi trường không thuận lợi thì trong quần thể chủ yếu là nhóm tuổi đang sinh sản, nhóm tuổi trước và sau sinh sản chiếm tỉ lệ ít. Ngoài ra loài có vùng phân bố càng rộng thì cấu trúc tuổi càng phức tạp do số lượng cá thể lớn và các cá thể trong quần thể có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái.
B sai vì đối với quần thể ổn định hay suy thoái thì nhóm tuổi sau sinh sản cũng ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản.
C sai vì các cá thể đang sinh sản sẽ tiếp tục sinh ra các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản. Ngoài ra quần thể này có thể đang bị biến động số lượng cá thể theo chu kì.
A sai vì có nhiều loài biến động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm. Ví dụ: các loài giáp xác vào ban đêm số lượng cá thể đang sinh sản nhiều, vào ban ngày số lượng cá thể sau sinh sản nhiều.
Câu 40: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,5 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 650 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 10%/năm. Trong điều kiện không có di – nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?
A. 30%. B. 20% C. 40%. D. 10%.
Đáp án: C
Ban đầu có số lượng cá thể là 1000 × 0,5 = 500 cá thể. Sau 1 năm, số lượng cá thể là 650. → Đã tăng 150 cá thể → Tỉ lệ tăng trưởng là 150 : 500 = 0,3 = 30%.
Mà tỉ lệ tăng trưởng = Sinh sản – Tử vong → Sinh sản = 30% + 10% = 40%.
Câu 41: Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa:
A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B. Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
C. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể.
D. Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú.
Đáp án: C
Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.
Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Ví dụ: Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,...
Câu 42: Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?
A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân tầng.
C. phân bố đồng đều. D. phân bố theo nhóm.
Đáp án: B
Trong quần thể, các cá thể phân bố ngẫu nhiên, đồng đều, hoặc theo nhóm.
Kiểu phân bố phân tầng là kiểu phân bố của các quần thể trong quần xã.
Câu 43: Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Quần thể | Tuổi trước sinh sản | Tuổi sinh sản | Tuổi sau sinh sản |
Số 1 | 40% | 40% | 20% |
Số 2 | 65% | 25% | 10% |
Số 3 | 16% | 39% | 45% |
Số 4 | 25% | 50% | 25% |
Theo suy luận lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái.
B. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định.
C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
D. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.
Đáp án: C
Để dự đoán xu hướng phát triển của quần thể, người ta so sánh tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
♦ Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
→ Quần thể ổn định.
♦ Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản.
→ Quần thể phát triển (tăng số lượng cá thể), cho nên sẽ tăng kích thước quần thể.
♦ Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
→ Quần thể suy thoái (mật độ cá thể đang giảm dần).
♦ Quần thể 4 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
→ Quần thể suy thoái.
Câu 44: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.
B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.
C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, tùy thời gian và điều kiện của môi trường sống.
D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì ổn định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường.
Đáp án: C
Xét các phát biểu của đề bài:
A sai. Các quần thể khác nhau của cùng một loài thường có kích thước khác nhau.
B sai. Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.
C đúng.
D sai. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.
Câu 45: Một quần thể của một loài có mật độ cá thể 15 con/ha. Nếu vùng phân bố của quần thê này rộng 600 ha thì số lượng cá thể của quân thể là
A. 9000 B. 400 C. 885 D. 6000
Đáp án: A
Số lượng cá thể của quần thể là: 15×600 = 9000 cá thể.
Câu 46: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Đáp án: A
Phát biểu I, II, IV đúng.
Quần thể có 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
I đúng vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ tử vong, sinh sản thay đổi làm cho thành phần nhóm tuổi thay đổi. Ví dụ khi điều kiện môi trường thuận lợi thì tỉ lệ sinh sản tăng làm tăng số lượng cá thể con non làm cho nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên.
III sai vì cấu trúc tuổi chỉ phản ánh số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi chứ không phản ánh kiểu gen.
IV đúng vì tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) (Phần 2)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) (Phần 3)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật (Phần 2)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều