Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 3 (có đáp án): Điều hòa hoạt động gen (phần 2)
Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.
Câu 11: Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
- Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này qui định tổng hợp bị mất chức năng
- Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này qui định tổng hợp bị mất chức năng
- Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y làm cho phân tử prôtêin do gen này qui định tổng hợp bị mất chức năng
- Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này qui định tổng hợp bị mất chức năng
- Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã
- Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operan làm cho vùng này bị mất chức năng.
Khi môi trường có đường lactozo, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Đáp án: C
- Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operan làm cho vùng này bị mất chức năng. → Z, Y, A không phiên mã do vùng P đột biến làm enzim ARN – pol không bám vào được nên không phiên mã được.
Câu 12: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
B. Khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã với số lần bằng nhau.
C. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. Khi môi trường không có lactozo thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
Đáp án: B
A. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. → sai, gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac
B. Khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã với số lần bằng nhau. → đúng
C. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. → sai, vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. Khi môi trường không có lactozo thì gen điều hòa (R) không phiên mã. → sai, gen điều hòa luôn phiên mã kể cả khi môi trường có hay không có lactozo.
Câu 13: Cho các nhận định sau:
I. Mạch gốc là mạch mang thông tin di truyền
II. Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong quá trình dịch mã
III. Sự điều hòa hoạt động của gen chỉ xảy ra ở cấp độ phiên mã
IV. Quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực xảy ra đồng thời
Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định trên?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Đáp án: D
Nội dung 1 đúng.
Nội dung 2 sai. Nguyên tắc bổ sung trong dịch mã thể hiện giữa các nu trên tARN với các nu trên mARN.
Nội dung 3 sai. Điều hòa hoạt động gen xảy ra ở nhiều mức độ.
Nội dung 4 sai. Ở sinh vật nhân chuẩn, quá trình phiên mã xảy ra trong nhân, dịch mã xảy ra ở tế bào chất và không diễn ra đồng thời.
Câu 14: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
C. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
D. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Đáp án: D
Câu 15: Cơ chế điều hoà hoạt động của gen đã được phát hiện ở:
A. Vi khuẩn E.coli. B. Người.
C. Ruồi giấm. D. Đậu Hà Lan.
Đáp án: A
Câu 16: Cho các phát biểu sau
I. Gen có nhiều loại như gen điều hòa, gen cấu trúc,...trong đó các gen điều hòa là gen quy định các cơ quan có chức năng điều hòa các hoạt động của cơ thể.
II. Quá trình nhân đôi ADN tuân theo 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
III. Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 5'-3' có vai trò như giá đỡ phức hợp codon-anticodon.
IV. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu là điều hòa phiên mã.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Đáp án: A
Phát biểu 1 sai vì gen có nhiều loại gen như gen cấu trúc, gen điều hòa...Trong đó, gen cấu trúc là gen quy định các cơ quan có chức năng điều hòa các hoạt động của cơ thể. Gen điều hòa là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác chứ không phải gen điều hòa là gen quy định các cơ quan có chức năng điều hòa các hoạt động của cơ thể.
Phát biểu 2 đúng vì quá trình nhân đôi ADN tuân theo 2 nguyên tắc:
+ Nguyên tắc bổ sung: Enzim ADN polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong đó A luôn liên kết với T và G luôn liên kết với X.
+ Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mạch mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
Phát biểu 3 đúng vì mARN có chiều từ 5' → 3', do vậy riboxom dịch chuyển trên mARN cũng theo chiều 5' → 3', riboxom có vai trò như giá đỡ phức hợp codon-acticodon. Mỗi riboxom gồm có 2 tiểu phần. Hai tiểu phần này bình thường nằm tách riêng nhau. Khi có mặt mARN, chúng liên kết vào một đầu của mARN tại vị trí codon mở đầu (mã mở đầu) và quá trình dịch mã được bắt đầu. Trên riboxom có 2 vị trí là vị trí peptit (P) và vị trí amin (A). Mỗi vị trí tương ứng với một bộ ba.
Phát biểu 4 đúng vì theo Jacop và Mono, điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở mức độ phiên mã, còn điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như điều hòa phiên mã (điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào), điều hòa dịch mã (điều hòa lượng protein tạo ra), điều hòa sau dịch mã (làm biến đổi protein sau khi được tổng hợp để có thể thực hiện được chức năng nhất định)...
Câu 17: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch pôlinuclêôtit luôn được kéo dài theo chiều 5'→3'.
II. Các gen trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
III. Trong operon Lac, các gen Z, Y, A có số lần phiên mã bằng nhau.
IV. Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra đồng thời.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
- II sai. Gen trong tế bài chất (ở bào quan ti thể, lục lạp) nhân đôi độc lập với ADN ở trong nhân cho nên số lần nhân đôi của ADN trong nhân thường ít hơn số lần nhân đôi của ADN trong tế bào chất.
- III đúng vì các gen Z, Y, A có chung một cơ chế điều hòa cho nên luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 18: Vùng khởi động (vùng P hay promotor) của Operon là
A. nơi ARN polymerase bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
B. vùng mã hóa cho prôtêin trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.
C. vùng gen mã hóa prôtêin ức chế.
D. trình tự nuclêôtit đặc biệt, nơi liên kết của protein ức chế.
Đáp án: A
Câu 19: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Vùng khởi động của gen điều hòa.
B. Gen Y của opêron.
C. Vùng vận hành của opêron.
D. Gen Z của opêron.
Đáp án: A
Câu 20: Cho một số phát biểu sau về cảc gen trong operon Lac ở E. Coli:
I. Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.
II. Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.
III. Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.
IV. Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Đáp án: A
Nội dung I đúng. Mỗi gen trong Operon mã hóa cho một chuỗi polipeptit khác nhau.
Nội dung II sai. Các gen trong Operon phiên mã tạo ra 1 mARN dùng chung cho các gen.
Nội dung III đúng. Vì các gen phiên mã tạo thành một mARN chung cho các gen nên có số lần phiên mã và số lần nhân đôi bằng nhau.
Nội dung IV đúng. Ở sinh vật nhân sơ, chưa có cấu trúc nhân nên mọi hoạt động phiên mã, dịch mã, nhân đôi ADN đều diễn ra ở tế bào chất.
Câu 21: Cho các hiện tượng sau:
I. Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.
II. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac.
III. Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.
IV. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.
Trong các trường hợp trên, khi môi trường không có đường lactozơ có bao nhiêu trường hợp Opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã?
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Đáp án: A
Trong cơ chế điều hòa Operol Lac: khi môi trường không có Lactozo, Protein ức chế sẽ bám vào vùng vận hành O làm ngăn cản quá trình phiên mã.
Tuy nhiên có một số trường hợp, khi không có đường Lactozo thì operol lac vẫn thực hiện phiên mã:
+ Gen điều hòa của Operol bị đột biến → protein ức chế bị biến đổi mất cấu trúc không gian → không gắn vào vùng O được.
+ Vùng vận hành (O) của operol Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không có khả năng gắn kết với protein ức chế → ARN pol vẫn trượt qua và phiên mã.
+ Vùng khởi động của gen điều hòa R bị đột biến → không có khả năng tổng hợp nên protein ức chế → không thể ngăn cản sự phiên mã.
Câu 22: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Đáp án: B
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, khi môi trường có hay không có lactozo thì gen điều hòa R luôn tổng hợp protein ức chế → Đáp án B
A – Sai. Vì khi môi trường có lactozo thì một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
C – Sai. Vì khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A mới phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D – Sai. Vì ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã khi môi trường có lactozo.
Câu 23: Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây. Khi môi trường có đường lactôzơ, các gen cấu trúc Z, Y, A ở chủng nào sau đây vẫn không phiên mã?
A. Chủng bị đột biến ở gen Y nhưng không làm thay đổi cấu trúc của phân tử protein do gen này quy định tổng hợp.
B. Chủng bị đột biến ở vùng khởi động (P) của opêron Lac làm cho vùng P không liên kết được với ARN polimeraza.
C. Chủng bị đột biến ở gen Z làm cho phân tử mARN của gen này mất khả năng dịch mã.
D. Chủng bị đột biến ở gen A làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein do gen này quy định tổng hợp.
Đáp án: B
Khi Chủng bị đột biến ở vùng khởi động (P) của opêron Lac làm cho vùng P không liên kết được với ARN polimeraza → Không có enzim thực hiện phiên mã → Quá trình phiên mã không diễn ra.
Câu 24: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E. coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 20 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Môi trường sống không có lactôzơ.
B. Gen A phiên mã 10 lần.
C. Gen điều hòa nhân đôi 2 lần.
D. Gen Y phiên mã 20 lần.
Đáp án: D
Các gen cấu trúc Z, Y, A có chung một vùng điều hòa nên số lần phiên mã của các gen này bằng nhau. Vậy gen Z phiên mã 20 lần thì gen Y và gen A cũng phiên mã 20 lần → B sai, D đúng.
Gen Z và gen điều hòa cùng thuộc 1 NST nên số lần nhân đôi của các gen Z, Y, A và gen điều hòa là giống nhau → C sai.
Câu 25: Theo mô hình operon Lac, vì sao protein ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactozo làm mất cấu hình không gian của nó
B. Vì protein ức chế bị phân hủy khi có lactozo
C. Vì lactozo làm gen điều hòa không hoạt động
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hòa bị bất hoạt
Đáp án: A
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4: Đột biến gen
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4: Đột biến gen (Phần 2)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4: Đột biến gen (Phần 3)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 4: Đột biến gen (Phần 4)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều