Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 37 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Phần 3)



Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.

Câu 21: Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

A. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

D. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

Đáp án: B

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 22: Tuổi sinh lí là:

A. thời điểm có thể sinh sản.

B. thời gian sống thực tế của cá thể.

C. tuổi bình quân của quần thể.

D. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

Đáp án: D

Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

Câu 23: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

A. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.

B. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Đáp án: D

Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

A. Mật độ cá thể của quần thế tăng lên quá cao so với sức chứa của môi truờng sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

B. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

C. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống của quần thể

D. Mật độ cá thể của quần thể có khả năng thay đồi theo mùa, năm hoặc tuỳ điều kiện của môi trường

Đáp án: A

Phát biểu sai là A, mật độ quần thể tăng quá cao làm giảm sức sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Câu 25: Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
Số 1 150 149 120
Số 2 250 70 20
Số 3 50 120 155

Hãy chọn kết luận đúng.

A. Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá.

B. Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp.

C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.

D. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.

Đáp án: C

A. Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá → sai, đây là dạng quần thể suy thoái, số lượng cá giảm.

B. Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp → sai.

C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên → đúng, đây là dạng quần thể phát triển.

D. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất → sai, quần thể 3 có kích thước bé nhất.

Câu 26: Trong ba hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
Số 1 130 130 100
Số 2 250 70 20
Số 3 50 120 125

Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?

(1). Quần thể 1 có số lượng tháp tuổi ổn định. Vì vậy theo lý thuyết thì số lượng cá thể của quần thể 1 sẽ không thay đổi

(2). Quần thể 2 có dạng tháp tuổi phát triển. Vì vậy theo lý thuyết số lượng cá thể của quần thể tiếp tục tăng lên

(3). Quần thể 3 có dạng tháp tuổi suy thoái. Vì vậy theo lý thuyết số lượng cá thể của quần thể sẽ tiếp tục giảm xuống

(4). Nếu trong 3 quần thể trên có một quần thể đang bị khai thác quá mạnh thì đó là quần thể 2. Vì khi bị khai thác quá mạnh nó sẽ làm giảm tỉ lệ nhóm tuổi đang sinh sản và sau sinh sản

A. 3     B. 1     C. 4     D. 2

Đáp án: C

(1) đúng

(2) đúng

(3) đúng

(4) đúng

Câu 27: Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Một số nhận xét được đưa ra như sau:

I. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.

II. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

III. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

IV. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

A. 1.     B. 3.     C. 4     D. 2.

Đáp án: B

Nội dung I đúng.

Nội dung I đúng.

Nội dung II, III đúng.

Nội dung IV sai. Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiên sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt.

Câu 28: Tuổi thọ sinh thái được tính

A. Từ khi cá thể sinh ra cho đến khi bị chết vì già.

B. Từ khi cá thể sinh ra cho đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái.

C. Bằng tuổi trung bình của các cá thể già trong quần thể.

D. Bằng tuổi trung bình của các cá thể còn non trong quần thể.

Đáp án: B

Mỗi quần thể đặc trưng cấu trúc các nhóm tuổi riêng: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản.

Thành phần nhóm tuổi thay đổi từng loài và điều kiện sống của môi trường.

+ Tuổi sinh lí là thời gian sống theo lý thuyết

+ Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế từ khi cá thể sinh ra cho tới khi chết vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

+ Tuổi quần thể là tuổi thọ bình quân của các cá thể trong quần thể.

Câu 29: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Đáp án: D

Câu 30: Khi nói về nhóm tuổi, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Việc nghiên cứu nhóm tuổi cho phép ta đánh giá tiềm năng của quần thể sinh vật.

B. Khi nguồn sống giảm, số cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình có xu hướng giảm mạnh.

C. Dựa vào tuổi sinh lí để xây dựng tháp tuổi.

D. Cấu trúc tuổi của quần thể chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của loài sinh vật.

Đáp án: A

Phát biểu đúng là: A

B sai vì khi nguồn sống giảm, các cá thể non và già có xu hướng chết trước, các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình còn tồn tại nhiều hơn.

C sai, người ta không dựa vào tuổi sinh lý khi xây dựng tháp tuổi.

D sai cấu trúc tuổi còn phụ thuộc vào môi trường vì môi trường càng thuận lợi, cá thể càng có thể đạt đến gần hơn tuổi sinh lí của mình.

Câu 31: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?

A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.

B. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng.

C. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ

D. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới

Đáp án: D

Ví dụ về phân bố ngẫu nhiên là D.

Ý A sai vì: các cây thông trong rừng thông là phân bố đồng đều.

Ý B sai vì cả 3 ví dụ đều là phân bố theo nhóm.

Ý C sai vì đây là ví dụ về phân bố đồng đều.

Câu 32: Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Tuổi của quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể

B. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái

C. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật

D. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già

Đáp án: C

Câu 33: Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới:

A. Có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể thấp

B. Có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể cao

C. Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể thấp

D. Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể cao

Đáp án: D

Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới là: Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể cao. Do ở rừng mưa nhiệt đới, tập trung đông đúc các loài sinh vật  xảy ra sự cạnh tranh gay gắt  thu hẹp ổ sinh thái và tăng cao mật độ quần thể.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học