75 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 có đáp án (sách mới)



Với 75 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh 12 Bài 11.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen (sách cũ)

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây về quy luật hoán vị gen là không đúng?

A. Làm xuất hiện các tổ hợp gen mới từ sự đổi chỗ giữa các alen nằm trên các NST khác nhau của cặp tương đồng.

B. Trên cùng một NST, các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng bé và ngược lại

C. Do xu hướng chủ yếu của các gen là liên kết nên trong giảm phân tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

D. Cơ sở tế bào học của quy luật hoán vị gen là hiện tượng trao đổi chéo giữa các cromatit của cặp NST tương đồng xảy ra trong quá trình giảm phân I.

Đáp án: B

Câu 12: Một cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de. Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả 2 cặp NST tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?

A. 9        B. 4

C. 8        D. 16

Đáp án: C

AB//ab tự thụ cho 10 kiểu gen vì có xảy ra hoán vị gen nên tạo ra đủ 4 loại giao tử

Tương tự: DE//de tự thụ cho 10 kiểu gen

⇒ Số kiểu gen tối đa tạo ra ở thế hệ sau là 10 x 10 = 100 kiểu gen

Câu 13: Một cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de. Nếu xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân ở cả 2 cặp NST tương đồng thì qua thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?

A. 81        B. 10

C. 100        D. 16

Đáp án: C

Giải thích :

AB//ab DE//de x AB//ab DE//de = (AB//ab x AB//ab) (DE//de x DE//de) = 10 x 10 = 100 loại kiểu gen (vì khi có hoán vị gen, mỗi phép lai thành phần trên đều cho 10 loại kiểu gen ở đời con).

Câu 14: Trong quá trình giảm phân của 2 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB//ab đều xảy ra hoán vị giữa alen B và b. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của 2 tế bào trên là

A. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen

B. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1

C. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen

D. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

Đáp án: D

Câu 15: Một cá thể có kiểu gen Aa Bd//bD, tần số hoán vị gen giữa hai alen B và b là 20%. Tỉ lệ giao tử a BD là

A. 20%        B. 5%

C. 15%        D. 10%

Đáp án: B

Giải thích :

f = 20% → BD = 10% → Tỉ lệ BD = 50% a x 10% BD = 5%.

Câu 16: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa Bd//bD không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:

A. ABd, abD, aBd, AbD hoặc ABd, Abd, aBD, abD

B. ABd, aBD, abD, Abd hoặc ABd, aBD, AbD, abd

C. ABd, abD, ABD, abd hoặc aBd, aBD, AbD, Abd

D. ABD, abd, aBD, Abd hoặc aBd, abd, aBD, AbD

Đáp án: C

Câu 17: Hai tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen Aa BD//bd XMXm giảm phân bình thường, xảy ra hoán vị gen ở 1 trong 2 tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là:

A. 32        B. 4

C. 6        D. 8

Đáp án: C

Giải thích :

Tế bào sinh tinh có hoán vị gen cho tối đa 4 loại tinh trùng ; tế bào sinh tinh không có hoán vị gen cho tối đa 2 loại → 2 tế bào cho tối đa 6 loại tinh trùng.

Câu 18: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AD//ad đã xảy ra hoán vị gen giữa alen D và d với tần số 16%. Tính theo lí thuyết cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa D và d là

A. 160        B. 320

C. 840        D. 680

Đáp án: D

Giải thích :

Mỗi tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân có hoán vị gen tạo ra 50% số loại giao tử hoán vị, 50% giao tử bình thường → số tế bào sinh tinh xảy ra hoán vị gen = 2f = 32% → Số tế bào sinh tinh không xảy ra hoán vị gen = 68% x 1000 = 680.

Câu 19: Ở một loài thực vật, A : thân cao, a : thân thấp; B : quả đỏ, b : quả vàng. Cho cá thể Ab//aB (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả 2 giới) tự thụ phấn. Tỉ lệ loại kiểu gen Ab//aB được hình thành ở F1

A. 16%        B. 32%

C. 24%        D. 51%

Đáp án: B

Giải thích :

f = 20% → Ab = aB = 40% → Loại kiểu gen Ab//aB ở F1 chiếm 2 x 0,4Ab x 0,4aB = 0,32 = 32%.

Câu 20: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?

(1) F2 có 9 loại kiểu gen.

(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.

(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

A. 2        B. 3

C. 1        D. 4

Đáp án: A

Giải thích :

– Pt/c, F1 100% đỏ, tròn → đỏ, tròn trội hoàn toàn so với vàng, bầu ; F1 dị hợp về 2 cặp gen (AB//ab) → F1 x F1 → F2 có 10 loại kiểu gen (hoán vị 2 bên) → (1) sai.

- (2) đúng, có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình đỏ, tròn là: AB//AB, AB//Ab, AB//aB, AB//ab, Ab//aB.

- F2: đỏ, bầu (A-bb) = 9% → aabb = 25% - 9% = 16% → ab = 0,4 = AB ;

Ab = aB = 0,1 → Ở F2, tỉ lệ kiểu gen giống F1 = 2 x 0,4AB x 0,4ab = 0,32 → (3) sai.

- f = Ab + aB = 0,2 → (4) đúng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học