Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Với câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 3 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3.
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3: Điều hoà biểu hiện gene
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3: Điều hoà biểu hiện gene
(Cánh diều) Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa biểu hiện gene
Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen (sách cũ)
Câu 1: Sự điều hòa hoạt động của gen tổng hợp enzim phân giải lactozo của vi khuẩn E. coli diễn ra ở cấp độ nào?
A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã.
B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã.
C. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.
D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau phiên mã.
Đáp án: C
Câu 2: Mối tương quan giữa protein ức chế với vùng vận hành O được thể hiện như thế nào?
A. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
B. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, không diễn ra sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
C. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, enzim phiên mã có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã nhóm gen cấu trúc.
D. Khi môi trường có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
Đáp án: A
Câu 3: Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì
A. tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động
B. tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng loạy hoạt động, có khi đồng loạt dừng
C. chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động
D. phần lớn các gen trong tế bào hoạt động
Đáp án: C
Câu 4: Trình tự các thành phần cấu tạo của một operon là
A. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc.
B. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc.
C. nhóm gen cấu trúc – vùng vận hành – vùng khởi động.
D. nhóm gen cấu trúc – vùng khởi động – vùng vận hành.
Đáp án: B
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân thực?
A. Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
B. Phần lớn các trình tự nucleotit trên ADN được mã hóa thành các thông tin di truyền.
C. Phần ADN không mã hóa thì đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
D. Có nhiều mức điều hòa, qua nhiều giai đoạn: từ nhiễm sắc thể (NST) tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã.
Đáp án: B
Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có laztozo?
A. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
Đáp án: B
Câu 7: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là
A. mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
B. nơi gắn vào của protein ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên vùng vận hành.
D. mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên vùng khởi động.
Đáp án: C
Câu 8: Trình tự nucleotit đặc biệt của một operon nơi enzim ARN polimeraza bám vào khởi động quá trình phiên mã các gen cấu trúc được gọi là:
A. tổng hợp protein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
C. tổng hợp protein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.
D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phan ứng phân giải đường lactozo.
Đáp án: A
Câu 9: Xét một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.
(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.
(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.
(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.
Những giải thích đúng là:
A. (2) và (4)
B. (1), (2) và (3)
C. (2) và (3)
D. (2), (3) và (4)
Đáp án: C
Câu 10: Vai trò của lactozo trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli là
A. liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành, tạo điều kiện cho ARN polimeraza hoạt động.
B. gắn vào trình tự vận hành operator để khởi đầu quá trình phiên mã ở gen điều hòa.
C. hoạt hóa trình tự khởi động promoter để thực hiện quá trình phiên mã ở gen điều hòa.
D. ức chế gen điều hòa và cản trở quá trình phiên mã của gen này để tạo ra protein điều hòa.
Đáp án: A
Câu 11: Ở vi khuẩn E. coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac, kết luận nào sau đây đúng?
A. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau.
B. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
C. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.
D. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau.
Đáp án: B
Giải thích :
Do các gen nằm trong cùng một operon thì cùng chung một cơ thể điều hòa nên khi nhân đôi được thực hiện với số lần như nhau, hay khi phiên mã thì phiên mã cả cụm gen đó nên số lần phiên mã cũng bằng nhau.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4: Đột biến gen
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4: Đột biến gen (Phần 2)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4: Đột biến gen (Phần 3)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4: Đột biến gen (Phần 4)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều